Thảo luận:Chủ nghĩa lý lịch ở Việt Nam

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Sholokhov trong đề tài Cho tôi hỏi "chủ nghĩa lý lịch" là cái quái gì vậy

Câu hỏi sửa

Bài này định nghĩa chủ nghĩa lý lịch là "hệ thống các chủ trương, lý luận, biện pháp nhằm thực hiện niềm tin là mọi việc đang, sẽ diễn ra đều bắt nguồn từ những việc đã có sẵn...". Theo lối nhìn của tôi thì định nghĩa này gần giống với en:determinism. Đúng hay sai? Mekong Bluesman 09:21, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chủ nghĩa lý lịch không giống với chủ nghĩa tiền định, chủ nghĩa tiền định cho rằng tương lại đã được sắp sẵn theo... (một cái gì đó duy tâm), còn chủ nghĩa lý lịch khác ở chỗ nó sắp sẵn hoặc đoán định tương lai dựa theo quá khứ. Cụm từ "đều bắt nguồn" nên được sửa lại cho rõ nghĩa hơn như "đều dựa theo" những việc đã xảy ra trong quá khứ. Xuxi 09:38, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bây giờ thì tôi có thể nói là tôi đã hiểu một chút ít về cái "chủ nghĩa" này. Tôi sẽ viết sự hiểu của tôi ra đây để Xuxi, hay các người khác, bổ xung.
Chủ nghĩa lý lịch là một hình thức phân biệt đối xử đã được hệ thống hóa. Theo chủ nghĩa đó thì tương lai của một cá nhân sẽ được đối xử là tùy thuộc vào lý lịch của cá nhân đó hay lý lịch của gia đình của cá nhân đó.
Đúng hay sai?
Mekong Bluesman 03:19, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ Mekong Bluesman đã nghĩ đúng chủ nghĩa lý lịch có vẻ là chủ nghĩa phân biệt đối xử đã được hệ thống hóa, pháp lý hóa bằng luật lệ rõ ràng nhưng có thể không được công khai.Bánh Ướt 04:24, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Định nghĩa của Xuxi quá rộng thì phải, tôi chưa nghe thấy bao giờ, chắc là sẽ cần phải dẫn nguồn.

Tôi chỉ biết "chủ nghĩa lí lịch" cụ thể này: lí lịch một người, thân thế của ông bà, họ hàng, anh em, bố mẹ... được cho là có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với tư cách của con người đó. Ví dụ: vì chủ nghĩa lí lịch, đã có thời mà: những học sinh thuộc "thành phần địa chủ/tư sản" thì dù rất giỏi cũng không được đi học nước ngoài, những học sinh thuộc "thành phần hồng" thì việc đi học nước ngoài rất dễ dàng, đảng viên không được lấy vợ thành phần không cơ bản, khi khai lí lịch để đi xin việc thì phải khai cả tiểu sử chi tiết của cả ông bà, cô chú... cứ dính đến "địa chủ, tư sản, đi Nam, làm việc cho địch" thì phiền.

Bây giờ, cái chủ nghĩa này có vẻ không nặng nề nữa. Tôi có người bạn có bố là sĩ quan không quân VNCH, đi cải tạo về rồi cũng chẳng tìm được công việc gì. Nhưng bạn này con đường học hành chẳng có gặp trở ngại gì, vừa tốt nghiệp đại học xong đã được học bổng chính phủ để học Master, rồi PhD ở nước ngoài, được nhận vào biên chế nhà nước còn nhanh hơn người khác vừa giỏi không kém lại thuộc gia đình "Việt cộng".

