Thảo luận:Lê Long Đĩnh

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi 2001:EE0:5209:83E0:5922:57C4:8:E53 trong đề tài Bài viết

Thử bào chữa cho Hoàng đế Lê Long Đĩnh sửa

(Xem thêm) Kien1980v (thảo luận) 20:24, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin đừng chép nguyên cả đoạn dài như vậy vào wikipedia. Nội dung trang thảo luận cũng không được vi phạm bản quyền. Tmct (thảo luận) 21:32, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bất ngờ với lịch sử Việt Nam!!! sửa

Đọc bài viết trên báo Thanh Niên tôi vô cùng bất ngờ, bởi lẽ cá nhân tôi từ thuở còn cắp sách đến trường cho đến trước khi đọc bài báo này, vẫn đinh ninh rằng Hoàng đế Lê Long Đĩnh là một hôn quân! Hy vọng tương lai sẽ có một hội thảo của các nhà sử học để làm rõ nghi án lịch sử này. Bài viết đã nói lên được điều tệ hại trong học thuật và cả trong giáo dục chúng ta hiện nay là cứ nhắm mắt chấp nhận những gì người khác nói, mà không truy nguyên, truy vấn. Cần có những con người chịu khó tìm tòi, chứng minh có cơ sở để trả lại giá trị thật của từng trang sử. Kien1980v (thảo luận) 02:20, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cần có thông tin trái chiều như thế này sửa

Thật hay khi đưa thêm mục quan điểm khác về Lê Long Đĩnh. Rõ ràng trong sử sách có ghi nhưng công tác thông tin tuyên truyền của ta thường lệch lạch, một phía nên rất khó cho đời sau. Thiết nghĩ cũng nên có những nghiên cứu phát minh để minh oan cho 2 cái tên ĐẠI HÀNH VÀ NGỌA TRIỀU. Tôi nghĩ là do đời sau bịa đặt và thêm vào Deooi (thảo luận) 02:25, ngày 9 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nghi ngờ về cái chết của Long Việt? sửa

Phần kết luận bài có ghi ý kiến phản bác việc Đại Việt Sử ký Toàn thư lấy thông tin từ dã sử rằng Long Việt bị Long Đĩnh giết:

đã là dã sử mà khẳng định "Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông" là không có chứng cứ.

Sao thế? Làm sao khẳng định được là không có chứng cứ? Sử xưa cổ thế, còn đòi chứng cứ nào đây? Nếu hỏi chứng cứ thì sẽ có câu hỏi ngược lại: Lấy chứng cứ nào mà vu hãm cho Lý Công Uẩn giết Long Đĩnh để giành ngôi?

Không chỉ Toàn thư, trước khi có Toàn thư thì Việt Sử lược cũng đã ghi:

Vương (Nam Phong Vương - Tức Long Việt) lên ngôi được ba ngày thì bị Khai Minh Vương giết

Chúng ta có thể nghi ngờ về cái chết của Long Đĩnh (do Lý Công Uẩn hạ sát) nhưng với cái chết của Long Việt, nếu không phải vì bị Long Đĩnh giết thì làm gì có giả thiết khác? Làm sao mà mới 23 tuổi, vừa lên ngôi 3 ngày lại lăn đùng ra chết nếu không phải bị hãm hại?

Chúng ta có thể xem lại hành trạng của Long Đĩnh để đánh giá lại về ông trong khi làm vua, nhưng với việc lên ngôi thì chẳng có gì phải nghi ngờ nữa, hay nói đúng ra là chúng ta không có quyền nghi ngờ về một trang sử đã quá xa mà khó có thể bác bỏ những dòng ghi chép vắn tắt đó.

