Thảo luận:Kiêu hãnh và định kiến

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi 195.83.178.100 trong đề tài Về lối hành văn bài này
Dự án Văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Tên sách, phim... sửa

Bài này có nói đến nhiều tên của phim, chương trình TV, sách... Tôi muốn nhắc một lần nữa là các sách, phim, kịch, chương trình TV... nào đã được dịch sang tiếng Việt thì chúng ta nên dùng tên tiếng Việt đó (dù có thể dịch sai), còn nếu chưa được dịch thì phải dùng tên gốc (nếu không người đọc không tìm ra các sách, phim, kịch... này). Mekong Bluesman 14:53, 10 tháng 9 2006 (UTC)

Tên này đã được Việt hóa chính xác và đã được sử dụng ở VN. An Apple of Newton thảo luận 15:00, 10 tháng 9 2006 (UTC)
Cám ơn Apple đã trả lời. Tôi không chỉ muốn nói đến tên của bài, trong bài còn có các tên khác cần phải kiểm chứng. Mekong Bluesman 15:51, 10 tháng 9 2006 (UTC)

Tại sao bài này tên Kiêu hãnh và Định kiến chứ không phải Kiêu hãnh và định kiến? Và không nên lúc nào cũng căn cứ vào bản dịch tiếng Việt của tác phẩm vì nhiều bản dịch hết sức cẩu thả, đặc biệt là tên các bộ phim.--Docteur Rieux 15:58, 11 tháng 9 2006 (UTC)

Tên bài được đổi thành Kiêu hãnh và Định kiến vì nội dung trong bài cũng đã viết tên bài như vậy, ngoài ra, trong 2 trang liên kết ngoài cũng đã viết rằng :"Sách này đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề Kiêu hãnh và Định kiến, do Hội Nhà văn xuất bản". Casablanca1911 02:01, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Nội dung bài viết sai nên tên bài cũng sai theo. Chẳng có lý do gì phải viết hoa riêng chữ Đ đó cả--Docteur Rieux 08:28, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Nội dung bài viết sai tên ? Và các nguồn trích dẫn cũng sai ? Tên bên tiếng Anh là "Pride and Prejudice" thì sao chữ "Định kiến" không được viết hoa ? Casablanca1911 09:05, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi cho là chữ Đ viết hoa hay thường đều được, nhưng tiếng Việt viết hoa không cứ phải giống tiếng Anh. Ví dụ Gone With the Wind, tiếng Việt thường viết là Cuốn theo chiều gió, ít khi viết hoa. Tốt nhất là hai vị chịu khó kiếm một quyển sách ở Việt Nam xem người ta in như thế nào. Avia (thảo luận) 09:23, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Nguồn trích dẫn không thể sai được, đúng vậy, vì nó sao y từ Nguồn: vi.wikipedia.org Kiêu hãnh và định kiến, Lời giới thiệu Hà hà... Avia (thảo luận) 09:39, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Đấy, trong chính trang đó có viết "Sách này đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề Kiêu hãnh và Định kiến, do Hội Nhà văn xuất bản". Thế là có sai hay không ? Casablanca1911 09:57, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Casa không nhìn xuống cuối trang xem toàn bộ lời giới thiệu đó lấy từ đâu à? Avia (thảo luận) 10:06, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Có xem, nhưng trong trang này [1] cũng viết câu trích trên. Casablanca1911
Và Casa cũng không nhận thấy bài đó chép y nguyên Wikipedia tiếng Việt (từ bài Jane Austen)??
Đó là bài viết trên một forum. Casa bắt đầu tin vào các forum từ khi nào nhỉ??
Avia (thảo luận) 02:07, 13 tháng 9 2006 (UTC)
Cũng không hoàn toàn tin vào các forum, nhưng trong đó có viết là "do Hội nhà văn xuất bản", mà bài Kiêu hãnh và định kiến không thấy có dòng này, suýt nữa tôi định cho thêm vào trong bài. Ngoại lệ, riêng forum trong trang http://thuvien-ebook.com thì tôi tin. Casablanca1911 03:22, 13 tháng 9 2006 (UTC)
Ok, tôi không can thiệp vào niềm tin của người khác. Nhưng tôi (và những thành viên khác) cũng có niềm tin của mình, đồng ý chứ? Avia (thảo luận) 03:41, 13 tháng 9 2006 (UTC)
Tất nhiên, tôi chẳng xen vào chuyện niềm tin của cá nhân nào cả. Thảo luận về việc đổi tên bài bắt đầu khi tôi tìm ra nguồn dẫn viết tên bài như vậy, và mục đích của thảo luận này chỉ là để tìm nguồn dẫn và thêm thông tin chính xác cho bài viết. Casablanca1911 03:54, 13 tháng 9 2006 (UTC)
Okie, tôi cũng tin một vài forum. Avia (thảo luận) 04:22, 13 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi lấy được bìa sách rồi. Ngoài ra, tiếng Việt bắt đầu dùng quy tắc viết hoa của tiếng Anh từ khi nào vậy? Tmct 09:40, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi nghĩ là từ sau Đổi mới, Liên Xô tan rã, báo chí quay sang lấy tin từ nguồn tiếng Anh nên sao chép cả quy tắc tiếng Anh. Nhưng tôi không quan trọng chuyện viết hoa, thực ra viết hoa theo từng từ, (không phải từng chữ), có cái hay của nó. Tôi ghét nhất là một số truyện dịch sao chép đến từng cái dấu, đến nỗi viết câu đối thoại dùng dấu phẩy và dấu ngoặc kép thay vì gạch đầu dòng. Avia (thảo luận) 09:52, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Riêng việc dùng dấu ngoặc kép thì tôi thấy có một lợi điểm lớn, đó là khi lời đối thoại dài quá một đoạn văn. Khi đó, nếu dùng dấu gạch đầu dòng thì tôi không biết phải làm thế nào để ký hiệu rằng hai paragraph liên tiếp là của một người nói chứ không phải đoạn sau của người kia (lại gạch tiếp) hay đoạn sau không phải ai nói cả (không gạch nữa) Tmct 10:06, 12 tháng 9 2006 (UTC).
Trong Wiki tiếng Việt có nhiều chỗ viết hoa mọi từ luôn, như trong bài Diệu Hương, Vì Đó Là Em (bài hát), Cuộc Đời Hồng (bài hát), Anh Em Khá Cầm Tay (bài hát). Còn như trong thảo luận ở bài Cuộc Đời Hồng (bài hát) thì lại có người bảo là chưa có quy định chính thức cách viết hoa ở tiếng Việt. Casablanca1911 09:55, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Theo tôi, các bài hát thích viết hoa là không đúng và tên phim "Kiêu hãnh và định kiến" chính xác hơn. Còn ở VN, tên phim/truyện này được dịch ra có viết hoa hay không không quan trọng. Chúng ta cứ thấy đúng tiếng Việt thì làm thôi. Khỏi tốn thời gian thảo luận. Còn về quy định cách viết, Chính phủ Việt Nam đã ra quy định cho văn bản hành chính từ khá lâu. Còn bây giờ có thêm quy định nào không, tôi chưa được biết. An Apple of Newton thảo luận 11:13, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi nhớ là có quy định về cách viết hoa tiếng Việt (vì trong trường học phổ thông đã (và đang) dạy phần viết chính tả này), nhưng không tìm được văn bản hành chính. Trong lúc chưa tìm thấy, tôi nghĩ, ở Wikipedia tiếng Việt, nên áp dụng cách thức đã quy định trong Bách khoa toàn thư tiếng Việt. Casablanca1911 11:45, 12 tháng 9 2006 (UTC)

