Thảo luận:Lương Thế Vinh

Bình luận mới nhất: 8 tháng trước bởi GDAE trong đề tài Bình duyệt

Phần sửa đổi của Duongdttt sửa

Tôi thấy phần bạn sửa có nhiều điểm không hợp lý:

  • Lương Thế Vinh sinh ra trước khi có tên gọi Việt Nam, vậy sửa "người Việt" thành "người Việt Nam" có hợp lý ko?
  • "viện Hàn Lâm" -> "viện Hàn Lâm triều" nghĩa là gì?
  • "Minh" được tạo liên kết wiki sẽ ko rõ ràng. "Nhà Minh" mới đúng chứ nhỉ?

Nếu các bạn đồng ý những sửa đổi trên là không hợp lý đề nghị revert. Nguyễn Thanh Quang 17:34, ngày 30 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thời gian sống sửa

Năm sinh của Lương Thế Vinh sửa

Theo mình tìm hiểu trong một số sách sử và cả sách giáo khoa của sở GD-ĐT thì năm sinh của Lương Thế Vinh là 1442, nếu mình sai thì các bác đừng có la mình tội nghiệp.

Thời gian sống của Trạng Lường sửa

Bạn gì không ký tên vừa băn khoăn về năm sinh của Trạng Lường. Còn tôi lại băn khoăn về năm mất của ông. Trong bài có ghi ông mất năm 1441 , nhưng bên dưới lại ghi: Vua Lê Thánh Tông làm bài thơ thương tiếc ông. Thật vô lý vì vua Thánh Tông mất năm 1497, làm sao biết được khi Trạng Lường mất? Năm 1510 là đời Lê Tương Dực rồi.

Còn nữa, tôi search trên google, thấy các trang thông tin về Trạng Lường, kể cả trang "Liên kết ngoài" của bài viết này đều ghi: Lương Thế Vinh (1441 - ?), như vậy là không rõ năm mất của ông. Chưa biết tác giả bài này căn cứ vào nguồn tài liệu nào để khẳng định ông mất năm 1510? Xin hãy làm rõ.--Trungda 14:27, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hai bác sai hết cả rùi sửa

Theo mình thi Lương Thế Vinh năm sinh năm mất là (1442-?) chứ ko phải là (1442-1510) như bác thứ nhất và cũng ko phải là (1441-?) như bác thứ hai.

Bạn căn cứ sách nào vậy?--Trungda 18:35, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi biết năm sinh và năm mất của Lương Thế Vinh rồi sửa

Theo sự điều tra của mình thì Lương Thế Vinh sinh năm "1442" và mất năm "1496".Cô giáo bộ môn sử cũ của tớ cũng nói như vậy.Nếu ai biết thêm chi tiết thì càng tốt.Nhớ là có sự chính xác đó nghen! Võ Nhật Minh (thảo luận) 11:54, ngày 19 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bạn điều tra từ sử liệu nào vậy? Nói vô căn cứ như vậy trong khoa học là không được đâu. Demon Witch (thảo luận) 10:03, ngày 20 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tổng kết sửa

Tóm lại, giờ vẫn chưa biết rõ chính xác năm sinh và năm mất của nhân vật này. Ngay trong bài, phần đầu thì ghi sinh 1441, phần sau thì ghi sinh ngày... tháng... năm 1442. Nếu là năm Tân Dậu thì là năm lẻ (1441) chứ không phải năm chẵn. Năm mất thì cũng nhập nhằng giữa 1496 (theo Danh nhân Hà Nội - TS. Lưu Minh Trị, NXB Hà Nội, tr336-341 như cái link dẫn chứng, tuy nhiên tôi chưa được coi cuốn đó để xem tác giả tham khảo từ sử liệu nào) và 1510. Vậy thì, những sử liệu nào là chính xác để có thể căn cứ vào đó, thu lại thông tin hữu ích đây??? Trước mắt cứ tạm theo Lưu Minh Trị là 1441-1496 Demon Witch (thảo luận) 10:03, ngày 20 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thơ điếu của ai? sửa

Bài điếu Trạng Lường vẫn được xem là của Lê Thánh Tông trong 1 số website. Thật lạ vì các website này cũng không quan tâm tới năm mất của Trạng Lường và vua Lê để thấy sự vô lý mà tôi đã nêu ra ở trên. Theo tôi có 3 khả năng:

1. Trạng Lường mất trước vua Lê Thánh Tông.
2. Bài điếu Trạng Lường là của Lê Tương Dực. Trong Đại Việt sử ký Toàn thư còn ghi mấy bài thơ của Tương Dực họa lại với sứ nhà Minh chứng tỏ ông vua lợn này cũng khá hay thơ.
3. Đây chỉ là giai thoại, bài thơ do một văn nhân đời sau làm ra và được gán cho vua Thánh Tông. Trường hợp này không khó hiểu, giống như sau này sử sách nhà Nguyễn vẫn dựng Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, vốn đã qua đời năm 1613, sống dậy vào năm 1627 để giải bài thơ của Đào Duy Từ gửi Bắc Hà cho chúa Trịnh nghe (xem bài Trịnh Nguyễn phân tranh)--Trungda 18:46, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cụ Trạng có đi sứ Trung Quốc không? sửa

Có tài liệu ghi:

Đến năm Quý Tỵ (1473), Thái sư Quốc công Lương Thế Vinh phụng chỉ đi sứ sang Minh quốc (明朝,1368-1644). Sau khi viết bài phú "Đông phong thiên lãnh" do Hoàng đế nhà Minh Hiến Tông thử tài, Ông đặc cách Trạng nguyên, trở thành “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Thuần Đế Chu Kiến Thâm (1464-1487) mến tài lưu lại dạy Thái tử và phong tước “An Nam Vương quốc công”.

Nhưng không biết cụ Trạng Lường có thực từng đi sứ Trung Quốc không? Nếu có thì sử liệu nào phản ánh?

Hơn nữa, chính sử chép: trong 49 vị Trạng nguyên của Việt Nam, có ba người được xưng tặng là "Lưỡng quốc Trạng nguyên", đó là: Mạc Đĩnh Chi triều vua Trần Anh Tông, Nguyễn Trực triều vua Lê Thái Tông và Nguyễn Đăng Đạo triều vua Lê Hy Tông không thấy ghi Lương Thế Vinh? Thực hư chuyện này ra sao? 222.252.141.225 (thảo luận) 10:59, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tài liệu nào ghi vậy bạn? Dẫn ra đây đi.--Goodluck (thảo luận) 10:59, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bình duyệt sửa

@Mintu Martin Hii, mình rất sẵn lòng giúp bạn peer-review bài nha. Trước hết thì mình thấy bài ổn rồi nè, nhưng có một số điểm nữa bạn có thể mở rộng thêm:

  • Phần giới thiệu tiểu sử chung: thực sự mình thấy ông này là một nhân vật khá lớn, mà phần mở đầu có vẻ hơi sơ sài. Bạn nên mở rộng thêm phần giới thiệu theo bố cục Tiểu sử chung - Thành tựu - Di sản. Nó sẽ giúp người đọc hình dung rõ hơn về chủ thể ngay từ lần đọc đầu tiên á.
  • Bảng biểu tác phẩm: mình nhận thấy ông LTV có nhiều tác phẩm văn chương, do đó bạn nên hệ thống hóa chúng lại thành một bảng sắp xếp ở cuối bài.
  • Nguồn: có vô số sách tiểu sử cả cũ lẫn mới viết về ông này. Mình cho rằng với lượng thông tin được khai thác đa số từ trên mạng này thì có lẽ vẫn chưa đủ để đáp ứng được khối lượng nội dung đồ sộ của chủ thể. Theo mình, bạn nên tra trước tất cả các đầu sách liên quan đến Lương Thế Vinh rồi đến thư viện để đọc (Mình recommend Thư viện Quốc gia Việt Nam vì nó có mọi sách bạn cần tìm). Mình cũng thỉnh thoảng hứng lên sẽ đến thư viện để mượn sách, lấy thông tin để viết bài :)
    Ngoài ra, mình gợi ý một số trang tra cứu trực tuyến mà bạn có thể dùng để khai thác thêm tiểu sử về ông này như trang web của bộ sách Bách Khoa Toàn thư Việt Nam; trang lưu trữ báo chí TVQGVN (baochi.nlv.gov.vn); trang tra cứu thư viện quốc gia Pháp. Đây đều là những nguồn rất hữu ích để bạn tra cứu và khai thác nhiều thông tin hơn về chủ thể để đưa vào bài.

Hi vọng những điều trên giúp ích cho bạn, mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:28, ngày 7 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời

@Mintu Martin Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn Nguyenmy2302. Một nhân vật được xem trọng và nghiên cứu trong nhiều tài liệu lịch sử Việt Nam thì số lượng nguồn và thông tin hiện trong bài vẫn chưa đáp ứng phần nào (theo tôi thì khai thác được hết thì phải ít nhất là gấp 3 4 lần hiện nay). Ngay đến việc tìm kết quả của "Lương Thế Vinh" trên google book cũng cho ra kha khá. Nếu bạn tìm được những đầu sách đó trong các thư viện để bổ sung vào bài thì quá tuyệt vời. Còn về phần biên tập bài thì các đề mục vẫn chưa có sự cân đối (có lẽ vì thiếu thông tin và nguồn) như ở mục đương thời. Chẳng lẽ đương thời ông chỉ được nhắc vậy thôi sao. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 05:49, ngày 7 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời
Vì không có đủ hiểu biết trong lĩnh vực lịch sử nên tôi chỉ góp ý vậy. Bạn thử hỏi ý kiến một số những thành viên am hiểu về lịch sử khác xem sao. Như NhacNy2412 là tôi thấy có một kho nguồn đồ sộ và phong phú. – ⒼⒹⒶⒺThảo luận 05:52, ngày 7 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Lương Thế Vinh”.