Thảo luận:Dịch lý Việt Nam

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Ha Trong Anh trong đề tài Văn Minh Dịch Lý Việt Nam

Kính thưa Các Bạn ,

Đây là Bài viết của chính tôi và cũng là người giữ bản quyền , Bài có nhiều lỗi lầm do mới học viết trên Wiki , may mắn được sự hướng dẫn giúp đỡ của quý anh Bình Giang,AppleBot và nhất là Anh Lê Thy . Chân thành cám ơn quý anh .

Thưa các Bạn , người viết có mong ước nêu ra được một nhỡn quan trung thực bình dân về Vấn đề Dịch Lý của người Việt Nam ; Xin đón nhận sự quan tâm và đóng góp .

Ha Trong Anh (thảo luận) 11:49, ngày 2 tháng 9 năm 2008 (UTC)

Tôi đã xem 2 trang bị cho là từ đó Ha Trong Anh chép vào, và thấy nó đều là tác phẩm dịch từ bài của tác giả nước ngoài, một trang thì nêu một chương của một cuốn sách không đề tên tác giả. Vậy có đúng nội dung đó hay không? Thành viên này đã tạo đến 2 trang tạm lồng nhau, và hình như cũng ngay lập tức bị gắn bảng vi phạm bản quyền. Xin những người quan tâm hãy trợ giúp cho thành viên này khi viết bài và trợ giúp cho thành viên khác không treo tiêu bản nếu người đó đã chứng thực bản quyền giúp Ha Trong Anh. Tân (trả lời) 01:05, ngày 6 tháng 9 năm 2008 (UTC)

Tác giả và Bản Quyền sửa

Thưa các Bạn,

Bài Dịch Lý Việt Nam do tôi viết và là người giữ bản quyền đồng thời xin cống hiến bản quyền tự do này cho các Bạn; mục đích bài viết mong Các Bạn có quan tâm về Dịch Lý chúng ta cùng nhau khai triển một cách Bách khoa nền Dịch Lý độc lập riêng của Dân tộc đồng thời chứng minh nền Văn Minh này của Tổ Tiên Việt; đây cũng là vấn đề mà một số Học giả như Thiên Sứ Nguyễn Vũ Anh Tuấn [1] , Trần Quang Bình[2] đang khai triển . Thân kính, Ha Trong Anh (thảo luận) 15:34, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu vậy cần chỉnh sửa cho làm sao Wiki được, như các câu chữ cần phổ thông hóa nhiều. Tôi sẽ chỉnh phần lỗi chính tả.--DXLINH (thảo luận) 16:27, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cám ơn anh nhiều quá xin anh hướng dẫn thêm để tôi mau chóng làm quen với Wiki. Đa Tạ.--Ha Trong Anh (thảo luận) 17:12, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Văn Minh Dịch Lý Việt Nam sửa

Trong bài viết của tôi Phần Dịch Lý Việt Nam, tôi trích ý Lý Dịch trong quyển Văn Minh Dịch Lý Việt Nam của Hội Dịch Lý Việt Nam Giấy Phép Xuất Bản số 1045/BTT/NHKQN ngày 04 tháng 06 năm 1968 của Bộ Thông tin VNCH . Ngoài ra Hội này còn nhiều sách khác như Dịch Lý Khai Nguyên, Thiên Nhiên Xã Hội Học, Việt Dịch Chánh Tông, Vấn Đề Dịch Lý, Lý Số và Số Lý...Ha Trong Anh (thảo luận) 07:32, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tâm Sự sửa

Kính Thưa Các Bạn,

Tôi thật sự ban đầu chỉ hiếu kỳ và thắc mắc về sự huyền bí kỳ quặc của Kinh Dịch nên đã tìm đến Hội Dịch Lý Việt Nam, khi tìm hiểu càng ngày tôi càng thấy tự ái Dân tộc được xoa dịu và phấn kích thêm niềm Tự hào Dân tộc. Vì vậy khi biết Wiki tôi muốn chia sẻ niềm vui này tới các Bạn, ngoài việc chia sẻ chúng ta còn có thể phối hợp tìm hiểu để làm tăng thêm tính Bách khoa của Môn học độc đáo này .