Tôi xin xoá bỏ ý kiến này trong bài viết--Trungda (thảo luận) 08:32, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dã sử trong trích dẫn là tên một quyển cổ sử, chứ không hẳn đã là dã sử theo nghĩa thường hiểu.--Hoàng Sơn 02:45, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trung lập sửa

Nội dung bài này có quá nhiều quan điểm của người viết, kiểu như

  • Vì vậy việc Lê Long Đĩnh giết anh chỉ nên coi là một "nghi án"
  • Một lời đồn đã là không có cơ sở, một lời đồn nói về một việc không thể có chứng cứ càng không có cơ sở.
  • ...

Hình như được chép ở đâu đó ra? Tôi đặt biển "thái độ trung lập". Tmct (thảo luận) 08:43, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ngoài ra, tên các đề mục cũng không trung lập ở chỗ nó nêu ra các câu hỏi, có ý dẫn lái người đọc theo c hiều hướng nghi ngờ và tạo cảm giác giật gân của một bài báo. Wikipedia là từ điển bách khoa chứ không phải báo. Tmct (thảo luận) 08:48, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đúng thế. Xin dẫn chứng thêm và có ý kiến với từng trường hợp:
1. là: "Về cái chết của Lê Long Đĩnh, Ngô Thì Sĩ chép trong Đại Việt sử ký tiền biên như sau: "Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương (tức Lê Long Đĩnh), nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép". Lời đó của Ngô Thì Sĩ cũng như việc giết anh của Lê Long Đĩnh đều có thể coi là nghi án.
Giết và bị giết là khác nhau, làm sao có thể vì bị chết oan mà lại kết luận là: Bị kết tội giết người oan??
2. là: Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: “Khi vua Long Việt bị giết, bầy tôi đều chạy trốn cả, chỉ có Điện tiền quân Lý Công Uẩn ôm thây vua mà khóc. Long Đĩnh cho là trung nghĩa cất lên làm chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ”. Giết vua, giết anh là bất trung bất nghĩa. Kẻ bất trung bất nghĩa khó mà trọng dụng được người trung nghĩa. Vì vậy việc Lê Long Đĩnh giết anh chỉ nên coi là một "nghi án".
Với vấn đề này, chúng ta phải xét toàn cục. Cần thấy rằng trong thế kỷ 10, ở Việt Nam chưa mang nặng tư tưởng Nho giáo và các vua chúa cũng khá khoan dung, minh bạch rạch ròi, bởi lý do hoàn cảnh lịch sử: chính quyền trung ương chưa đủ vững, nhân tài còn thiếu nên vẫn phải hết sức triệt để tận dụng sự thần phục của các lực lượng chống đối. Dù hại người này nhưng các vua có xu hướng tin dùng người nhà của người đó, không hề nghi ngờ. Xem dẫn chứng nhé:
1. Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn nhưng lại dung nạp cháu Tiễn là Kiều Công Hãn, vì cần tranh thủ Hãn để chống Nam Hán, và ảnh hưởng của họ Kiều với vùng Phong Châu, nên đã tha cả Kiều Thuận dù Thuận từng phù tá đắc lực cho Tiễn (đến nỗi sau Hãn chống Ngô Xương Xí)
2. Dương Tam Kha đánh đuổi Ngô Xương Ngập nhưng lai nhận em Ngập là Xương Văn làm con nuôi (đến nỗi sau Văn lật đổ Kha)
3. Lê Hoàn giết Phạm Hạp nhưng lại trọng dụng em Hạp là Phạm Cự Lạng (nhưng Lạng thì không phản vua Lê)
4. Cũng Lê Hoàn giết Nguyễn Bặc nhưng lại dùng con Bặc là Nguyễn Đê làm tướng (đến nỗi Đê cùng Đào Cam Mộc mưu lập Công Uẩn lên ngôi!)
Xem thế thì thấy hành động khóc Long Việt của Công Uẩn có gì mà đáng để Long Đĩnh căm thù trị tội? Khóc vua cũ là trung thần, như Quản Trọng trung thành với công tử Củ mà sau vẫn giúp Tề Hoàn Công, Long Đĩnh muốn trọng dụng Công Uẩn cũng có quyền hy vọng thế chứ! Không thể xem việc phong chức cho Công Uẩn là "hớ hênh".--Trungda (thảo luận) 10:00, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ông Hoàng Hải Vân là nhà báo, không phải nhà nghiên cứu lịch sử, nên không thuộc nguồn chuyên gia uy tín cho các lập luận hay quan điểm về sự kiện lịch sử (dù báo Thanh niên là nguồn uy tín cho các tin tức thời sự hay số liệu lịch sử). Do đó ta có thể bỏ qua các lập luận của ông này. Tmct (thảo luận) 12:28, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nghi án sửa

