Thảo luận:Danh sách nhà soạn nhạc cổ điển

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Pnk trong đề tài Góp ý

Việc chọn tên các nhà soạn nhạc tiêu biểu nhất sửa

Qua việc xem tên một số nhà soạn nhạc được in đậm tên, tôi nghĩ ngay là họ được như vậy là vì họ là những người tiêu biểu nhất. Tôi đồng ý với các bạn và tôi cũng có bổ sung. Sau đây là phần giải thích cho sự lựa chọn của tôi. Nếu có ai không đồng ý thì cứ việc góp ý :

  • Về các nhà soạn nhạc Baroque, tôi chọn thêm François Couperin, Alessandro ScarlattiDomenico Scarlatti. Sở dĩ tôi chọn thêm Couperin là vì ông ấy cũng có những đóng góp không không nhỏ cho âm nhạc Pháp cũng như châu Âu thời Baroque, còn tôi chọn thêm cha con Scarlatti bởi họ đã phát triển thể loại opera Ý trong thời kỳ này.
  • Về thời kỳ Cổ điển, tôi chọn thêm Antonio Salieri, Gaetano DonizettiVincenzo Bellini. Tôi chọn họ vì Salieri có nhưng ảnh hưởng không hể nhỏ chút nào tới các nhà soạn nhạc thời kỳ này, đặc biệt là Beethoven và Schubert là những người học trò của ông; còn Donizetti và Bellini là những nhà cách tân quan trọng trong lịch sử opera Ý.
  • Về thời kỳ Lãng mạn, tôi có chọn Hector Berlioz, Charles Gounod, và Jacques Offenbach bởi ba người đã phát triển âm nhạc Pháp đầu thời kỳ Lãng mạn; chọn Mikhail Glinka bởi ông đã là người đầu tiên đưa âm nhạc Nga ra tầm châu Âu và thế giới; chọn Bedřich Smetana bởi vai trò tương tự Glinka đối với âm nhạc Cộng hòa Séc; chọn Anton Bruckner bởi ông đã phát triển những hình thức truyền thống trong chất lãng mạn, chọn Modest MussorgskyNikolay Rimsky-Korsakov bởi công lao không nhỏ của họ đối với nền âm nhạc Nga; chọn Gustav MahlerRichard Strauss bởi âm nhạc của họ đã ảnh hưởng không nhỏ tới âm nhạc Áo-Đức cuối thời kỳ Lãng mạn và chọn Carl NielsenJean Sibelius bởi công lao đưa âm nhạc Bắc Âu tới đẳng cấp của châu Âu của họ không kém gì Edvard Grieg.
  • Về thời Hiện đại, tôi xin chọn thêm Arnold Schoenberg bởi ông đã đi tiên phong trong những trào lưu âm nhạc mới, tiêu biểu là âm nhạc 12 cung, đồng thời cũng mở ra cảm hứng cho trường phái Viên mới ra đời. Tôi cũng chọn Gustav HolstRalph Vaughan Williams bởi tài năng của họ cũng góp phần giúp cho nền âm nhạc Anh vốn có phần lép vế so với Ý, Đức hay Pháp có thể sánh ngang với những cường quốc về âm nhạc ở châu Âu lúc đó. Tôi lựa chọn Heitor Villa-Lobos vì ông không chỉ làm rạng danh nền âm nhạc Brazil mà còn của cả vùng Mỹ Latin. Tôi cũng thêm cả Sergei Prokofiev, Arthur HoneggerPaul Hindemith, những nhà soạn nhạc xuất sức thế kỷ 20, và thêm cả John Cage bởi những cải tiến của ông trong kỹ thuật chơi piano. Ấy là chưa kể Luigi Nono, một trong những nhà soạn opera hiện thực Ý xuất sắc nhất thế kỷ 20 và Arvo Pärt, nhà soạn nhạc đến từ Estonia, với những ảnh hưởng còn đến thế kỉ 21 này.

Xin cảm ơn các bạn nếu các bạn đọc và góp ýThuanmycuatoi (thảo luận) 07:05, ngày 20 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Góp ý sửa

Tôi lâu mới lên xem lại cái danh sách của mình, giờ mới thắc mắc hỏi:

Những tác giả được nêu trong danh sách này có thật sự gây ảnh hưởng không? Nên thêm một cột ghi chú nữa mục đích là cũng để xác minh sự ảnh hưởng của họ trong âm nhạc cổ điển nói riêng và sự tác động đến xã hội nói chung Pnk (thảo luận) 16:19, ngày 25 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mong các bạn nào soạn bài cho các tác giả xin hãy đăng nhập để người khác có thể biết bạn là ai, thảo luận với bạn và bạn cũng đã thể hiện kiến thức của mình. Pnk (thảo luận) 06:33, ngày 15 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Danh sách nhà soạn nhạc cổ điển”.