Thảo luận:Giác ngộ trong Phật giáo

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Vương Ngân Hà trong đề tài Câu hỏi

Câu hỏi sửa

Giác ngộ là bodhi và Bồ-đề cũng là bodhi! Baodo có thể giải thích cho tôi được không? Mekong Bluesman 10:14, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

OK, đây là lời giải thích: Về ngữ nguyên thì câu trên đúng 100%, nhưng trong kinh điển những từ trên được dùng trong những văn cảnh có khác và các bộ từ điển Phật học lớn trên thế giới đều giữ riêng không gom lại.

Những thuật ngữ ""trên cơ sở là đồng nghĩa, đồng căn nguyên" nhưng được dùng khác nhau tại Đông Nam á:

  1. Ngộ (ja. satori)
  2. Giác ngộ
  3. Kiến tính
  4. Bồ-đề
  5. Tam-miệu-tam-bồ-đề
  6. Chính biến tri
  7. Đại ngộ triệt để... (còn nữa..)

Vì phần Phật học của Wiki Việt mình tinh tế hơn các Wiki khác nên sau khi làm một số mục từ căn bản và có được cái nhìn tổng quát, tôi sẽ làm phần phân biệt tinh tế (đầu bài và xem thêm) và interwiki, vì phải hiểu hệ thống mới làm bảo đảm. --Baodo 10:30, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bài này nói về khái niệm giác ngộ trong Phật giáo, nhưng ngày nay từ giác ngộ còn được sử dụng đại trà với ý nghĩa hơi khác một chút. Ví dụ trong câu giác ngộ cách mạng hay giác ngộ quần chúng, ý nghĩa của chúng có các khác biệt đáng kể với ý nghĩa của từ giác ngộ trong Phật giáo, mặc dù nó cũng hàm ý là sự thay đổi nhận thức của một con người nào đó về một vấn đề gì đó, nhưng khác với thuyết của nhà Phật về tính Không (tánh Không)-do ở đó giác ngộ được hiểu theo quan điểm của triết học duy vật, cho rằng vạn vật là có thật nhưng luôn vận động theo các quy luật biện chứng và giác ngộ được hiểu là làm cho người ta thấy được quy luật của các vận động đó. Do vậy, theo tôi nên tách hai khái niệm này ra để tránh ngộ nhận là chúng chỉ là một. Vương Ngân Hà 11:01, ngày 24 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Giác ngộ trong Phật giáo”.