Thảo luận:Khoa bảng Việt Nam

(Đổi hướng từ Thảo luận:Khoa cử Việt Nam)
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Hahahihihuhu trong đề tài Lùi sửa

Khoa bảng là tên gọi hệ thống thi cử văn học, tuyển chọn người làm quan chức cho triều đại phong kiến Việt Nam. Khoa cử là tên gọi hệ thống thi cử văn học, tuyển chọn người làm quan chức cho triều đại phong kiến Việt Nam thì đúng hơn? Khoa bảng là tên gọi danh sách tuyển chọn người làm quan chức cho triều đại phong kiến Việt Nam.

OK. Tôi đổi lại rồi. Không biết có nên redirect các trang Thi Hương Thi Hội Thi Đình đến trang này hay không, hay là để mỗi kỳ thi có trang riêng? Cao xuân Kiên 16:04, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã tạo Tiêu bản:Khoa bảng, nhưng không đầy đủ. Bạn Cao Xuân Kiên có thể góp ý nên sửa lại như thế nào?--Sparrow 11:02, ngày 4 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi có thêm các học vị. Không biết quý vị có OK không? Cao xuân Kiên 11:26, ngày 4 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tầm nhìn hẹp sửa

Tôi treo bảng tầm nhìn hẹp vì bài này không nói để hệ thống khoa cử tại Trung Quốc và các quốc gia khác. NHD (thảo luận) 23:28, ngày 9 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

OK. Đổi tên thành Khoa bảng Việt Nam cho ... rộng nhé. Cao xuân Kiên 05:46, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Các bài viết về khoa bảng sửa

Nói thật; viết thế nào chứ, tôi đọc cũng chả hiểu mô tê gì cả. Tôi sẽ cố gắng sửa đổi cho dễ đọc hơn. Mong được góp ý.

Tài liệu tôi cho là ok là Lịch triều hiến chương loại chí; phần Khoa mục chí của ông Phan Huy Chú; Đại Việt sử ký toàn thư,...những sách chính sử này đều có bản pdf trên mạng.

Tôi sẽ ghi nguồn cho rõ, tại thấy mấy tay làm sử cứ ghi cổ sử, dã sử, phần nguồn tham khảo hoặc không có, hoặc lập lờ để người dân không biết tới mấy sách như Việt điện u linh, An Nam chí lược,...hòng để viết báo kiếm tiền.

Nguoiachau (thảo luận) 15:20, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Quá nhiều phê bình, phán xét sửa

Cái thói của người ở Vn là hay phê bình, phán xét; nào là xấu xa thế này, thế kia. Phàm nói cái gì cũng phải có dẫn chứng, sự kiện và đặt nó trong bối cảnh chung của thế giới.

Anh không thể ngồi ở thế kỷ 21 mà nói người nguyên thủy ăn ở mất vệ sinh được. Cũng thể nói kiểu như phép thi hồi xưa thế này thế kia được. Ngay lúc này, năm 2015, như ở VN phép thi, phép học có tốt hay không ? có chọn được người tài hay không ? Thì quý vị thử đặt mình vào hoàn cảnh đó. Ý tôi nói là sự phát triển từ 0 đến 1, 2, ,3, 4,...từ từ; chứ không phải phê phán xã hội.

Cái lối suy nghĩ đó làm cho sách vở, báo chí tràn lan toàn dạng phê bình chế độ phong kiến. Hãy đưa ra các sự kiện cho người đọc biết; và họ tự biết đánh giá như thế nào. Chứ không phải là những lời nhận xét chung chung, mơ hồ, vô căn cứ.

Ví dụ về phép thi thời phong kiến; chúng ta thấy rằng có sự tiến bộ từng triều đại; và triều đình cố gắng hoàn bị phép thi để chọn người tốt nhất. Biểu đồ luôn tăng lên dù chậm rãi; là 1 điều tốt.Nguoiachau (thảo luận) 13:54, ngày 3 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Anh nào cũng muốn làm Gia Cát Lượng; nhà bình luận, ngồi phán như Thánh cả.

Nguoiachau (thảo luận) 13:51, ngày 3 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời


Cực khổ nhất là phải chờ hai ba năm mới có kỳ thi. Khi đi thi thí sinh lại phải mang theo lều, chõng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên kinh thành. Tác giả Ngô Tất Tố có viết truyện Lều chõng [2] để nói lên những oái ăm của các kỳ thi này.

Đây là 1 đoạn thể hiện một tư duy hết sức khổ sở về LỊCH SỬ; 2, 3 năm mới có kỳ thi; như việc học 3 năm cấp 3 mới thi Đại học; cách đây mấy trăm năm, 2, 3 năm mới tổ chức được 1 phát. Chẳng lẽ thi 6 tháng 1 lần ? Thi, cũng như ngày nay, phải lên thành phố, mang theo cơm gạo này nọ lên thi. Có gì mà khổ với sở.