Thưa các Bạn ,

Đã gọi là Dịch lý thì phải truy tầm cho được Lý Dịch tức Lý lẽ của Dịch ; như vậy chúng ta gặp phải một lãnh vực rất khô khan nhức đầu khó diễn tả đó là Triết Học điều mà ít người muốn đọc muốn viết. Đã từ lâu tôi muốn đưa lên Wiki nhưng tự biết khả năng còn yếu kém nên không dám, nay thấy số bài có liên quan đã khá nhiều mới dám bạo dạn trình làng những hiểu biết nhỏ nhoi của mình. Quả thật khi đưa lên tôi thật vất vả vì chưa làm quen được với Văn phong Wiki, với Mã Wiki v.v...Chân thành cám ơn các anh Bình Giang, Lê Thy, Vinhtantran, DXLINH, Silviculture đã mau chóng chỉ dẫn. Thân ái mong các Bạn khác nữa giúp đỡ.

Vài lời sở tri,Thân kính-- Ha Trong Anh (thảo luận) 20:21, ngày 6 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nghiên cứu chưa công bố sửa

Xin hãy xem thử WP:NCCCB xem công trình này đã được đăng tải ở báo chí uy tín nào hoặc tốt nhất được in thành sách ở một nhà xuất bản có uy tín nào chưa. Nếu không thì e đây là một nghiên cứu chưa được công nhận rộng rãi để có thể đưa vào Wikipedia thành một khái niệm được công nhận rộng rãi. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:59, ngày 7 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thưa bạn Nguyễn Thanh Quang, nếu tất cả các Thành Viên Quản trị Wiki đều cùng nghĩ giống như Bạn rằng đây là sự lợi dụng để được công nhận rộng rãi tôi xin sẵn sàng rút bỏ Đề tài khỏi Wiki, Tôi chỉ tiếc cho một nền Văn Minh Dịch Lý Độc lập, riêng chỉ của người Việt Nam, không lai căng, hoàn toàn do những Dịch Lý Sĩ người Việt Nam dầy công Đại Chúng Hoá từ năm 1965 Tại Saigon (hầu như tất cả các GS Triết học thời đó đều có Âm Dương phản ứng) lại không được người VN hiếu biết mà Người Ngoại quốc lại đã và đang truy lục tài liệu của Hội Dịch Lý Việt Nam. Tôi biết chắc chắn Hội Dịch Lý VN không cần điều này. Vì Đạo Khả Đạo phi thường Đạo , Danh khả Danh phi thường Danh! Khi Galilee, Newton, Einstein tạo một Lý thuyết các Ngài cũng chẳng cần phải lợi dụng nơi nào để công bố! Tuy nhiên trong bài viết của tôi Phần Dịch Lý Việt Nam, tôi trích ý Lý Dịch trong quyển Văn Minh Dịch Lý Việt Nam của Hội Dịch Lý Việt Nam Giấy Phép Xuất Bản số 1045/BTT/NHKQN ngày 04 tháng 06 năm 1968 của Bộ Thông tin VNCH. Thân kính--Ha Trong Anh (thảo luận) 17:27, ngày 7 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu đã xuất bản thì không còn là "nghiên cứu chưa công bố". Nhờ bạn ghi thông tin về cuốn sách trên vào trong danh sách tài liệu tham khảo. Tmct (thảo luận) 21:16, ngày 7 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dịch Lý và Kinh Dịch sửa

Thưa các Bạn,

Tôi xin minh xác một điều đặc biệt nữa là theo Dịch Lý Việt Nam, Dịch Lý không phải là Kinh Dịch, giống như ta học hiểu một Lý Thuyết , một Nguyên lý Khoa học nào đó và tuỳ theo sự thấu triệt Nguyên lý ấy mà phát minh sáng tạo ra một sản phẩm. Kinh Dịch của người Trung Hoa là loại sản phẩm này của Người Trung Hoa. Lý Dịch Trung Hoa còn rất nhiều che đậy. Lý Dịch mà Dịch Lý Việt Nam muốn cống hiến cho Nhân Loại và Dân Tộc là Lý Lẽ Thuần Lý của Trí Tri nằm sẵn trong mỗi con người, con người tự Chiêm nghiệm, tự Luyện tập bằng Thắc mắc của chính Trí tri, của chính Lý Trí hiểu biết sẵn có của mình một cách vô tư không thiên lệch, không bị áp đặt, không bị định kiến hay tà kiến để tự mình dùng tánh Hiểu biết của mình mà Đả thông, Quán triệt Lý Dịch. Dịch Lý Việt Nam yêu cầu Lý trí của mỗi người tự Thắc mắc đến tận cùng kỳ lý mà khai mở Huệ thức ngõ hầu phân biện và nhanh chóng học được tinh hoa của kho tàng Dịch Lý của các vị Tiền Nhân, Thánh Nhân đã truyền lại mà không làm lệch lạc Thiện Thánh ý của họ, Văn bất tận Ngôn, Ngôn bất tận Ý, Ý bất tận cùng kỳ LÝ .Thân kính.--Ha Trong Anh (thảo luận) 17:16, ngày 7 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Trí tri Ý" sửa