Tmct 09:54, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Bây giờ, cái chủ nghĩa này có vẻ không nặng nề nữa": việc không cho học đại học con của các sỹ quan chế độ cũ tới một lúc nào đó là không cần thiết và không hiệu quả vì đối tượng không cho học đã không còn nhiều ở Việt Nam và điều kiện vật chất để có thể tranh đua điểm số đã bị phá huỷ.Tmct phải xem lại thời gian người ta không xét ngăn cản việc học. Lúc đó phần lớn sỹ quan đã đi HO, số còn ở lại Việt Nam con cái đã lớn và thất học, nhà cửa bị tịch thu, bị đưa đi kinh tế mới, cuộc sống suy giảm tới đáy, gia đình mất trụ cột... nên việc xét lý lịch là không cần thiết nữa vì không có người thi lấy đâu mà xét? Việc cất nhắc mới là việc người ta đã và vẫn đang làm với một số rất nhỏ người có liên quan đến chế độ cũ mà đang làm việc cho nhà nước (số này tuy có nhưng rất hiếm hoi).Bánh Ướt 04:24, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Có lẽ sau này có nới tay hay chăng, thời của anh chị tôi thì khác. Tốt nghiệp trung học là bậc giỏi của trường nhưng khi thi đại học vì xét lý lịch nên không bao giờ đậu cả, thậm chí vào năm 1985 anh chị tôi nộp đơn vào cao đẳng sư phạm là nơi ngay cả học sinh tồi tệ nhất cũng có thể chen chân vào, vậy mà anh chị tôi thì không bao giờ được dự thi, đừng nói là được nhận vào học, cuối cùng chỉ còn con đường vượt biên!!!!!!!!.Lê Sơn Vũ 13:21, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Trường hợp của anh chị Lê Sơn Vũ dễ hiểu lắm. Do anh chị của bạn đã từng thi đạt điểm cao, nếu phát giấy báo thi thì sẽ có kết quả điểm cao tiếp, do đó địa phương họ dấu giấy báo thi đi. Tôi biết có trường hợp vô tình phát hiện ra mình có tên trong danh sách thi ở trường, người đó đã xin thi với cớ làm mất giấy tờ, sau đó đạt điểm cao, tự xin (!?) được giấy báo nhập học và đã xin học được gần 2 tháng mà không cắt hộ khẩu được, cuối cùng cũng bị đuổi học. Mà đã người đó đã tự kiềm chế thi vào trường Nông nghiệp rồi đó, cái ngành ra làm việc với nông dân mà cũng bị xét lý lịch. Đừng nói là trường cao đẳng sư phạm "9 +3" (học lớp 9 thi đậu học thêm 3 năm ra dạy cấp 2) hoặc "12 + 1" (học lớp 12 thi đậu học thêm 1 năm ra dạy cấp 2) mà người đó xin thi vào trung học sư phạm người ta cũng chẳng cho học vì cũng như anh chị của bạn Lê Sơn Vũ người đó học giỏi. Anh chị của bạn Lê Sơn Vũ học giỏi thì Ban tuyển sinh tỉnh phải chận từ trong trứng nước, nếu cho học trung cấp sư phạm biết đâu sau này sẽ học lên đại học rồi ngồi trên đầu trên cổ con họ! Nói luôn, vậy mà bi giờ người đó là Thạc sỹ (nó là... đàn em của tôi, chuyện học hành nhà nó, tôi biết hết, ba nó là trung úy bộ binh) Bánh Ướt 02:45, ngày 19 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Sao khổ thân vậy! Nhà ngoại tôi lý lịch là địa chủ và sĩ quan cho Pháp, vậy mà 3 con vẫn được đi học nước ngoài, thế là thế nào? Rungbachduong 16:39, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Rừng bạch dương đang nghe bà ngoại kể chuyện đời xưa, thuở đánh tây.Lê Sơn Vũ 02:29, ngày 13 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Rừng bạch dương đọc thử câu chuyện Mới hay vật đổi sao dời 06:18' 13/10/2007 (GMT+7) trong đó cha làm công chức thời Tây mà còn ngăn cấm hôn nhân của con gái vì sợ lý lịch "con buôn", "con tư sản", rồi gả con gái cho "thương binh" bê tha làm khổ con để biết thời đó người ta nghĩ gì về lý lịch. Rừng bạc dương ngẫm nghĩ sẽ thấy câu kết luận trong bài rất thâm thúy "... một đất nước, một dân tộc, nếu ấu trĩ, giáo điều, phải trả giá bằng sự tụt hậu hàng chục thế kỷ so với nhân loại. Còn đời người vốn ngắn lắm nên thường phải trả giá bằng cả cuộc đời của chính mình. Bởi số phận con người, dù bé nhỏ đến đâu, cũng mang một phần lịch sử." Bánh Ướt 02:21, ngày 19 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