Tôi chuyển đoạn về Lý Công Uẩn chiếm quyền sau khi Lê Long Đĩnh về bài Lý Công Uẩn, để đây lạc đề, lại càng không phải "nghi án". Vấn đề "nghi án" đã ghi rất rõ ràng trong lời Ngô Thì Sĩ. Tôi cũng xóa các câu chứa quan điểm cá nhân. Tmct (thảo luận) 12:11, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Cái chết của Lê Long Đĩnh đã nêu ra một nghi vấn, nhiều sử gia cho rằng đây có thể là một vụ thanh toán, đảo chính hoàn hảo trong lịch sử[cần dẫn nguồn]. Phần lớn các sách sử chỉ ghi vua mất ở trong cung nhưng không cho biết nguyên nhân".
Câu trên: "nhiều sử gia cho rằng đây có thể là một vụ thanh toán"
Nhưng ngay câu dưới: Phần lớn các sách sử chỉ ghi vua mất ở trong cung nhưng không cho biết nguyên nhân".
Và chỉ dẫn ra 1 trường hợp Ngô Thì Sĩ. Vì vậy tôi xoá đoạn chứa nội dung mâu thuẫn nhau, khỏi phải đề nghị nguồn vì 3 tháng chưa có.--Trungda (thảo luận) 06:28, ngày 22 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn Kien1980v vừa có những bổ sung cho nghi án Lê Ngọa triều. Ngoài lời khẳng định của Ngô Thì Sĩ, những đoạn dưới đây chưa chứng minh rõ ràng được rằng Lý Công Uẩn là thủ phạm:

  1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản ký, quyển II, trang 240 chép về việc lên ngôi của Lý Thái Tổ: "...Khi Ngọa Triều băng, tự lập làm vua... " <= Đây thực ra chỉ nói lên rằng Công Uẩn nhân khi con Ngoạ Triều còn nhỏ yếu mà giành ngôi, chưa nói lên được trước đó Công Uẩn đã giết Ngoạ Triều.
  2. Đại Việt Sử Lược trang 113 chép lời Vạn Hạnh khuyên Lý Công Uẩn: "Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết nhà Lê đương mất, mà nhà Lý đương lên. Họ Lý lại không có ai khoan hòa, nhân hậu và trung thứ như ông, nên rất đuợc lòng dân…" <= Công Uẩn nghe Sư Vạn Hạnh dẫn lời sấm, nhưng cũng chưa thấy tình tiết giết vua.
  3. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép thái độ của Lý Công Uẩn như sau: “Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh em đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn. Song từ đấy cũng lấy thế tự phụ, mới nảy lòng ngấp nghé ngôi vua”. <= Ý này khả dĩ liên quan đến vụ án, song tham vọng là một chuyện, ra tay giết Ngoạ Triều là việc khác. Tạm thời tôi để lại ý này.
  4. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Công Uẩn đã bộc lộ ý định của mình khi hỏi Đào Cam Mộc: “Tôi đã hiểu rõ ý ông, cùng với Vạn Hạnh không khác gì. Nếu thực như lời ấy thì nên tính kế thế nào? <= Thực ra Đại việt SK Toàn thư chép đoạn Công Uẩn nói chuyện với Đào Cam Mộc sau mấy chữ: "Đến khi Ngọa Triều băng,..." nghĩa là khi đó vua chết rồi, không phải 2 người mưu "làm phản" khi Ngoạ Triều còn sống.
  5. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: “Sư Vạn Hạnh mới trông thấy Lý Thái Tổ, biết là người khác thường, đến khi thấy sét đánh thành vết chữ thì đoán biết thời thế thay đổi, như thế là có tri thức vượt người thường vậy. Nhưng dứt tính mệnh, bỏ nhân luân, chán trần tục ồn ào, nương cửa thiền tịch mịch, để trong sạch lấy một mình, người quân tử không cho là phải.” <= Đoạn này chép năm 1025, sau sự kiện sư Vạn Hạnh chết và để nhận xét về con người Vạn Hạnh, không nói về Công Uẩn. Cần nói thêm rằng Ngô Sĩ Liên theo quan điểm Nho giáo để phê Phật giáo nên ngay cả việc sư Vạn Hạnh "chán trần tục ồn ào, nương cửa thiền tịch mịch, để trong sạch lấy một mình" mà Ngô Sĩ Liên cũng "không cho là phải".