Xin hỏi "Trí tri Ý" là cái gì? Tmct (thảo luận) 21:19, ngày 7 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin thưa với anh là chữ viết ghép Trí thức, Tri thức và Ý thức. Vâng đây là sự thiếu sót về tính Bách khoa khi viết Bài của tôi, tôi xin sửa chữa bổ túc.Cám ơn anh đã cho biết. --Ha Trong Anh (thảo luận) 22:08, ngày 7 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin được hỏi sửa

Thưa các Bạn, Bài Dịch Lý Việt Nam của chính tôi viết được xếp Thể Loại Bài cần chú thích nguồn gốc ; vậy tôi phải làm sao? Nguồn gốc nào cần phải chú thích? Đa tạ .--Ha Trong Anh (thảo luận) 23:18, ngày 7 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Anh xem trong bài, nơi nào có ghi chữ [cần dẫn nguồn], thì anh thêm chú thích bằng cách dẫn chứng quan điểm của ai hoặc từ nguồn nào, tư liệu nào. Thân kính. 89.59.153.93 (thảo luận) 00:10, ngày 8 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Thưa anh, tôi đã dẫn vài nguồn có liên quan tới tính Âm Dương Lý Dịch ẩn tàng trong văn hoá Dân gian Việt Nam và vấn đề Tây phương tìm về Văn minh Đông Phương, không biết đã đủ chưa vì còn có nhiều nguồn nói về điều này lắm.Thân kính--Ha Trong Anh (thảo luận) 01:04, ngày 8 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Một Kỷ niệm xưa sửa

Thưa Các Bạn, Thời còn là Sinh Viên, khi học tới Hệ Nhị Phân (Digital,MPC) vị Giảng sư kể sơ qua về Kinh Dịch, tôi ngạc nhiên lắm, bèn tới Nhà Sách Khai Trí mua hết Bộ Kinh Dịch này tới Bộ Kinh Dịch khác như của cụ Phan Bội Châu, Cụ Ngô Tất Tố, cụ Nguyễn Mạnh Bảo, và Sách của LM Lương Kim Định...nhưng đọc không hiểu gì cả, không thuộc nhớ nỗi một quẻ Dịch, càng đọc càng nhức đầu, mãi đến ba năm sau tôi mới tìm biết đến Hội Dịch Lý VN ở Hoà Hưng, tại đây tôi được lời khuyên đầu tiên là phải quên hết, chỉ nên nhớ một câu Tại sao có Âm Dương, cứ thế thắc mắc và hơn hai năm tôi mới vỡ lý nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thầy Xuân Phong Nguyễn Văn Mì[3] và các Sư Huynh, sau đó tức thời trong vài ngày tôi đã thuộc lầu tất cả! Thật tuyệt vời, Không có gì hơn bằng chính mình tự khám phá tự san định tự thẩm thấu.Vài hàng tâm sự.Ha Trong Anh (thảo luận) 01:36, ngày 8 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời


Xin được hỏi sửa

Thưa các Bạn tôi rất ngạc nhiên tại sao Bài viết lại bị cắt đi các Đoạn bên dưới , góp ý là sự minh bạch tôn trong nhau của mọi người , nhưng cát bỏ đi là sao ? Lich sử người đã cắt như sau :(hiện | trước) 02:00, ngày 31 tháng 3 năm 2010 125.212.212.30 (Thảo luận) (14.732 byte) (→Dịch lý Á Đông và Dịch lý Việt Nam) (lùi lại)


Âm Dương Lưỡng Nghi-Tứ tượng-Bát Quái theo Dịch Lý Việt Nam

Dịch Lý Việt Nam bác bỏ những luận cứ Kinh Dịch có từ Huyền Thoại, như có con Long Mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà đời vua Phục Hy hoặc Hà Đồ Lạc Thư vẽ trên trên Mu Rùa nhưng không biết hay không dám cho biết là ai đã vẽ?. Đây là sự khiêm cưỡng tư duy, thiếu bằng chứng và phản khoa học [3]. Chúng ta hãy theo dõi sự quảng diễn Cấu thành Lý Dịch của Dịch Lý Việt Nam trong cuốn Văn Minh Dịch Lý Việt Nam [4] xin tạm diễn Lý như sau :