@Rungbachduong: Hì hì, ngoại lệ chứ sao. Chẳng hạn Bác Hồ con nhà quan huyện, tướng Lê Trọng Tấn từng đi lính cho Pháp,... có ai bị sao đâu?
@Lê Sơn Vũ: Một thời ấu trĩ làm khổ cho bao người. Nhưng như chuyện "Lái ông mất ngựa", bây giờ chắc con cái nhà anh chị của bạn có môi trường sống và học hành hơn hẳn con nhà nhiều người được vào đại học thời đó. Tóm lại những chuyện đó qua lâu rồi, từ 1985 đến giờ đã 22 năm. Chỉ vài năm sau 1985, học sinh cấp 2 ở Hà Nội đã có thể từ chối không vào Đoàn thanh niên mà không sợ bị thầy giáo cho là đạo đức kém.
Tmct 17:57, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
"Một thời ấu trĩ" làm khổ bao người: Tmct lầm rồi, chủ nghĩa lý lịch không do những người ấu trĩ nghĩ ra mà do người già lập ra, càng già càng ủng hộ chủ nghĩa lý lịch. Họ rất thâm thúy. Hiểu rằng chủ nghĩa lý lịch là do "ấu trĩ" mà ra chính bởi từ miệng mấy ông già thâm thuý trước khi chết trăn trối lại cho bọn "con ông cháu cha" cách biện minh đó.Bánh Ướt 04:34, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thực tế chủ nhĩa lý lịch là đã tồn tại, hiện đang gắn bảng nghi ngờ tính xác thực là nghi ngờ khía cạnh nào ?. Dpwiki 15:49, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nghi ngờ cái định nghĩa do tổng quát hóa mạnh quá đến mức không rõ bài này có đúng là nói về cái khái niệm "chủ nghĩa lí lịch" mà mọi người thường hiểu hay không. Tmct 17:57, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tmct viết "Tôi chỉ biết "chủ nghĩa lí lịch" cụ thể này: lí lịch một người, thân thế của ông bà, họ hàng, anh em, bố mẹ... được cho là có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với tư cách của con người đó": không ai ngây thơ đánh giá tư cách môt người qua thân thế như Tmct tưởng đâu. Khi chồng bị ghép vào nhóm Nhân Văn - Giai phẩm, bị công an bắt thì khi đi ra đường những ngưòi quen biết đều sợ hãi, đều phải kiên dè tránh né. Đi lề bên phải thì họ né sang lề bên trái, đi lề bên trái thì họ né sang lề bên phải, đó là sư trừng phạt liên đới, không phải sự đánh giá tư cách.
Nếu thành viên nào nghi ngờ định nghĩa một chủ nghĩa thì có thể sửa chữa, tranh luận về chủ nghĩa đó, không nên treo cái bảng "đang bàn tính xác thực" vào một bài mới tạo lập về một đề tài cũng bị coi là cấm kỵ một thời.
Tôi xóa cái bảng nghi ngờ sự xác thực của bài vì không thấy người treo bảng chỉ ra sự không xác thực, cách thức đề xuất sửa bài cho xác thực và quan trọng hơn là không nên gây tranh cãi về động cơ người treo bảng.
Nghilevuong 02:33, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vậy tôi gắn biển đòi dẫn chứng nguồn vậy, cái định nghĩa không nôm na dễ hiểu mà nghe trừu tượng như một định nghĩa hàn lâm, trong wiki lại không thể đăng nghiên cứu chưa được công bố. Tmct 09:29, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vậy cái tiêu bản Cần nguồn gốc tham khảo của tôi đâu rồi, không đưa ra mà đã del tiêu bản là sao? Lưu Ly 02:30, ngày 19 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Lưu Ly có quen với gia đình hai ông Lê Trác hoặc ông Nguyễn Chất hoặc ai đó có cuốn "Chủ nghĩa lý lịch và phép duy vật biện chứng" thì mượn rồi post lên cho anh em tham khảo với. Bánh Ướt 03:09, ngày 19 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hai ông đó nhà ở số mấy thì tôi mới có thể đến được chứ. Lưu Ly 03:17, ngày 19 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trách nhiệm và quyền lợi sửa

