Thảo luận:Hoàng Cầm (tướng)

Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi In ictu oculi trong đề tài en:Hoàng Cầm (general)
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled sửa

"Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương cao quý" Huân chương nào cũng nhằm ghi nhận công lao nhưng cao quý hay không thì tùy theo phe, ta thì quý nhưng địch thì không, để bảo đảm tính trung lập tôi đề nghị chỉ ghi tên huân chương thôi.

Nhận xét??? sửa

Tôi dời đoạn nhận xét này vào trang thảo luận để phòng trường hợp tranh cãi, tôi cho rằng đoạn này không nhất thiết phải có mặt trong bài vì bài này đang nói về cuộc đời của Hoàng Cầm, chứ không nói đến việc học hành hay quá khứ chính trị của các ông tướng khác nói chung

Nhận xét về học vấn , quá khứ hoạt động trước khi là Cộng sản sửa

Về quá khứ hoạt động trước khi là Cộng sản sửa

Việc Hoàng Cầm có quá khứ gắn liền với quân đội đối đầu với Đảng Cộng sản , sự trễ muộn về thời điểm ông tham gia Cách mạng và gia nhập Đảng Cộng sản , chỉ cần xét ngay trong hàng ngũ tướng lĩnh cấp cao của Cộng sản một số nước khác , cũng không phải quá cá biệt:

Trong các tướng lĩnh của Trung Hoa cộng sản :

  • Bành Đức Hoài : từng là Lữ đoàn trưởng trong quân đội Tưởng Giới Thạch .
  • Hạ Long : vẫn còn làm việc dưới quyền các thủ lĩnh quân phiệt phong kiến ở địa phương trước năm 1927 . Ngay cả sau này , khi Cộng sản Trung Hoa đã giành được chính quyền , do quá khứ dính líu tới quân phiệt và gốc gác thiểu số của mình - là người Thổ Gia (Tujia) - nên ông vẫn bị gọi mỉa mai là "tướng thổ phỉ" . Cả Hạ Long và Bành Đức Hoài chỉ tham gia Đảng Cộng sản Trung Hoa vào năm 1927 , sau khi Tưởng Giới Thạch đàn áp cộng sản.
  • Chu Đức : So với Bành Đức Hoài và Hạ Long , ông tiếp nhận tư tưởng và vào Cộng sản sớm hơn nhưng năm 1922 , nỗ lực gia nhập Đảng Cộng sản Trung Hoa của ông đã bất thành do có quá khứ quân phiêt .Thời kì trước đó , ông là một tướng quân phiệt từng chỉ huy quân tham chiến ở vùng giáp ranh Lào và Việt Nam . Ông đã từng nghiện thuốc phiện và có sinh hoạt bê tha .

Trong các tướng lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam :

  • Đại tướng Lê Trọng Tấn từng là lính khố đỏ và chỉ gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1945 .
  • Trung tướng Nguyễn Bình thậm chí còn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam muộn hơn , vào năm 1946 . Trước đó , ông là người của Quốc dân Đảng Việt Nam .

Cần lưu ý rằng trước 02/9/1945 Việt Nam là một nước thuộc địa. Do đó việc các thanh niên Việt Nam thời đó tham gia quân đội (lính khố xanh, lính khố đỏ) là việc hết sức bình thường. Và cũng không thể xem như vậy là tham gia vào lực lượng đối đầu với Cộng sản.

Về học vấn sửa

Sự giáo dục nghèo nàn mà ông được hưởng - nếu so sánh với một số trường hợp khác trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao - cũng không phải là trường hợp cá biệt duy nhất . Nhan Kim Sinh , thứ trưởng bộ Văn hóa Trung Quốc thời kì ngay trước Cách mạng Văn hóa là người " không đọc nổi mấy chữ to "[1] .Nhiều lãnh đạo thuộc thế hệ đầu của Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Chánh, Vũ Anh, Nguyễn Lương Bằng, Phùng Thế Tài, Chu Văn Tấn...cũng không có nhiều thời gian được đào tạo tại các trường lớp.




Trả lại sửa

Tôi trả lại toàn bộ nội dung như trước khi bị Tân di chuyển. Có so sánh với người khác để thấy rõ hơn về cụ Cầm cũng là cần thiết thôi, không hề làm sao cả. --redflowers 05:53, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tại sao bài giải thích dài như vậy và so sánh với người khác, tại sao so sánh với rất nhiều người Trung Quốc mà không lấy cả người nước khác? Đề mục ghi là "nhận định" nhưng lại không nói là nhận định của ai và kèm dẫn chứng nguồn. Wiki không được nhận định.
Việc giải thích dài kèm so sánh này làm cho người đọc hiểu rằng đây là một trường hợp đặc biệt, rằng việc nhân vật có đi lính khố xanh và vào ĐCS muộn là một điều rất quan trọng. -> phát sinh thông tin dạng suy diễn và làm lệch bài.
Tôi sẽ rút ngắn và chuyển ra chú thích. Bài Lê Trọng Tấn cũng vậy. Tmct 09:40, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chuyện này có gì lạ đâu. Nhiều nguyên soái Liên Xô thời kỳ đầu đều đi lính cho Nga Hoàng, tham gia Thế chiến I. Zhukov còn được tặng Huân chương thánh Geogre nữa. Ngay tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa cũng không ít người đi lính cho Pháp, rồi cho Việt Minh, rồi lại cho Pháp, rồi lại ra đả Pháp, rồi mới làm tướng Quốc gia.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 14:34, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

  1. ^ Nguồn Chu Ân Lai, những năm tháng cuối cùng (1966-1976), NXB Công an Nhân dân, 1996, trang 377 , nhận xét của Chu Đức

en:Hoàng Cầm (general) sửa

Nếu ai đó có một hình ảnh..? Cảm ơn In ictu oculi (thảo luận) 09:26, ngày 29 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Hoàng Cầm (tướng)”.