Thảo luận:Cối xay (cờ vua)

Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Cyborg002

Nước đi như thế này gọi là chiếu rút nhằm bắt tối đa lượng các quân của đối phương nằm trong phạm vi các nước đi hợp lệ của quân được rút đi mà không làm suy yếu thế cờ của mình, đồng thời để lộ ra nước chiếu của một quân khác mà vua (hay tướng trong cờ tướng) không ăn được quân đó, sau đó lại dùng quân đã chuyển đi kia để thực hiện nước chiếu lại thông thường mà vua (tướng) cũng không thể ăn được nó và chỉ có thể di chuyển sang vị trí khác (bị chiếu lại ngay sau đó) cho tới khi khả năng tiêu hao lực lượng của đối phương đã cạn kiệt. Gọi là cối xay gió nghe buồn cười quá. Chẳng hiểu người viết/dịch bài này đã từng chơi cờ vua hay cờ tướng chưa. 123.24.252.170 (thảo luận) 15:00, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đây là một chiến thuật trong cờ vua, nếu bạn không tin thì xem bài wiki tiếng Anh là biết. Còn tôi có tài liệu cờ vua của một tác giả uy tín là Lương Trọng Minh, trong đó cũng có đề cập đến chiến thuật này. Cuối cùng, tôi khuyên bạn nên xem xét kỹ một vấn đề trước khi đem ra bàn luận, hay là "nên xem lại mình trước", thân. Cyborg002 (thảo luận) 15:05, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Thay vì đề cập ông này ông kia, tốt nhất bạn nên tham dự những trận chiến cờ tướng ngoài vỉa hè (hoặc chỉ cần ngồi xem nếu không muốn chơi/không thể chơi) để biết thêm thuật ngữ của dân chơi cờ tướng. Nhiều cao nhân ngồi đó lắm và bạn có thể học hỏi rất nhiều điều, từ các thuật ngữ nhà cờ, chơi cờ úp (các quân giấu mặt cho tới khi thực hiện nước đi) tới giải cờ thế để kiếm tiền (nếu có thể) v.v.. Cờ vua với cờ tướng thực ra không khác nhau nhiều lắm và thuật ngữ của chúng về cơ bản giống nhau, nhưng cờ tướng phổ biến ở Việt Nam hơn rất nhiều và để phổ biến một thuật ngữ cờ nào thì nên tốt nhất xem ở ngoài đường người ta gọi thuật ngữ ấy như thế nào (trong luật cờ tướng cũng có định nghĩa nhưng không đủ). Thay vì pat, mat, cối xay gió v.v. là những thuật ngữ có thể nói là quá kì dị, quá khó hiểu với đa số người chơi cờ thì tại sao không dùng hết nước đi, chiếu hết (hoặc chiếu bí), chiếu rút v.v.. Lương Trọng Minh tốt nghiệp đại học ở Liên Xô năm 1985 nên có lẽ ông chỉ chơi cờ vua và biết các thuật ngữ bằng tiếng Nga mà chưa bao giờ chơi cờ tướng nên không biết/không cần biết dân chơi cờ tướng gọi nó là gì. Do đó, việc không biết thuật ngữ cờ tướng [dân dã] của người Việt là điều dễ hiểu. Những gì người Anh gọi là wind mill, người Nga gọi là мельница và LTM dịch thành cối xay gió mà đem ra nói cho dân chơi cờ tướng thì xin lỗi họ chẳng cần biết/chẳng thể biết nó là cái gì đâu. 123.24.252.170 (thảo luận) 15:38, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Đồng ý với IP 123.24.252.17. Không thể cứ dịch sát nghĩa 1 cụm từ tiếng Anh rồi gán thành từ ngữ chung được, trong khi ở VN, người ta đã thường dùng cụm từ khác.