Về lối hành văn bài này sửa

Bài viết này dùng tiếng Việt nhưng ngữ pháp lại mang hơi tiếng Anh -- văn vẻ rất khiên cưỡng. Mong các bạn viết lại nghe cho có vẻ tiếng Việt một chút.

Ông bà Gardiner là cậu mợ chứ không phải chú thím của Elizabeth. Phu nhân Catherine là dì của Darcy, không phải cô.

Ý kiến cá nhân: Bản dịch tiếng Việt của Diệp Minh Tâm rất vụng, tiếng Việt không trong sáng, rất nhiều đoạn dịch tối nghĩa, khá nhiều đoạn dịch sai. Thành viên:Vantrinh 00:12, 9 tháng 11 2006 (UTC)

Rất cảm ơn ý kiến của bạn. Tôi lớn lên với tiếng Anh nên không quen lối hành văn tiếng Việt. Mời bạn sửa chửa để Việt hóa bài này. Nguyễn Hữu Dng 00:27, 9 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi là người dịch. Tôi nhận thấy nguyên bản có văn phong cổ (thế kỷ 18), đọc nhanh để thông hiểu thì khá khó khăn, nên khi dịch tôi khá vất vả, nhiều chỗ phải đọc đi đọc lại vài lần, trong khi với sách vở thời nay thì có thể đọc và dịch rào rào! Tôi được biết ngay cả nhiều người Anh, Mỹ ngày nay với Anh ngữ là tiếng mẹ đẻ đọc nguyên bản cũng cảm thấy khó khăn. Có lẽ họ là giới trẻ, thiếu kiên nhẫn khi đọc sách văn học cổ điển chăng? Tôi cố gắng chuyển tải nội dung nhưng không muốn chuyển thể hẳn ra văn phong trong sáng thời bây giờ - làm thế thì Jane Austen không còn là Jane Austen nữa. Cái gì cũng tách bạch rõ ràng, câu cú mạch lạc thì không thể hiện phong thái cổ điển. Dĩ nhiên đó là chủ kiến của tôi, người dịch khác có thể muốn dịch theo cách khác. Tôi đã trao đổi nỗi băn khoăn như thế với Nhà Xuất bản, và được họ đồng ý. Họ đọc bản thảo rất kỹ. Tựu chung, nếu muốn thưởng thức văn học cổ điển thì cần nhẫn nại, nghiền ngẫm, không thể đọc lướt nhanh được.

Tôi có ý kiến chung là thế. Còn nếu người đọc phát hiện được chỗ nào cụ thể dịch không đúng thì tôi rất mong muốn tiếp thu.

Diệp Minh Tâm 221.133.8.201 (thảo luận) 10:51, ngày 12 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có lẽ bạn đã nhầm lẫn. Ở đây là Wiki và phần đó là tóm tắt. Vì vậy càng dễ hiểu càng tốt.--195.83.178.100 (thảo luận) 11:07, ngày 12 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Kiêu hãnh và định kiến”.