Thảo luận:Dimer

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi P.T.Đ

Từ dimer trong lĩnh vực hoá học đã được chuẩn hóa dịch là "chất nhị trùng". Nên mở rộng thành một bài riêng dưới tên "Thể nhị trùng (hóa học)" như trên Wikipedia tiếng Anh. Hiện nay mục từ "Thể nhị tụ" này đang được liên kết ngôn ngữ (Interwiki) sang mục từ "Dimer (chemistry)". Đề nghị cung cấp nguồn dịch từ "dimer" trong tiếng Anh thành "thể nhị tụ" trong tiếng Việt để tránh kiểu dịch tùy tiện thuật ngữ khoa học. NHHP (thảo luận) 12:16, ngày 4 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn NHHP đã quan tâm chủ đề này. Dịch thuật ngữ khoa học là việc quan trọng khi dịch thuật, do đó cần phải tham khảo những nguồn uy tín. Nguồn Dự án Từ điển miễn phí của Hồ Ngọc Đại tôi thấy không nên đưa vào đây nếu với mục đích tra khảo thuật ngữ khoa học, vì từ điển này chung nhiều chuyên ngành nên có độ sai sót cao, cần phải tham khảo các từ điển chuyên ngành mới ổn được, như vài ngày trước tôi có thấy từ "relaxtion" trên này, một từ sai chính tả và không có trong các từ điển của người Anh xuất bản.
Hiện tại thì tôi cũng không còn học hóa và quan tâm nhiều đến chủ đề này. Nhưng may mắn có cuốn "Tài liệu chuyên hóa học 11-12 - Hóa hữu cơ" của Bộ Giáo dục xuất bản, tại trang 400, chương XIII: Polyme và vật liệu polyme có ghi dòng "Nếu n = 2 - 10 người ta gọi hợp chất [polyme] là oligome, bao gồm dime (n = 2), trime (n = 3), tetrame (n = 4), v.v..."'. Vì vậy "dimer" được dịch thành "dime" đã được sử dụng trong sách vở hóa học tiếng Việt, còn "chất nhị trùng" tôi nghĩ khả năng đã cũ nên bị đào thải, một phần cũng là để tương ứng với việc dịch và sử dụng phổ biến từ "polyme" dịch từ "polymer".
Thấy Tuanminh01 đã đổi tên bài, nhờ Tuanminh01 xem qua ý kiến này để đổi tên bài lại cho phù hợp. Còn một trường hợp nữa là Điện tử không thành đôi, sách vở tiếng Việt không dùng thuật ngữ này, mà sử dụng "Electron độc thân", dễ dàng tra trên Google là thuật ngữ đang được sử dụng phổ biến, và có nhắc đến trong bài Gốc tự do. Cảm ơn! P.T.Đ (thảo luận) 13:49, ngày 4 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thuật ngữ "chất nhị trùng" đã được sử dụng trong bài khác tại chính Wikipedia tiếng Việt này rồi. FVDP của anh Hồ Ngọc Đức (không phải Hồ Ngọc Đại) tuy không được trình bày theo chuẩn mục từ điển thường thấy nhưng nhiều mục từ của nó đều được lấy nguồn từ từ điển giấy mà ra. FVDP là nguồn được Wiktionary tiếng Việt sử dụng nên nó đáng coi là nguồn uy tín. Ngoài lề, thảo luận về mục từ relaxtion của bạn ở Wiktionary tôi đã đọc từ mấy hôm trước rồi, nó không phải là từ gõ sai chính tả đâu. FVDP có hẳn hai mục từ "relaxtion" và "relaxation" đều được Wiktionary tiếng Việt sử dụng. Có nhiều nguồn uy tín bằng tiếng Anh có sử dụng từ "relaxtion" theo nghĩa đúng như trên FVDP[1][2] đã đưa ra. NHHP (thảo luận) 15:31, ngày 4 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời
@NHHP: OK, cảm ơn bạn. Nhưng tôi vẫn thấy nên sử dụng thuật ngữ từ nguồn sách vở hóa học chính thống hơn là từ một từ điển chung. Khi dịch các bài sinh học tôi cũng dùng Từ điển thuật ngữ sinh học Anh Việt của GS. Vũ Văn Vụ chứ không dám đụng đến các từ điển như thế này. Thuật ngữ "chất nhị trùng" tôi nghĩ khả năng đã cũ nên sách vở ít dùng, mà còn lác đác đâu đó thì cũng dễ hiểu, lại còn không tương thích với đám "trime", "tetrame", "polyme" nữa, nên đào thải là đúng, cuốn sách kia tôi gửi lên xuất bản từ năm 2012. Từ "relaxtion" thì tôi nghĩ khả năng người nói tiếng Anh họ cũng dùng nó, dù từ điển do người Anh xuất bản không ghi nhận cũng khá là khó hiểu, mà mở en-wiki chỉ thấy mỗi "relaxation", tức là khả năng cũng đã bị đào thải. P.T.Đ (thảo luận) 15:55, ngày 4 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chú thích sửa

Vẫn giữ quan điểm bản thân "thể nhị tụ" là từ chính xác. sửa

Ở Việt Nam không có từ điển khoa học, khái niệm thuật ngữ khoa học chỉ dựa trên nhóm người đi đầu trong lĩnh vực đó, không đại biểu cho toàn Việt Nam. Việc dịch đúng thuật ngữ khoa học vẫn luôn tranh cãi biện luận giữa các nhà khoa học, học giả, do mỗi thầy cô đi du học từ các quốc gia khác nhau và mang về VN nhiều từ ngữ mới lạ, cộng thêm thuật ngữ, kí hiệu Việt Nam sử dụng rất hỗn loạn, vô tổ chức. Đa số các từ Việt Nam sử dụng từ Hán Việt, và tôi buộc phải dùng từ Hán Việt cho bài này. Bất luận là thuật ngữ gì thì nó cũng là từ mượn, vấn đề là họ mượn từ nước nào. Donghai02 (thảo luận) 15:12, ngày 4 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Dimer”.