1. Yếu Lý Đồng Nhi Dị giải thích tại sao từ Vô cực lại thành Thái Cực. Chỉ là vì Lý trí đã nhận thức Vạn vật đều Biến Hóa Biến đổi Biến động, khi biết có KHÔNG là đã có CÁI KHÔNG, cái Không vừa có mang hình ảnh Giống Mà Hơi Khác (GMHK) với cái Không cũ; vậy Thái cực chính là bộ mặt mới của Vô cực giống mà hơi khác Vô cực; Chính ngay cái không điểm thời điểm của cái Điểm Kỳ Dị mà các Nhà Khoa Học ngày nay với Lý Thuyết Vụ Nỗ Lớn BIG BANG đã vận dụng chính Tri Tri Ý ( Trí thức, Tri Thức, Ý Thức ) và kiến thức Khoa học của mình để chứng minh rằng Vụ nổ Lớn khởi đầu tạo ra Vũ Trụ có Không gian vô cùng nhỏ và thời gian là 10 − 43 Sec (không phẩy 42 con số không sau không phẩy) Điểm Kỳ Dị chính là bộ mặt mới của cái Không ban đầu. Sự Biến Hóa mầu nhiệm này là có thật và còn nhanh hơn cả thời gian 10 − 43 Sec nhiều lần so với chính lý trí con người một tiểu vũ trụ cảm nhận được.

2. Cũng chính nhờ cái Lý Lẽ Giống Mà Hơi Khác này chúng ta thấy ngay một Hiện hữu hay một cái Thành ra nào đó đều có trong nó cái Giống Mà Hơi Khác với cái trước nó; điều này đúng ở khắp mọi nơi mọi lúc bất kể không gian thời gian (Tôi hôm nay Giống mà hơi Khác với tôi hôm qua ); từ đó để neo ý Cổ nhân bèn vẽ Hình Đồ Thái Cực; nhưng chưa đủ diễn tả ý nghĩa Giống Mà Hơi Khác của một Hóa Thành lập tức tức thời Biến Hóa Biến đổi như thế nào nên Cổ nhân lại vẽ thử một Vạch; cái vạch này lại quá lớn! quá quá quá nhiều những điểm Giống Mà Hơi Khác với điểm khởi đầu, trụ thần lại Cổ nhân bèn vẽ Một Gạch liền, Một Gạch Đứt nhưng phải có một ý nghĩa là vạch này biến ra vạch kia Giống Mà Hơi Khác trong một Không Thời Gian cực ngắn. Danh neo ý gọi là Âm Dương Lưỡng Nghi ( Khi vẽ hai vạch một vạch liền và một vạch đứt là có ý diễn tả Điểm thứ nhì Giống mà Hơi khác Điểm thứ ban đầu)

3. Một vấn nạn kế tiếp là Công Thức Hóa Thành cho biết CÁI MỚI = CÁI CŨ ± CÁI HƠI KHÁC phải bao hàm các ý nghĩa:

   a. Thứ Nhất là phải đồng thời thể hiện được sự tương tác giao hoán qua lại của Âm Dương Cũ Mới nếu không thì không có biến hóa; Sự Tương tác giao hoán cho ta Lý tính đối đối kháng kháng, động tĩnh tĩnh động, bị được sinh sinh khắc khắc, tuần tự trật tự, bĩ thái thái bĩ.
   b. Thứ Hai trong Một Thể Hiện hữu Hóa thành ấy đồng thời phải thỏa mãn là trong nó buộc phải có cả 3 cái: Cái cũ, cái mới, cái hơi khác lập tức tức thời.(cái tôi, cái xác tôi ,cái tâm linh tôi = vậy một mà là ba ,ba mà là một)

4. Từ Ý nghĩa thứ nhất tạo ra Lý tính hay Thần tính sinh động: Danh gọi là TỨ TƯỢNG (Sinh ra tôi, tôi sinh ra , khắc nghịch tôi, tôi nghịch khắc lại, không còn lý lẽ khác ngoài 4 lý lẽ này tác động trên một Chủ thể)

5. Từ Ý nghĩa thứ hai tạo ra Một Hóa Thành có 3 Gạch. Danh gọi là BÁT QUÁI (Không thể có cái thứ 9 mang ý nghĩa một mà ba, ba lại ở trong một thể thống nhất)

6. Từ đây mỗi Quái trong Bát Quái đã trọn vẹn mang đầy đủ ý nghĩa của một Hóa Thành, Bát quái đại diện cho vạn loại Hóa thành, 8 loại Hóa thành ẩn trong nó đầy đủ ý, lý, nghĩa của Yếu Lý Đồng Nhi Dị. Các loại chúng sinh hóa thành này mang theo ý lý nghĩa của mình để giao hoán đối đãi với nhau tạo ra 64 TƯỢNG tình ý tình lý trùng khắp trong Vũ trụ Vạn vật. …

Quay lại trang “Dịch lý Việt Nam”.