Thảo luận:Chi Địa đinh

Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Gió Đông trong đề tài Một loài
Dự án Bộ Cúc
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bộ Cúc, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bộ Cúc. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Untitled sửa

"Cây" có cần trong tên của bài này không? Mekong Bluesman 18:53, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tên chính cần có dạng chuẩn tắc, tôi đã bỏ "cây" vì thấy không cần thiết. Nguyễn Thanh Quang 07:12, 15 tháng 9 2006 (UTC)

Đoạn thêm vào của Thành viên:Zonomatrix sửa

Đoạn Thành viên:Zonomatrix thêm vào bài này là nói về Lactuca indica không liên quan tới chi Bồ công anh thật sự này. Ngoài ra, nó là sự sao chép nguyên văn từ đây nên phải xóa bỏ. Có thể sử dụng một số chi tiết để cho vào bài Bồ công anh Việt Nam. Vương Ngân Hà 04:47, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bồ công anh Việt Nam sửa

Loài bồ công anh Việt Nam không thuộc chi này a? Cứ tưởng nó là loài đặc trưng của chi bồ công anh chứ.--Cheers! (thảo luận) 08:01, ngày 30 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Một loài sửa

Chi này ở Việt Nam mới chỉ thấy ghi nhận 1 loài (Bồ công anh Trung Quốc) là phổ biến, do vậy khi muốn Việt hóa tên các loài khác cùng chi này cần cẩn thận tên gọi. --Gió Đông (thảo luận) 16:26, ngày 19 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ai nói chỉ có 1 loài. Những tài liệu tôi biết ghi ít nhất là 2 loài có ở Việt Nam (T. officinaleT. indicum). Ngoài ra, tên gọi chi Bồ công anh Trung Quốc là cực kỳ thiếu chính xác và dễ gây ngộ nhận vì lý do sau:
  1. Taraxacum được ghi nhận tới trên 2.000 loài. Cụ thể, e-flora Trung Quốc ghi là trên 2.500 loài, phổ biến rộng khắp vùng ôn đới và cận Bắc cực (Á-Âu-Mỹ), trong khi đó cũng theo e-flora TQ thì Trung Quốc chỉ có 116 loài (không quá 6% số loài). Tên gọi chi Bồ công anh Trung Quốc vừa sai vừa không phản ánh đúng thực tế sự đa dạng loài.
  2. E-flora TQ không ghi nhận loài T. officinale (chỉ được ghi nhận trong e-flora Đài Loan với tên gọi 西洋蒲公英 = tây dương bồ công anh). Loài này là bản địa khu vực ôn đới Á-Âu, nhưng do trở thành cỏ dại xâm nhập rộng khắp thế giới nên cũng xuất hiện tại Việt Nam, với các tên gọi như Bồ công anh, bồ công anh lùn, bồ công anh Trung Quốc, địa đinh, sư nha; do có lẽ du nhập qua con đường Trung Quốc, nhưng tên gọi bồ công anh Trung Quốc không nên lấy làm tên chính, vì có tranh chấp tên gọi với loài Taraxacum sinicum (không có ở Việt Nam, tên Trung là 华蒲公英 = Hoa bồ công anh = bồ công anh Trung Quốc). 123.24.228.51 (thảo luận) 18:26, ngày 19 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời
Vậy bạn nghĩ sao về cái tên răng sử tử? --Gió Đông (thảo luận) 19:42, ngày 19 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Chi Địa đinh”.