Tôi thấy 1 thời kỳ nhiều người hình như khổ quá, nên viết lách cũng mang từ khổ vào trong người. Chỉ có biết tìm cái khổ, cái ách,...mà không tìm được niềm vui của nghề nghiệp. Tôi sẽ thử xóa các đoạn này; chúng ta vui sống lành mạnh, vui vẻ; không việc gì mà gán ghép khổ với sở ở đây cả. Kể cả các bài viết khác về thời phong kiến Việt Nam.Nguoiachau (thảo luận) 15:29, ngày 6 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bài viết khó sửa

Tôi cần ai đó trợ giúp, bài viết này khó, nếu ai đó có thời gian thì cùng viết cho vui. Nói thật là chỉ hiểu đại khái thôi, cứ rắc rối quá.

Nguoiachau (thảo luận) 01:37, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Từ khổ chuyển sang khó, khó qua ngại thôi!--Doãn Hiệu (thảo luận) 02:35, ngày 8 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Wiki cũ viết: Thời vua Quang Trung thi cử thường phải bằng chữ Nôm. Nhiều giám khảo, thí sinh hủ nho không nhận thức rất bất bình cho rằng triều đình khắc nghiệt.

Thực ra Quang Trung đã có những chính sách kém, chỉ biết đánh nhau mà không biết vỗ về dân chúng, khôi phục nông nghiệp,...đến nỗi dân Bắc Hà chẳng bao giờ ủng hộ 2 cha con Nguyễn Huệ- Quang Toản, kết cục toàn gia bị diệt vong.

Không biết chính sách của ông ta thế nào, nhưng lính của ông ta ra Thăng Long, mà phá cả nhà Thái học; mà N Huệ chẳng trừng trị gì cả. Thế thì học hành thi cử gì ? Sĩ phu Bắc Hà họ cho là khắc nghiệt; thế thì là khắc nghiệt, có phải là do thi chữ Nôm đâu ?

Tôi đọc sử liệu; chưa ai chưng ra được cái dòng nào, từ nào của sử xưa mà chỉ ra rằng Nguyễn Huệ quan tâm tới dân chúng, việc học hành, kinh tế này nọ cả. Toàn thấy giết người, đánh đấm, phá hoại tài sản. Nguoiachau (thảo luận) 02:46, ngày 12 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Khoa bảng là từ chỉ người đỗ đạt trong khoa cử sửa

Từ "khoa bảng" trong bài này đã bị hiểu sai thành tên gọi của một hình thức thi cử thời xưa. "Khoa bảng" là từ dùng để chỉ người đỗ đạt trong khoa cử. "Việt Nam tự điển" của Hội Khai trí tiến đức định nghĩa "khoa bảng" 科榜 là "Thi đỗ có tên trên bảng. Thường nói là người đỗ đạt": http://www.vietnamtudien.org/vntd-kttd/p279.png Cần đổi tên bài thành "Khoa cử Việt Nam". YufiYidoh (thảo luận) 09:47, ngày 6 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Vâng, tôi nghĩ rằng bạn nói đúng. Nguoiachau (thảo luận) 07:45, ngày 12 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nguyễn Bình là Tiến sĩ già nhất lịch sử sửa

Nguyễn Bình (1541 -? ) quê Bắc Ninh đỗ đệ tam giáp tiến sĩ năm mậu thìn 1628 khi 87 tuổi cùng khoa với Giang Văn Minh,ông đỗ trước Quách Đồng Dần (1566 - ?) 3 khoa và hơn 25 tuổi.lên Danh hiệu Tiến sĩ già nhất phải là Nguyễn Bình

Trạng Nguyên già nhất và Tiến sĩ già nhất sửa

Trạng Nguyên già nhất là Nguyễn Nghiêu Tư, ông sinh năm 1383 ở Quế Võ Bắc Ninh năm 1448 đỗ Trạng Nguyên khi 65 tuổi ông mất năm 1471 thọ 88 tuổi.Tiến sĩ già nhất là Nguyễn Bình ông sinh năm 1541 đỗ tiến sĩ năm 1628 khi 87 tuổi quê Bắc Ninh 8.37.225.80 (thảo luận) 07:53, ngày 12 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lùi sửa sửa

Bạn Trọng Phú lùi sửa đổi của tôi rồi khóa bài với lý do phá hoại. Chẳng hiểu tôi phá chỗ nào? Nếu bạn có bất đồng thì thảo luận chứ sao lùi phát mất hết sửa đổi của tôi ?Hahahihihuhu (thảo luận) 06:58, ngày 23 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

  • Thành viên này từ khi lên làm bảo quản viên thì lộng quyền chứ có biết đọc chữ Hán nào đâu. Đã nói mãi rồi, ở Việt Nam xưa nay ngoài genz thớ lợ ra không ai gọi "khoa bảng", nhưng cứ khăng khăng mình là chân lí còn thiên hạ sai hết.
Quay lại trang “Khoa bảng Việt Nam”.