--109.91.39.159 (thảo luận) 15:42, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Trước hết, tôi thấy bạn cứ nói đến cờ tướng là sao nhỉ, đây là cờ vua, và xin bạn đừng nghĩ là cái gì nó cũng giống nhau nhé. Tiếp theo, Wikipedia là bách khoa toàn thư, ngôn ngữ của nó không thể là kiểu ngôn ngữ "vỉa hè", mà phải là ngôn ngữ chuyên ngành. Bạn xem những chủ đề khác, người ta toàn dùng thuật ngữ chuyên ngành. Nếu người đọc không am hiểu về một lĩnh vực, về những thuật ngữ, thì họ có thể xem thêm bài viết về những thuật ngữ đó. Với chủ đề này thì những bài viết về thuật ngữ chuyên môn chưa có. Tôi thấy bạn chỉ là một người chơi cờ "bình thường", như rất nhiều người khác, không cần biết đến các kiến thức về cờ vua. Nếu đã không cần biết như vậy thì tốt nhất là không cần đọc và cũng chẳng cần quan tâm làm gì. Cuối cùng xin nhắc lại, làm ơn phân biệt cờ vua và cờ tướng, đừng thấy có vẻ giống nhau mà đánh đồng làm một.Cyborg002 (thảo luận) 16:37, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Xin lỗi bạn, tôi biết đánh cờ vua/cờ tướng trước ông LTM của bạn đấy và tôi cũng từng là thành viên trong đội tuyển cờ vua của trường đại học ở Liên Xô cũ mà tôi theo học. Như tôi biết LTM chỉ chơi cờ vua từ khi sang Liên Xô học (có lẽ là cựu sinh viên trường MADI), tốt nghiệp năm 1985 thì chắc không thể nhập trường trước 1979-1980 nhé. 123.24.252.170 (thảo luận) 16:50, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Đầu tiên một lần nữa tôi mong bạn dừng đề cập đến cờ tướng ở đây đi. Thứ hai việc bạn có học trước LTM, hay bạn là thành viên của đội tuyển cờ vua Liên Xô, thậm chí bạn có xếp hạng kỳ thủ số một thế giới đi chăng nữa, hay vân vân... ,cũng chẳng liên quan gì đến vấn đề mà chúng ta đang thảo luận. Cám ơn bạn đã cho tôi một thông tin thú vị về cá nhân bạn, có điều tôi hơi bất ngờ về việc một thành viên trong đội tuyển cờ vua của trường đại học ở Liên Xô cũ lại không biết đến những thuật ngữ cờ vua cơ bản. Tôi mong bạn nên tìm hiểu thêm qua những tài liệu về cờ vua, hoặc ngay trên wiki tiếng Anh. Ngoài lề chút về Lương Trọng Minh, ông là người Việt Nam đầu tiên được Liên đoàn Cờ vua Thế giới (FIDE) chính thức công nhận là huấn luyện viên đẳng cấp quốc tế, đó là một thông tin ở bìa sau cuốn sách của tôi.Cyborg002 (thảo luận) 17:04, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bạn biết tôi là ai à mà chắc chắn 100% là tôi không biết các thuật ngữ cờ vua??. Thuật ngữ cờ vua Việt Nam ở đâu ra? Chắc chắn dịch từ các tài liệu nước ngoài (có lẽ chủ yếu từ Liên Xô cũ, do môn cờ vua chưa phổ biến lâu ở Việt Nam và Liên Xô cũ là cái nôi của nhiều nhà vô địch cờ vua thế giới, nơi nhiều du học sinh Việt Nam hiện còn sống đã từng tu nghiệp), nhưng cho dù người dịch có là ai đi chăng nữa thì cũng phải hiểu một điều là nên dùng những gì mà dân chơi cờ nói chung đều có thể hiểu ngay mà không cần phải diễn giải nhiều, trừ những thuật ngữ nào chỉ có ở bộ môn cờ này mà không có ở bộ môn cờ kia. 123.24.252.170 (thảo luận) 