Tôi xoá bỏ những thông tin trên, tạm thời để lại ý thứ 3 có một chút liên quan đến nghi án.--Trungda (thảo luận) 02:30, ngày 20 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đổi hướng chủ đề sang Lê Long Đĩnh sửa

Tôi xin đổi hướng chủ đề này sang Lê Long Đĩnh vì 2 lẽ:

  • Trong bài viết đã trích lời của các sử chỉ ra rằng tên gọi này "do Lý Công Uẩn đặt ra để bôi nhọ" và "[chép như thế là quá thường, nay đổi sang "Đế"]"
  • Tên Lê Long Đĩnh thông dụng hơn
Kết quả 1 - 10 trong khoảng 6.630 cho "lê long đĩnh". (0,20 giây)
Kết quả 1 - 10 trong khoảng 3.220 cho "lê ngọa triều". (0,17 giây)

Kien1980v (thảo luận) 02:09, ngày 14 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Định mệnh của một lời tiên tri sửa

Bài này là tư liệu tham khảo khá tốt cho các bạn nghiên cứu: 1 hoặc 2

Deooi (thảo luận) 08:42, ngày 3 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sấm liên quan gì đến nghi án? sửa

Trong đoạn "Nghi án cái chết" của Ngoạ triều, không hiểu đoạn dưới đây có liên hệ gì?

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên Quyển thứ I cũng nêu ra nghi vấn qua lời phê nhận xét sấm truyền họ Lý sẽ làm vua:
"Bờ cõi Bắc Nam tuy có khác, nhưng vận hội vẫn như nhau: nhà Lê thì có chuyện khoác áo long cổn, nhà Lý thì lời sấm truyền ghi trên thân cây, sao mà giống chuyện với bên Tống thế! Hay là người làm sử thấy thế, gò ép gán gẩm vào với nhau để cho thần dị câu chuyện, chứ trời kia có ý làm ra như thế đâu?"

"Người viết sử", ừ thì gò ép, nhưng là "ép" ra cái "mệnh trời" cho nhà Lý, liên quan gì đến cái "nghi án" giết Long Đĩnh?

Cho nên xoá.--Trungda (thảo luận) 18:04, ngày 21 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đoạn này nằm trong mục nghi án về cái chết của Lê Long Đĩnh, nó gợi cho người ta hoài nghi về việc chính Lý Thái Tổ đã giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi, các sử sách sau này "gò ép gán gẩm" cho "phù hợp" với việc lên ngôi "chính nghĩa" của Lý Thái TổKien1980v (thảo luận) 03:44, ngày 22 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Giết Tần Nhị ThếTriệu Cao, nhưng "kẻ có mệnh trời" lại là Lưu Bang, giết Tùy Dạng Đế là Vũ Văn Hoá Cập, nhưng kẻ có "mệnh trời" lại là Lý Uyên. Tào Phi cũng đặt ra sấm mệnh trời, nhưng không giết Hán Hiến Đế, Tư Mã Viêm có mệnh trời, nhưng không giết Tào Hoán ... "Con hươu" về tay ai, không cứ về tay người ra tay hạ sát kẻ đương nhiệm. Cách viết sử kiểu "độc tôn" của nhà Lê (trong Toàn thư) và nhà Nguyễn (với Cương mục) luôn cho người đọc thấy rằng duy nhất chỉ có "hoàng triều" mới giành thiên hạ một cách đàng hoàng.--Trungda (thảo luận) 11:31, ngày 22 tháng 3 năm 2009 (UTC) nghi vấn về Lê Long Đĩnh hay còn gọi là Lê Ngọa Triều.Trả lời

