Thảo luận:Hổ

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Livy the pixie trong đề tài Vấn đề biên dịch

Hổ và sư tử sửa

Cả hai đều được gọi là chúa sơn lâm. Vậy con nào mới mạnh nhất?

  • Sư tử sống theo bầy còn hổ sống đơn lẻ nên sư tử mạnh hơn(nếu xét về đặc điểm sinh thái).
  • Hổ dẻo dai hơn và mẫn cảm hơn sư tử nên hổ mạnh hơn(nếu xét về 1 chọi 1).

--Minhminhquangquang (thảo luận) 08:04, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ông bị sửa

Tôi có nghe con hổ được gọi là "ông bị", nhưng không tìm ra được cách dùng đó trên mạng. Có lẽ chỉ được dùng ở quê tôi? Nguyễn Hữu Dụng 05:26, 15 tháng 8 2005 (UTC)

Ông ba bị. --Avia
Đúng đấy "ông Ba bị" có thể dùng để chỉ hổ, nhưng cùng dùng để chỉ mấy ông chuyên bắt con nít nào hư không chịu ngủ đúng giờ. Làng Đậu 14:14, 15 tháng 8 2005 (UTC)

Đầu của chuỗi thức ăn sửa

Bài này có câu "Hổ là một trong số nhiều loài động vật ở phần đầu của chuỗi thức ăn". Tôi nghĩ là phải viết lại thành "Hổ là một trong số nhiều loài động vật ở phần cuối của chuỗi thức ăn".'Mekong Bluesman 07:02, 15 tháng 8 2005 (UTC)

"Chuỗi thức ăn" nghe... lạ hoắc, chắc chỉ thông dụng trong giới sinh học? --Avia 07:45, 15 tháng 8 2005 (UTC)
Đúng là nó phải là sinh vật cuối cùng của các chuỗi thức ăn thông thường vì nó là sinh vật ăn thịt mà hiếm có loài ăn thịt nào khác thường xuyên chọn hổ làm thức ăn. Vietbio 08:14, 15 tháng 8 2005 (UTC)
Có đấy, Homo sapiens :-) --Avia 09:22, 15 tháng 8 2005 (UTC)
Tôi viết rõ là trong hệ sinh thái tự nhiên rồi mà, với lại con người ko sử dụng hổ làm thức ăn chính và thường xuyên. :D. Vietbio 09:33, 15 tháng 8 2005 (UTC)
Sao anh VietBio biết là người không ăn hổ thường xuyên? Họ không những ăn thường mà ăn luôn cả xương. Chẳn qua chỉ vì thịt hổ không có đủ để cung cấp thường xuyên thôi chứ nếu hổ được nuôi như chó, mèo thì bảo đảm dòng "ba bị" này cũng trở thành thường xuyên và là món chính. Bởi vi không thuần hóa được như mèo, loài hổ mới tuyệt chủng được chứ! Theo tôi thì chỉ có loài người nhất là chủng tộc Lạc Việt là loài duy nhất được gọi là đứng cuối cùng của chuổi thức ăn ... vì thứ gì nhúc nhích là có món để nhậu. (dế, mối, cắc kè, rắn, voi , nhím, cá, ếch nhái bò sát chim thú và .... đều không đứng trước loài người Việt)
Dạ vâng, anh ko đề cao ng Lạc Việt của anh quá đâu. Họ còn xơi cả đất nữa. Cho nên nếu bàn chuyện khoa học thì tạm đề các ông bả ấy ra ngoài nhé. :)) Vietbio 23:09, 15 tháng 8 2005 (UTC)
Ông Nhan Vo viết "Họ không những ăn thưòng mà ăn luôn cả xương". Đúng. Tôi đã có lần xem một nhà quan nấu cao hổ cốt ở một làng tại Bắc Ninh. Hổ cốt (Hán-Việt) có nghĩa là xương hổ.
Ông Vietbio viết "Họ còn xơi cả đất nữa". Cũng đúng. Tôi tin là mọi người biết là người Việt cổ có tục lệ ăn đất, ăn ngói.
Mekong Bluesman 06:48, 16 tháng 8 2005 (UTC)
Bác Mekong à, ý anh Vietbio chỉ đám sâu mọt tham nhũng ăn đất ấy. --Avia 09:41, 16 tháng 8 2005 (UTC)
Ăn đất là chủ đề của một hội thảo khoa học.--Zq 09:54, 16 tháng 8 2005 (UTC)
Trời ơi! Lạ quá! Đâu cần nhìn xa mới thấy chuyện lạ nhỉ. Nguyễn Hữu Dụng 10:04, 16 tháng 8 2005 (UTC)