17:16, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Việc tôi khẳng định bạn không biết đến các thuật ngữ cờ vua đâu phải căn cứ vào việc bạn là ai, mà qua những lời nói của bạn từ đầu đến giờ. Và tôi đâu có phải chỉ dựa vào tài liệu của Lương Trọng Minh, tôi luôn tham khảo các nguồn khác trên mạng, đắn đo suy nghĩ về tên các thuật ngữ liệu đã ổn hay chưa. Bạn nói: Dân chơi cờ, là những "chuyên gia" ngoài vỉa hè đó à, hay là những kỳ thủ, những huấn luyện viên, những người được đào tạo về cờ vua. Bạn xem lại xem bên nào "chất" hơn.Cyborg002 (thảo luận) 17:23, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Những gì tôi đã phát biểu từ đầu tới giờ nên để những người khác phán xét thì tốt hơn. Bạn có chắc chắn 100% là "dân chơi vỉa hè" không đả bại được các "kỳ thủ" hay các "huấn luyện viên" đạo mạo không. Tôi thì không cho là như vậy đâu. Môn cờ nào cũng xuất phát từ trò chơi dân dã mà phát triển lên, chứ chưa có tài liệu nào cho thấy cờ vua hay cờ tướng là do ông vua/bà chúa nào nghĩ ra đâu. Với thái độ coi thường đối thủ như vậy, tôi dám chắc bạn rất khó thắng trong các ván cờ mà bạn chơi, trừ khi đối thủ của bạn quá yếu. Nguyên tắc số 1 của bất kỳ môn cờ/bộ môn thể thao nào là tôn trọng đối thủ, cho dù là họ là ai. 123.24.252.170 (thảo luận) 17:36, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Trước tiên là bạn đã dần lạc đề một chút rồi, thôi thì tôi ngoài lề một tẹo vậy. Tôi coi thường đối thủ, tôi rất khó thắng trong những ván cờ mà tôi chơi. Hì tôi rất ít khi chơi, mà nếu có chơi thì tôi cũng chỉ chơi với máy tính, vì những người bạn của tôi chẳng ai hứng thú với trò chơi này, và tôi chơi rất kém, toàn thua thôi, thế nên chẳng cần biết tôi có coi thường đối thủ hay không đâu nhỉ, vì kết quả vẫn là thua. Đầu tiên, "dân chơi vỉa hè" như bạn nói, nếu "mạnh" như vậy, có vai trò quan trọng như vậy, sao không đi thi đấu quốc tế, sao không thấy "tiếng tăm" gì, không có "tầm ảnh hưởng" bao trùm lên trò chơi, để từ đó xây dựng nên một hệ thống kiến thức lý thuyết. Ý của bạn là những thông tin bách khoa ở đây phải đến từ những ông vỉa hè đó. Tập trung vào vấn đề, ta đang bàn đến các thuật ngữ cờ vua cơ mà. Bạn có thể tìm cho tôi một nguồn đáng tin cậy từ những ông vỉa hè đó không, chúng ta sẽ đồng thuận thay đổi. Tôi thấy chúng ta có vẻ lạc sang cờ tướng nhiều quá, vì theo tôi biết thì cờ vua có mấy ai chơi ngoài đường. Cyborg002 (thảo luận) 17:52, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Có lẽ tôi phải tạm dừng cuộc thảo luận ở đây, tôi sống ở Việt Nam, và giờ thì đã muộn rồi. Cám ơn bạn về buổi trò chuyện, nếu có gì khi khác ta lại tiếp tục. (À mà tôi không coi thường mấy người chơi cờ như bạn nói đâu nhé, tôi chỉ đánh giá họ thấp hơn những kỳ thủ chuyên nghiệp thồi (cờ vua nhé), bạn tin hay không thì tùy :D)Cyborg002 (thảo luận) 18:14, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chào hai bạn 123.24.252.170Cyborg002, và xin lạm bàn một chút tại đây. Tôi sẽ ko nói đến chuyện cờ vua cờ tướng; kỳ thủ được đào tạo chuyên nghiệp và đấu giải hay những người bày bàn cờ trong những môi trường bình dân; bạn nào chơi cờ sớm hơn bạn nào v.v., vì suy cho cùng tất cả đều có những điểm chung nào đó (chuyện hai bạn thảo luận tại đây tức là ít nhiều đã có điểm chung rồi). Thảo luận của hai bạn chủ yếu xoay quanh độ vênh giữa ngôn ngữ bình dân, khẩu ngữ, tiếng lóng (ko nên nói là "ngôn ngữ vỉa hè" với hàm nghĩa tiêu cực) và ngôn ngữ đã được chuẩn mực hóa trong văn bản, hay thuật ngữ chuyên ngành (cũng ko nên coi nó là một tháp ngà nơi chỉ dành cho thiểu số). Cũng có thể khái niệm "cối xay gió" hay 'đòn cối xay" nguyên nghĩa ban đầu là từ ngôn ngữ bình dân (tiếng lóng?) từ lâu đời, nhưng dần dần được chấp nhận và chuẩn hóa thành thuật ngữ chuyên ngành cờ vua khi xuất bản sách về lĩnh vực này trở nên phát triển. Tuy nhiên chúng ta ko tầm nguyên được xuất xứ thuật ngữ, dù điều này cũng có thể là một thông tin hay. Sách dạy cờ vua cấp độ nâng cao 1 dành cho các bé lứa tuổi U6 nơi trẻ con nhà tôi đang theo học do các thầy cô tự biên soạn, đã ghi thuật ngữ "đòn cối xay" (và các chiến thuật khác, chẳng hạn "đòn tia röntgen"). Dĩ nhiên, tôi nói điều này chỉ ý khái niệm đã được người tiếp xúc với cờ vua từ rất sớm biết đến, chứ sách là nguồn tự xuất bản nên ko dùng cho Wiki được. Trong trường hợp của 2 bạn đây, sách của Lương Trọng Minh có lẽ là một ý tốt.

Những gì có thể đưa vào Wikipedia là thông tin kiểm chứng được (tức có tài liệu nói về nó), chứ ko nhất thiết phải đúng (tức nằm trong nẻo nhị nguyên phân biệt đúng sai mà mọi người dùng để để bộc lộ chính kiến) (Xem Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được).

Ngoại đề với Cyborg002: cu cậu nhà tôi nhìn 2 cái ảnh trong bài, kêu "dễ ợt", tôi phải stop ngay "ko chủ quan". Nhưng chàng ta phân tích thế trong có mấy giây mà tôi nghe ù cả tai. Nghe nói bạn cũng hay chơi online, dạo này tôi cho cu cậu nhà tôi (vốn đã nghỉ hè) rèn thêm trên lichess.org, ko rõ bạn có thi thoảng chơi ở đây ko? Việt Hà (thảo luận) 01:18, ngày 28 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chào Việt Hà, theo bạn, ngôn ngữ bình dân hay ngôn ngữ chuyên ngành, cái nào phù hợp hơn với Wikipedia. Cờ vua là hẳn một lĩnh vực được nghiên cứu, xây dựng nên một hệ thống kiến thức khoa học. Trước hết là tôi phản đối việc dùng ngôn ngữ "bình dân" ở đây, trong khi lĩnh vực này đã có cả một hệ thống thuật ngữ chuyên môn. Bây giờ giữa một kỳ thủ hay huấn luyện viên cờ vua hàng đầu với một người chơi "bình dân", thông tin của ai đáng tin cậy hơn. Còn nữa, những thuật ngữ "bình dân" liệu đếm trên đầu ngón tay được bao nhiêu thuật ngữ. Nếu như vậy chẳng lẽ tôi cứ phải để nguyên một đống từ tiếng Anh, và những chuyên gia có đọc được bài viết họ sẽ cười vào mặt người viết bài, rằng là kiến thức hạn chế, rồi là sử dụng ngôn từ sai lệch, hay là bài viết trên cái gọi là "Bách khoa toàn thư" này tệ đến vậy sao. Về thảo luận với IP trên, chỉ được chút đoạn