Lý lịch là cái mà mỗi người phải cho chính quyền biết hoặc đã được chính quyền ghi nhớ trong hệ thống sổ sách. Nó đeo đuổi suốt đời hoặc từ đời này sang đời khác thông qua hệ thống giấy tờ gọi là lý lịch. Mỗi cá nhân rất khó để thay đổi các thông tin quá khứ này, kể cả khi đã có các hành động tích cực với nhà cầm quyền hoặc đã được chính quyền đánh giá là tích cực.

Các loại thông tin bắt buộc phải khai đã được quy định thành điều luật văn bản hoặc không thành văn bản để tạo thành các cách ứng xử, khen thưởng, cất nhắc, trừng phạt, cô lập một người bởi hệ thống đương quyền cũng được quy định thể chế hóa hoặc quy định bất thành văn.

Các cách ứng xử của chính quyền hoặc chính quyền quy định mọi người phải theo đối với từng cá nhân cụ thể dựa trên quan điểm trách nhiệm, quyền lợi khác nhau theo bản chất chế độ.

Có nhiều quan điểm về trách nhiệm và quyền lợi khác nhau:

  • Quan điểm duy tâm: con người phải chịu trách nhiệm những gì mình làm trong kiếp trước và được hưởng những phúc đức mà kiếp trước mình đã tích luỹ.
  • Quan điểm tiền định, sắp sẵn: mọi sự ở đời đã được sắp xếp từ trước, các việc làm sai trái lắm khi không phải do ý muốn chủ quan của người thực hiện vì vậy trách nhiệm, quyền lợi của từng hành động sẽ được xem xét ở lúc cuối đời hoặc một thời điểm nào đó lúc tận thế.
  • Quan điểm duy lý, cá nhân: ai làm nấy chịu, người ta chỉ phải chịu trách nhiệm về chính cái việc mà mình đã làm và không phải chịu trách nhiệm mà mình không làm, người ta chỉ hưởng cái mà mình đóng góp và không được hưởng cái mà mình không trực tiếp tham gia tạo ra.
  • Quan điểm tập thể, cộng đồng gián tiếp chịu hoặc hưởng: mỗi hành động của từng cá nhân đều được tính gián tiếp về mặt trách nhiệm và quyền lợi cho cả một thập thể. Tập thể, cộng đồng là những người có mối dây liên hệ chung do nhà nước quy định, thể chế hóa bằng luật lệ, nó thay đổi tùy theo chế độ:
    • Không cần có bất cứ mối quan hệ gì về huyết thống, kinh tế, tư tưởng, chỉ cần có một mối quan hệ địa lý và khả năng biết được việc làm của kẻ khác: hàng xóm không tố cáo tội lỗi người khác cũng bị xử phạt, thời nhà Tần bên Trung Quốc Thương Ưởng có định ra luật cứ 5 nhà hoặc 3 nhà gì đó ở gần nhau thì lập ra một bảo, cứ người trong bảo phạm tội mà không tố cáo là liên lụy cả bảo. Hộ khẩu ở Việt Nam cũng vậy, mọi người trong hộ đều bị ràng buộc chung với nhau về quyền lợi và trách nhiệm, nhất là chủ hộ. Biết mà không tố cáo là bị tội cả hộ. Một người trong xã làm điều tốt, cả xã được vua khen và miễn thuế 3 năm. Người trong xã nào đó có thể bị cấm hoặc hưởng đặc quyền do một hành động nào đó trong quá khứ của tiền nhân, ví dụ dân Thanh Nghệ khi vào quân đội thời Lê Trịnh được ưu tiên hơn dân khác và gọi là ưu binh, kiêu binh, họ có thể đã được ưu tiên chọn lựa vào các đội thân binh đóng ở Kinh Thành.