Lê Long Đĩnh - Oan quá! sửa

hiện nay trong nhiều thế hệ việt nam đều nghĩ rằng Lê Ngọa Triều là một vua hoang dâm vô đạo, tàn ác vô lương tuy nhiên lại xảy ra những nghi vấn sau:

  • 1. về mặt bệnh tật: một người ăn chơi hoang dâm vô độ mà bị bệnh trĩ ( theo sách sử ghi lại) là một điều vô lý về y tế.
  • 2. một vua tàn bạo giết hết sư sãi thì sao những vị sư sãi đều còn tồn tại như sư nuôi dạy nên Lý Công Uẩn.
  • 3. có nhiều truyền thuyết cho rằng từ một giấc mơ nhảm nhí Lê Long đĩnh đã ra lệnh truy sát họ Lý nhưng vấn đề là Lý Công Uẩn ở ngay bên cạnh lấy họ Lý sao vẫn sống phây phây mà còn nắm quyền cao.
  • 4. một vị vua bị xem là ngang ngửa Kiệt Trụ mà lại biết đi lấy kinh phật về dịch ra , xin mở thương quán để buôn bán, cầm quân đi đánh.
  • 5. một vị vua bị gọi là hoang dâm vô đạo mà khi thấy Lý công Uẩn ôm xác Lê Trung tông( Lê Long Việt) thì lại không trách phạt hoặc kiềm chế ông ta mà lại vẫn cho ông ta tiếp tục giữ chức cũ .
  • 6. Lý Công Uẩn là người phụ trách bảo vệ hoàng gia nhưng khi Lê Long Việt bị giết ông ta không có mặt chỉ chạy đến ôm xác sau khi bị giết. và không thấy có dấu hiệu ông ta chống lại.

như vậy từ những dữ liệu này tôi lớn mật nêu ra một nghi vấn như sau:

  • lúc các hoàng tử nhà tiền Lê tranh giành ngôi báu thì thực tế Lý Công Uẩn là người thuộc phe của Lê Long Đĩnh.
  • Lê Long Đĩnh có thể là chết vì bị đầu độc.
  • và việc Lý công Uẩn lên ngôi là xuất phát từ một âm mưu soán ngôi .

sau khi lên ngôi trước ánh hào quang của Lê Hoàn( từng đem luôn quân vào đánh Champa tan tác , một bộ tướng trốn ở lại và lên làm vua chăm pa, đồng thời được Trung Quốc công Nhận là An Nam Quốc Vương) họ Lý đã tìm mọi cách bôi xấu vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh nhằm nâng cao vị thế của mình.

theo các bạn nghĩ thế nào?Khuctam (thảo luận) 00:44, ngày 6 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cần xem lại tính công minh và chính xác của các nhà chép sử Việt Nam đặc biệt là thời Lí -Trần sửa