Nguyễn Hữu Dụng, that's why I love Wikipedia. Avia, tiếng Việt là tiếng thứ ba của tôi nên tôi chưa được nghe idiom "ăn đất" dùng để chỉ các người tham nhũng.

Tôi sẽ thu thập các thông tin và, mong rằng, sẽ viết một bài về phong tục ăn đất, ăn ngói. Cám ơn Zq đã cho biết một website.

Mekong Bluesman 23:08, 16 tháng 8 2005 (UTC)

Bác Mekong, "ăn đất" không có nghĩa là tham nhũng; nhưng hiện nay ở VN các quan tham biến đất công thành của riêng nhiều lắm (lợi dụng thông tin confidential để mua rẻ bán đắt...) --Avia 01:38, 17 tháng 8 2005 (UTC)
Hôm trước xem VTV4 chương trình chuyện lạ Việt Nam có xem thấy một bà người dân tộc biểu diển nấu đất ra ăn vài cục. Nay lại nghe kể bọn tham quan ăn đất mỗi lần chắc vài mẫu. Hóa ra, đem chúng vô chương trình chuyện thường ngày ở huyện cũng tốt. LĐ

Hổ trong văn họ và văn hoá dân gian sửa

Đề nghị mấy vị biết kinh dịch và hán nôm viết thêm cho phần con hổ trong can chi và trong văn hoá hán nôm tương sinh tương khắc như thế nào, trong bói toán....Thank You User:Tô Linh Giang

Tiền sử sửa

Hổ có nguồn gốc như thế nào? Loài hổ trong tiền sử có khác gì so với hiện đại không? 118.71.181.115 (thảo luận) 01:48, ngày 7 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vấn đề biên dịch sửa

Dưới đây là phần so sánh giữa bản dịch của tôi, Livy, và phần sửa đổi của Sholokhov.

Bản gốc ở wiki tiếng Anh Bản dịch của tôi Phần sửa đổi của Sholokhov Nhận xét
Many people in China have a belief that... Dân Trung Quốc vẫn luôn tin rằng... Ở Trung Hoa, nhiều bộ phận của hổ được tin rằng... Rõ ràng bạn dịch không sát. Có lẽ tôi sẽ sửa thành "nhiều người ở Trung Quốc" cho chuẩn hơn.
There is no scientific evidence to support these beliefs. Không có bất cứ một bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Hiện chưa có bất cứ một bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Có là có, mà không là không. Wiki không phải là một nơi để "chơi chữ" theo kiểu nửa vời. Hơn nữa, nguyên văn là "there is no" chứ không phải là "yet there is currently no".
medicinal/pharmaceutical drugs thuốc y học Về ba từ này, tôi thấy bạn thật là một người khó hiểu. Bạn luôn nói với tôi rằng bạn không thích đang đọc một câu tiếng Việt lại chêm một từ tiếng nước ngoài vào. Trong khi đó các từ như y học, tử hình, quốc gia đều là từ mượn, và đều có khả năng thay thế bởi các từ thuần Việt. Tôi không muốn những gì tôi viết ra, hay rộng hơn là cả cái wiki tiếng Việt này bị "Tàu hoá".
death tội chết tử hình
country nước quốc gia