    • Quan hệ huyết thống: phổ biến trong nhiều chế độ. Chế độ phong kiến quy định trách nhiệm, đặc quyền tới từng họ (quý tộc) suốt chế độ, hoặc tử hình ba đời, nội ngoại khi một người phạm tội chống chế độ hoặc khen thưởng 3 đời ấm tập một chức tước nào đó. Chế độ Xã hội chủ nghĩa cũng quy định phải kê khai lý lịch ba đời, nội ngoại để trừng phạt hoặc cất nhắc, đào tạo làm nguồn kế cận. Con cháu các công thần khai quốc Xã hội chủ nghĩa cũng được ưu đãi trong cất nhắc hoặc miễn giảm tội hình như chế độ phong kiến song không ghi chi tiết cụ thể như chế độ phong kiến. Chế độ xã hội chủ nghĩa chia người dân ra làm các giai cấp, các thành phần và chia mũ, chụp mũ, đội mũ cho một số người. Từ sự phân chia đó sẽ có các quy định ứng xử lúc công khai lúc thì ngấm ngầm hoặc bí mật hoặc không bí mật nhưng cấm bàn bạc.
    • Quan hệ phe nhóm, đảng phái chính trị: các chế độ phong kiến và xã hội chủ nghĩa đều dành đặc quyền đặc lợi và trừng phạt các cá nhân có liên quan đến các phe nhóm, đảng phái dựa trên bản khai lý lịch.
    • Quan hệ chủng tộc, dân tộc: từ thông tin phải khai về chủng tộc hoặc dân tộc người ta có thể giết (Hitler), cấm học một số ngành nghề, cấm làm một số ngành nghề, ưu tiên học hành, ưu tiên cơ cấu vào quốc hội (dân tộc thiểu số),...
    • Quan hệ tôn giáo: tuỳ theo chế độ mà có sư ưu tiên hoặc trừng phạt khác nhau khi bắt người dân phải khai thông tin về tôn giáo hoặc phải ăn mặc theo kiểu cách định sẵn để người dân biết mà có cách ứng xử phù hợp. Việc ngăn cản người dân Công giáo học đại học một thời là do chủ nghĩa lý lịch gây ra hơn là do chủ nghĩa cộng sản gây ra cho dù chủ nghĩa cộng sản đánh giá tôn giáo ru ngủ con người, tôn giáo là thuộc phiện...

Quan hệ giới tính: tuy có sự phân biệt về trách nhiệm và quyền lợi khác nhau cho cùng một hành động dựa trên giới tính, song không ai cho rằng đó là do chủ nghĩa lý lịch gây ra vì sự không rõ ràng khi mang giới tính (cũng có quan điểm trời bắt tội thì phải mang giới tính nữ, người mang giới tính nữ phải chịu thiệt thòi về quyền lợi và phải chịu trừng phạt nặng khi phạm tội)

Chủ nghĩa lý lịch đã có từ lâu không phải như nhiều người tưởng tới chủ nghĩa xã hội mới có chủ nghĩa lý lịch.

Nghilevuong 02:09, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trong chế độ phong kiến, biểu hiện rõ nhất những việc như: áp dụng luật chu di tam tộc, triều đại sau bắt hậu duệ của triều đại trước thay đổi họ.--Ngokhong 02:19, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tru di tam tộc đúng là do chủ nghĩa lý lịch gây ra nhưng "bắt hậu duệ của triều đại trước thay đổi họ" thì Ngokhong đã lầm to, đó là do biện pháp chính trị để người dân đương thời không nhân ra dòng họ cũ mà theo về. Chứ cho đổi họ rồi thì càng dễ tránh né sự trả thù của chế độ trước, sao gọi là chủ nghĩa lý lịch được. Một đặc trưng của chủ nghĩa lý lịch là trả thù đời sau hoặc những người thân thuộc của nhũng kẻ đời này chế độ không ưa. Nghilevuong 02:55, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Một hình thức của discrimination sửa