nước ta là nước nhỏ và thời điểm trên Nho giáo vẫn chưa nắm thế chủ đạo, do đó có thể có chuyện nhà làm sử sẵn sàng bẻ cong ngòi bút của mình vì ý của chúa mình,đọc sử đoạn triều Đinh- Lê thấy sự một màn đêm buông xuống,khó mà sáng tỏ, thấy khi đối chiểu với thời Ngũ đại Trung Hoa còn sáng tỏ muôn phần dù nó là thời loạn,vua minh, vua u mê điều rõ, lại có miếu hiệu, thụy hiệu, niên hiệu của người ta rất rõ ràng lại thấy cái truyền thống làm sử của nước ta thật đáng buồn, đến ngày nay vẫn không khá hơn, chưa giữa được đạo trung dung, công bình! xét thấy nên ghi rõ ràng thụy hiệu của Đế Long Đĩnh là Đại thắng minh quang hiếu hoàng đế, miếu hiệu là hiếu đế (Tiền Lê Hiếu Đế) như là sự ghi nhận vậy! còn về lê Hoàn có thể có thụy hiệu là Thái Tổ Võ Hoàng Đế hay Cao tổ Võ Hoàng Đế chăng?(Tiền Lê Thái Tổ hay Tiền Lê Cao Tổ), phải chăng có một chiến dịch hạ thấp uy tín nhà tiền Lê trong lịch sử? mong được lưu tâm và chia sẽ! Đào Thiên Chương (thảo luận) 02:57, ngày 17 tháng 6 năm 2010 (UTC)DTHTrả lời

Làm ơn cho nguồn (Sách hay gia phả cũng được). Chuyện sẽ có tiếp. Xin tạm để là Lê Đế Long Đĩnh theo cách của Tiền biên vậy.--Hoàng Sơn 02:47, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dã sử? sửa

Phần này có thiên hướng cho rằng chỉ có dã sử mới chép việc Long Đĩnh giết anh (Trung Tông):

Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư có chép lại một chuyện trong sách Dã sử như sau: "Sách Dã sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông."

Thực chất điều này không chính xác. Trước khi chép đoạn này, Toàn thư đã xác nhận là "Vua lên ngôi được 3 ngày thì bị Long Đĩnh giết. Bầy tôi điều chạy trốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc". Ngô Sĩ Liên dẫn đoạn dưới chỉ làm rõ thêm vài chi tiết cho cụ thể hơn: Long Việt không cương quyết ra tay giết Long Đĩnh nên mới mang họa; còn Đĩnh thì dùng trộm cướp trèo tường vào giết anh, chứ không phủ nhận việc Long Đĩnh giết Long Việt

Ngoài Toàn thư, các chính sử khác như Đại Việt sử lược và Cương mục cũng khẳng định chắc như đinh đóng cột về thủ phạm giết Trung Tông là Đĩnh. Vì thế không thể nói việc "Đĩnh giết vua anh" chỉ có dã sử nói.--Trungda (thảo luận) 09:23, ngày 27 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi chỉnh lại bằng các bộ chính sử.--Trungda (thảo luận) 09:36, ngày 27 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đại Việt sử ký toàn thư có thể nói là đáng tin cậy nhất vì các cuốn sử sau đều chép theo nó. Trong cuốn này cũng đã khẳng định "Sách Dã sử chép rằng", bạn nên tôn trọng ý kiến của thành viên khác, không nên bỏ đoạn đó đi, nó là cơ sở để lật lại các nghi vấn sau này.Kien1980v (thảo luận) 10:42, ngày 27 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi thêm 1 chút vào việc tranh chấp ngôi vua từ nguồn An nam chí lược của Lê Tắc; tôi cũng sửa Tiêu đề Tranh đoạt Hoàng vị bằng từ Tranh đoạt ngôi vua, tôi nghĩ từ này dễ hiểu hơn, phù hợp cho học sinh vào có thể tra cứu.

Nguoiachau (thảo luận) 08:06, ngày 30 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bài viết sửa

Bài viết cũng khá quan trọng, nhiều tranh chấp, nên đc biên tập lại, và bỏ các từ có thể gây thành kiến cho người đọc. Chúng ta cứ viết theo nguồn, tránh dùng tính từ nhiều quá.

2001:EE0:5209:83E0:5922:57C4:8:E53 (thảo luận) 03:54, ngày 19 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Lê Long Đĩnh”.