Tôi muốn nghe một lời giải thích cho những sửa đổi trên. -- Livy (thảo luận) 15:54, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Từ Hán Việt cũng là từ tiếng Việt. Mặc dù nó gốc Hán nhưng đã được Việt hóa về mặt phát âm, và thậm chí là ngữ nghĩa. Không tin cứ việc đi hỏi các nhà ngôn ngữ học. Đừng nên đánh đồng từ Hán Việt với tiếng TQ. Mà không cần hỏi: 60% từ ngữ Việt hiện nay là từ Hán Việt. Thích thì bạn cứ việc bỏ hết đi, để xem tiếng Việt còn gì. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:01, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Trái lại, tôi thấy thanh niên bây giờ khoái chêm tiếng Tây, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật,... vào câu nói, chêm một cách nguyên văn không trải qua quá trình Việt hóa nào. Ai mất gốc hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:01, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tuy đã được Việt hoá một phần nhưng dù gì nó cũng không phải là gốc Việt. Thế nên thay được từ nào hay từ đó, trong khi nghĩa của chúng gần như nhau, và trong bài này có thể dùng được. Đây đâu phải là một bài văn mà cần các nghĩa trang trọng. -- Livy (thảo luận) 16:04, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Không cần, nhưng có thì tốt. Dầu sao đây cũng là một dạng "sách", viết dễ hiểu không có nghĩa là không trau chuốt ngôn từ. Với lại những từ tôi dùng không phải là từ cổ, hiếm gặp, không ai biết. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:38, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn còn chưa giải thích lí do sửa hai câu trên. -- Livy (thảo luận) 16:06, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa "chưa" thành "không". Còn cách nói "được tin rằng" là một cách nói tương đối an toàn, nó tránh việc đánh đồng cả một dân tộc đều làm việc ABCXYZ; đồng thời nó cũng tránh được việc phải giải quyết vấn đề "nhiều người" hay "ít người" làm việc đó. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:12, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn nhầm thì phải. Viết như bạn (Ở Trung Hoa, nhiều bộ phận của hổ được tin rằng...) mới là đánh đồng cả một dân tộc, vì bạn không nói rõ được là "bao nhiêu người". Còn tôi viết là "nhiều người ở Trung Quốc" chứ có bảo là tất cả đâu? Tôi đã kiểm tra lại ref ở trang BBC. Xin trích nguyên văn: "There are many thousands of Chinese restaurants around in the UK and everyone has their favourite dish, but only in China itself do chefs specialise in a range of slightly more unusual delicacies." Riêng ở UK mà đã có đến hàng nghìn nhà hàng phục vụ người Trung Quốc thì không phải "rất nhiều" thì chả lẽ lại là ít? Dù sao thì nhiều chứ cũng không phải là tất cả, thế nên đừng lo tôi phóng đại nói xấu đất nước yêu quý của bạn. -- Livy (thảo luận) 16:27, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mà sao bạn cứ phải thêm từ "hiện tại" vào trước câu "chưa có một bằng chứng nào..." thế nhỉ? Trong bản gốc đâu có từ nào chỉ thời gian. Rất có thể bạn sẽ biện minh rằng "Thế chả phải hiện tại chưa có thì gì?", nhưng bạn nghĩ sao nếu tôi tiếp tục sửa lại thành "Từ xưa đến nay chưa có một bằng chứng nào..."