Sau khi đọc các giải thích bên trên thì tôi thấy đây là một hình thức của discrimination (kỳ thị) được pha trộn giữa 3 loại sau:

  • classism -- class tại đây không phải là class được tạo ra bởi vị trí kinh tế trong xã hội mà được tạo ra bởi vị trí chính trị trong xã hội -- vì giúp người cùng class chính trị với mình,
  • cronyism -- crony có nghĩa là "bạn", "người quen", "người cùng ý tưởng" -- vì giúp các người bạn cùng ý tưởng với mình, và
  • nepotism -- nepo có nghĩa là "con cháu" -- vì giúp các con cháu của các bạn có cùng ý tưởng với mình.

Mekong Bluesman 02:53, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ chủ nghĩa lý lịch là sự phân biệt đối xử dựa trên giai cấp, chủng tộc, tôn giáo, đảng phái... cả người thân quen.

  • Nó được cho là công bằng với một số người
    • Nó nhằm trả công hậu hĩnh mãi mãi cho con cháu một số người vì các việc tốt mà họ đã làm chế độ nhằm khuyến khích những người đương thời làm theo, nó là sự bảo đảm tương lai cho những thiệt thòi của hiện tại.
    • Nó được xem là công bằng cho những nhóm người hay ghen tỵ về việc những ai bị cám dỗ hoặc không dám hy sinh vì chế độ sẽ bị trừng phạt đời này sang đời khác.
  • Nó được xem là biện pháp răn đe có hiệu quả:
    • bằng cách làm liên lụy đến hạnh phúc, cuộc sống bình thường những người thân thuộc hoặc thế hệ sau để hù dọa những người, nhóm người dám chống lại chế độ.
    • bằng cách lục lọi, lưu trữ, khuyến khích tố cáo lẫn nhau: nó đạt tới hiệu quả tối đa của việc làm đa số nhân dân khiếp sợ nhà cầm quyền ngay từ trong trứng nước vì mỗi ý tưởng, câu nói tới từng hành vi sẽ được nhà nước ghi nhớ và lưu trữ.

Mekong Bluesman sao không thử bổ sung nội dung bài về việc các nước khác áp dụng chủ nghĩa lý lịch thế nào hiện nay và trong lịch sử.

Nghilevuong 03:27, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã có ý nghĩ đó nên tôi muốn hỏi rõ định nghĩa của "chủ nghĩa lý lịch" là gì. Khi tôi chưa có một định nghĩa rõ thì tôi không viết được. Mekong Bluesman 03:37, ngày 12 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bằng chứng sửa

Bằng chứng cụ thể cho chủ trương, lý luận, và biện pháp của chủ nghĩa lý lịch nói riêng ở Việt Nam đó là tờ khai lý lịch nguồn gốc xuất thân gia đình trong những đơn từ xin phép gia nhập đoàn thể, dự thi, xin việc làm...Lê Sơn Vũ 02:47, ngày 13 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không chỉ ở Việt Nam sửa

Chủ nghĩa lý lịch không chỉ có ở Việt Nam và không chỉ ở chế độ xã hội chủ nghĩa:

  • Chỉ cần trong hồ sơ lý lịch ghi cha mẹ hoặc bản thân bị bệnh cùi là một số nước như Nhật Bản sẽ cách ly vào một vùng biệt lập và triệt sản để không lây lan cho nòi giống! Còn ở Đức phát xít thì bệnh tâm thần họ cũng triệt sản!
  • Ở Liên Xô hoặc ở Pháp một số trường hoặc môn học về vũ khí chỉ người dân bản địa mới được theo học. Họ phân biệt đối xử theo chủng tộc.
  • Ở Việt Nam:
    • Mẫu lý lịch bắt buộc phải kê khai trước năm 1945, 1975 cha mẹ, chú bác ông bà nội ngoại bên mình và bên chồng vợ làm gì cho địch, có tham gia đảng phái, chính quyền địch, thành phần giai cấp. Chỉ cần đi lính khố xanh, khố đỏ là đã bị xếp loại phong kiến, còn như có bà con làm lý trưởng (mà ở trong một làng thì số lượng người dân có bà con gần gần và xa xa của một ông lý trường là hơn nửa làng!) thì tuỳ theo tình hình cụ thể của số lượng bà con đang làm cách mạng mà xét.
    • Không có chi tiết hóa cách ứng xử theo các tiêu chuẩn hóa về lý lịch như các thành viên khác thường tưởng lầm. Còn các yếu tố khác lắm khi mạnh không kém tiêu chí hồ sơ lý lịch: "Nhất thân, Nhì thế, Tam quyền, Tứ chế" về sau này khi đã đổi mới còn có tài có tài là xong, rất quý trọng nhiều tài vì vậy bố có là lính không quân VNCH nhưng chú là đại tá công an, bác là giám đốc sở, bố vợ tương lai là... thì "chế độ lý lịch" xếp xuống hàng thứ tư. Bỏ chuyện lý lịch của "em nó" đó đi nhé, ai làm nấy chịu, chúng ta không ra tay cứu vớt thì ai sẽ cứu vớt đây, cách mạng là để... toàn lời hay ý đẹp sẽ được "mấy ông" đem ra giảng giải. Nếu có thêm tý tài thì việc gì mà không xong, không có việc gì không mua được miễn có nhiều tiền (không phải là chân lý tuyệt đối) do đó đi học tiến sỹ nước ngoài rồi xin vào cơ quan nhà nước như Tmct nói là chuyện cá biệt có thể có, thậm chí xin vô Đảng còn được nữa đó, nhưng vô Đảng là một chuyện còn thuộc diên có thể tạo nguồn hay không còn là chuyện khác lại phải "xét lý lịch tiếp".
    • Ở Trung Quốc người ta có câu "không được vượt hai cấp" để tránh trường hợp trẻ quá mà vượt thẳng vào Trung ương thậm chí lọt vào ban bí thư...vượt quá 2 cấp cũng là một cách dựa vào lý lịch để cất nhắc, còn ở Việt Nam ai đó trong lý lịch có ghi ủy viên trung ương "khóa mới" thì ai cũng biết sắp lên làm to rồi. Hoặc chí ít những vị lý lịch tốt sẽ được chôn ở nghĩa trang nhà nước mà người dân thường dù có tiền cũng không được mơ.Bánh Ướt 01:47, ngày 15 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thiếu nguồn gốc sửa

Tôi phải lôi lại biển đòi nguồn gốc của Lưu Ly. Nguồn gốc được yêu cầu ở đây là nguồn gốc cho mấy cái định nghĩa, biện pháp,.... đại khái là lý thuyết tổng quát (kết quả nghiên cứu). Không phải là yêu cầu nguồn gốc cho các ví dụ cụ thể về sự phân biệt đối xử do lí lịch.

Xin lưu ý là wiki không đăng nghiên cứu chưa công bố. Tmct 09:39, ngày 23 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu các bác chỉ viết đơn giản nôm na, ai cũng hiểu, chẳng hạn: "chủ nghĩa lý lịch là kiểu phân biệt đối xử đối với con người dựa theo lí lịch của người đó" (tôi chỉ ví dụ chứ không chắc có đúng hoàn toàn hay không), thì đó không phải là lý thuyết trừu tượng, hầu như người đọc nào cũng công nhận và chẳng ai đòi nguồn.

Hai mục hiện đặt trong phần tham khảo thực ra chỉ thuộc loại "liên kết ngoài" mà thôi, không phải loại tài liệu mà bài viết được dựa trên đó. Tmct 09:43, ngày 23 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên bài sửa