đầu, còn sau là lạc đề. Cuối cùng là tôi không hay chơi onl như bạn "nghe nói", thân.Cyborg002 (thảo luận) 02:01, ngày 28 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi đã tạo trang đổi hướng Chiếu rút (cờ vua) trỏ đến bài này. Hồi tôi học chơi cờ vua thì đòn này gọi là đòn cối xay (sách Những nước đi đầu tiên của bạn).Tuanminh01 (thảo luận) 04:30, ngày 28 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đúng chuẩn xác hơn là "Cối xay", tôi đã sửa lại. Cyborg002 (thảo luận) 06:49, ngày 28 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thực ra thảo luận trên của tôi có 2 ý khá rõ ràng: 1. thuật ngữ "đòn cối xay" đến sách dạy cờ vua cho trình độ nhóc tì 6 tuổi nhà tôi cũng đã nói đến rồi. 2. Những gì đưa vào Wiki ko quan trọng đúng sai, mà quan trọng là kiểm chứng được tức có sách nói về điều đó. Từ đó suy ra 3. "Đòn cối xay", hay "cối xay (cờ vua)" là được chấp thuận trên ko gian Wiki này.Việt Hà (thảo luận) 15:08, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Về thuật ngữ thì hỏi dân chơi cờ vua, ai cũng biết đòn cối xay là gì.
@Việt Hà: bác nên cho ku nhà bác chơi trên chess.com, trên đó nhiều kỳ thủ thế giới (Nakamura, Vachier-Lagrave, Quang Liêm...) chơi tại đó, cộng đồng người Việt chơi trên đó cũng đông, thỉnh thoảng đánh team Việt Nam đấu với tq chẳng hạn cũng vui.
@Cyborg002: IP nhận xét có ý đúng là "chiếu mat" nên viết là "chiếu hết" thì hợp lý hơn bạn ạ. Én bạc (thảo luận) 15:12, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Ban đầu tôi cũng để là "chiếu hết" đấy chứ, về sau tôi thấy "chiếu mat" phù hợp hơn, nghĩ lại nên đổi, dân chuyên cờ vua dùng từ này. Thuật ngữ mà, có cả một bài viết riêng về nó, nhưng chưa có trên wiki tiếng Việt.Cyborg002 (thảo luận) 15:23, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Theo tôi những thuật ngữ đã có từ tương ứng trong tiếng Việt và được dùng rộng rãi như "chiếu hết" thì nên chuyển sang tiếng Việt, còn những thuật ngữ chưa có từ tương ứng như "zugzwang" thì mới nên để nguyên.
Còn bác IP, nếu bác cứ lăm lăm dịch hết sang tiếng Việt, thì khai cuộc "Trung Pháo quá hà Xa đối Bình phong Mã Tả Mã bàn hà" trong cờ tướng chuyển thế nào, chẳng lẽ lại là "Pháo vào giữa xe vượt sông đấu mã vào trong mã trái lên sông" à, nghe chối lắm :)) Cái gì thuật ngữ được dùng lâu và cộng đồng đều biết rồi thì nên giữ nguyên bác ạ. Én bạc (thảo luận) 15:30, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chào Én bạc, trẻ con nhà tôi mới chơi cờ tầm chục tháng nay, hiện có luyện thêm trên vi.lichess.org chứ chưa chơi trên trang nào khác, và cũng mới đấu được hơn trăm ván online. Để tôi sẽ thử chess.com xem sao. Dạo này gần nhà ko có lớp nào cho trẻ con đi học nâng cao, lọ mọ tự luyện thêm các câu đố trên trang lại chưa ăn thua mấy, nên vài giải đấu gần đây rớt tiếc quá (có lúc cu cậu vào ván cuối đang đứng hạng 1, thua cái tụt xuống số 5 luôn, chẳng được giải gì. Thành tích lớn nhất là giải nhì quận năm học 2014-2015).