? Rõ ràng nghĩa khác nhau hẳn. Thế nên tôi đề nghị không thêm một trạng ngữ chỉ thời gian nào vào đây cả để đảm bảo tính trung lập như trong văn bản gốc. Về phần mấy từ Hán-Việt kia, tôi tạm thời bỏ đi, đợi đến khi nào bạn có một lý do chính đáng để thay thế mấy từ thuần Việt cũ mà tôi đang dùng. -- Livy (thảo luận) 16:34, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn xàm quá, chỉ trích người khác dịch bậy mà vi phạm ngay cái quy tắc cốt yếu của phiên dịch là tách chữ ra khỏi văn cảnh rồi bảo người khác sai.--115.75.12.229 (thảo luận) 17:15, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi vừa đọc lại bài báo trên trang BBC mà được dùng làm ref cho cái đoạn vừa rồi. Căn cứ vào hai chỗ: "There are many thousands of Chinese restaurants around in the UK" và "People's Republic of China", tôi quyết định dịch là "nhiều người Trung Quốc". Bài báo này không có một câu nào nói rằng "ở Trung Quốc hổ được tin rằng có tác dụng trong y học". Nó đang viết về tình trạng hổ bị đem ra làm món ăn tại UK chứ không phải là tại Trung Quốc. Nếu Sholokhov muốn sửa đổi, đề nghị dẫn nguồn cụ thể trước khi thêm thông tin vào bài. Nhớ là nguồn phải có độ tin cậy, tức là một trang nào đó đại loại như BBC, chứ đừng đem mấy trang bán thuốc Đông Y vào đây. Về phần "hiện nay không có bằng chứng nào...", tôi xin bỏ những từ chỉ thời gian. Nếu viết theo kiểu "hiện chưa có" hay "hiện nay không có" như bạn thì chẳng khác nào nói rằng "nay chưa có nhưng sau này có thể sẽ có". Có là có mà không là không. Chẳng ai biết được sau này nó sẽ có hay không. Wikipedia không phải là một quả cầu tiên tri. Bạn chỉ có thể nói vậy nếu bạn có dẫn chứng về một cuộc nghiên cứu đang diễn ra nhưng chưa có kết quả. Còn mấy từ Hán Việt, tôi tạm chấp nhận, cứ cho là để câu văn thêm trang trọng đi. Dù sao nó cũng không ảnh hưởng gì đến nội dung. -- Livy (thảo luận) 01:59, ngày 2 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thôi được, hai câu kia tôi đồng ý và tôi cảm ơn bạn đã đồng ý với mấy từ Hán Việt. Nhưng dầu sao trong tình hình "cái gì cũng có thể xảy ra được" hiện nay nếu khẳng định chắc chắn 100% là không có thì mạnh miệng quá. Mấy ai mà ngờ được khi chạy hơn tốc độ ánh sáng thì có thể đi xuyên thời gian cơ chứ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:39, ngày 2 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Còn cái câu "Still, there are a number of tiger farms in the country specialising in breeding the cats for profit." Tôi không hiểu tại sao bạn lại bỏ cái phần "...specialising in breeding the cats for profit" đi? -- Livy (thảo luận) 02:05, ngày 2 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chăn nuôi đương nhiên là phải thu lợi nhuận, có ai không chăn nuôi để thu lợi chứ. Viết như vậy là thừa. Nói "con mèo" thì nói thật cái cách dùng từ này nó văn nói quá, không nên. Ghi là hiện nay có nhiều cơ sở chăn nuôi hổ ở TQ là đủ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:31, ngày 2 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Văn nói gì chứ. Có bốn con vật được xếp vào dạng "big cat", đó là tiger, lion, leopard và jaguar. Tiger là hổ, Lion là sư tử, còn leopard với jaguar thì Livy không phân biệt được, chỉ biết rằng đại loại nó là con báo. Bạn có thể xem tại en:Big cat. Đó là một thuật ngữ trong sinh học chứ không phải là do người ta cố tình gọi hổ là mèo. Đọc một số trang của nước ngoài đôi khi cũng thấy nó dùng từ big cat để chỉ mấy con này nói chung. Dù sao thì cũng tạm ổn rồi. Cứ để như thế đi. -- Livy (thảo luận) 02:50, ngày 2 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Hổ”.