Khái niệm "Chủ nghĩa lý lịch ở Việt Nam" tồn tại trong tài liệu nào không? Lưu Ly (thảo luận) 08:56, ngày 29 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không biết phải bắt đầu từ đâu để giải thích cho tiêu bản {{sectOR}} tôi mới vừa treo, ngoài phần từ Hồ sơ lý lịch trở xuống hoàn toàn không một nguồn dẫn trong bài mà đã mô tả quá chi tiết, phần tập trung toàn bộ nguồn dẫn là đề mục Thời xã hội chủ nghĩa thì toàn 1) Trích lời của Hồ Chí Minh rồi để đó, không hiểu ý muốn gì, 2) Đa số các nguồn đều là các bài báo độc lập, không chủ ý vào đề tài "lý lịch" (chưa nói đến chuyện có chữ "chủ nghĩa" hay không), người viết chỉ nhặt các tình tiết rồi suy diễn thành cả một hệ thống với chuyện "cơ sở pháp lý", rồi "Hiện nay,..." không biết từ đâu ra. Đọc nguyên đoạn này cảm thấy có gì đó bất ổn, chắp vá và không rõ chủ đề đang muốn nói gì khi đi từ "tòa án" sang "câu nói của Hồ Chí Minh", rồi thập kỷ 1960, sau nhảy qua lời Võ Văn Kiệt, rồi đến Việt kiều. Không thể hiểu nổi. Tân (trả lời) 11:41, ngày 29 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Lâu lắm lắm rồi không tham gia wikipedia tiếng Việt nữa, tình cờ đọc bài "Con cháu các cụ cả, các cụ cứ chiếu cố..." trên Vietnamnet của ông Diệp Văn Sơn. Ông Sơn đã từng là Phó Vụ trưởng Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ thì: "Người ta thường biện minh vì cần bảo đảm về mặt chính trị, thế nhưng chủ nghĩa lý lịch là một hình thức phân biệt đối xử đã được hệ thống hóa. Theo chủ nghĩa đó thì tương lai của một cá nhân sẽ được đối xử là tùy thuộc vào lý lịch của cá nhân đó hay lý lịch của gia đình của cá nhân đó."
Chắc là bài viết đã được cắt gọt sao đó không đúng ý tác giả nữa, ông Vụ phó Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ sao lại lầm lẫn "chủ nghĩa" với "biện pháp" được nhỉ. Theo tôi, bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào, dù cho đã được hệ thống hóa bằng văn bản, dù các hành vi trong quá khứ của cá nhân hoặc gia đình, giòng họ có được sắp xếp, lượng giá theo tiêu chí cụ thể để hình thành "lý lịch" nhằm phục vụ cho việc phân biệt đối xử cũng chỉ là "biện pháp" hoặc cao hơn chút là "chính sách" chứ không phải là "chủ nghĩa".
Đáng tiếc là tôi không nhớ được chính xác các cuốn sách tôi đã đọc có nói về chủ nghĩa lý lịch của người Nga (thời Liên Xô). Họ lý luận chặt chẽ và "triết học" lắm, kiểu như: "Con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội,....", hoặc bàn về tính Đảng, tính giai cấp, vật chất quyết định ý thức, ý thức quyết định hành động vv... vì vậy tôi đã không trích dẫn được nguồn cho bài viết này như yêu cầu của nhiều thành viên khác nhau và đến bây giờ cũng vậy thôi.
Không biết đến bao giờ người ta mới mạnh dạn lôi ra lại các lý luận, lập luận và động cơ đích thực "mưu cầu đặc quyền, đặc lợi", biện pháp để đấu đá, biện pháp trừng phạt, hù dọa của cái chủ nghĩa này. Khi đó bài viết này không còn bị chê là nghiên cứu chưa công bố hoặc thiếu nguồn trích dẫn như bây giờ.Xuxi (thảo luận) 04:10, ngày 23 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cho tôi hỏi "chủ nghĩa lý lịch" là cái quái gì vậy sửa

Từ đâu nảy nòi ra cái "chủ nghĩa lý lịch" này, sách nào báo nào nói đến nó, tài liệu khoa học nào định nghĩa rõ ràng cái cụm từ "chủ nghĩa lý lịch" (tiếng Tây cũng được), hay là nhà chấy thức cấp tiến nào ở xứ Đông Lào đẻ ra ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:05, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Chủ nghĩa lý lịch ở Việt Nam”.