Trong cuốn sách nhỏ Cờ vua hãy chơi để chiến thắng của Claire Summersscale (Đỗ Hoàng Long dịch, Lương Trọng Minh hiệu đính) mua cho trẻ con nhà tôi, đang nằm ngay trước mặt, ở trang 8 ghi chiếu mat - bắt chết vua đối phương - sẽ kết thúc ván cờ, và trang 25 giải thích kỹ hơn ...thì vua của bạn bị chiếu hết (mat) và ván cờ kết thúc. Từ "mat" bắt nguồn từ tiếng Ba Tư shah mata nghĩa là "vua đã chết". Sau đó sách đều giới thiệu các chiến thuật chiếu hết, chẳng hạn chiếu hết trong bốn nước, chiếu hết bằng hai xe v.v.. Việt Hà (thảo luận)

@ Én bạc: Đúng là "chiếu hết" được dùng rộng rãi và nghe qua thì ai cũng hiểu, thế nên ban đầu tôi mới đắn đo. Về sau nghĩ lại thì thôi đã chuyên về một lĩnh vực thì dùng từ ngữ chuyên ngành của nó luôn, mới đầu chưa biết rồi sau sẽ biết. Nếu ai đã quan tâm đến cờ vua mà đọc những bài về nó thì ắt sẽ thích thú đi tìm hiểu, còn không thì cũng chả cần biết nó là gì. Tóm lại là phải đồng bộ. "Zugzwang" thì có tài liệu gọi "thô" là "xung xoăng", không chắc chắn nên tôi cho thêm trong ngoặc. Cyborg002 (thảo luận) 15:38, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

@Việt Hà: ở HN thì có nhiều lớp học cờ cho trẻ em đó bác.
@Cyborg002: "xung xoăng" tôi cũng đã từng nghe, nhưng nghe như "lăng quăng" ấy, chẳng hay gì. Thấy bên en.wiki phiên âm từ tiếng Đức ra nó như là "xu-cờ-xờ-vang" chứ không phải "cung-quăng" :)) Én bạc (thảo luận) 15:47, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Theo một kỳ thủ nghiệp dư, người từng vô địch một vài giải đấu thì: "Cối xay là tập hợp của một loạt đòn chiếu rút" chứ không phải chỉ chiếu rút một lần. Như vậy có thể thấy "cối xay" nó có đặc trưng riêng và nên dùng thuật ngữ riêng này. Én bạc (thảo luận) 16:14, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

"Chiếu rút" là từ hay gặp trong cờ tướng hơn, nó cũng giống "chiếu hết" là những từ "phổ biến" trong hai bộ môn cờ này, dành cho mọi đối tượng không cần phải được "đào tạo" hay nói kiểu thô là không cần phải "đi học" gì. Người ta chuyên môn hóa nó thành những từ ngữ chuyên nghiệp hơn cùng với rất nhiều những thuật ngữ khác. Số lượng từ "phổ thông" kiểu này chỉ phản ánh được rất ít những đặc điểm, tính chất của cờ vua. Tôi nghĩ một người chơi bình thường nếu không tìm hiểu chuyên sâu chắc chỉ biết đến những từ như "nhập thành", "chiếu" hay "chiếu hết" là cùng, mặc dù họ vẫn có thể chơi giỏi, nhưng để đạt được đến trình độ cao thì sẽ mất nhiều thời gian hơn những người được đào tạo bài bản. (và nếu đạt trình độ có thể đi thi đấu thì cuối cùng cùng sẽ biết đến những thuật ngữ kiến thức này thôi) Cyborg002 (thảo luận) 16:27, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Cối xay (cờ vua)”.