Thảo luận:Na

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Lưu Ly trong đề tài Na giai

Na giai sửa

Có nơi nào gọi đây là Na giai không nhỉ? Lưu Ly 02:14, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi chưa thấy ai gọi tên này. Nguyễn Thanh Quang 05:16, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Na dai là một loại na (ngon hơn na bở), search Google ra hơn 800 hits. Một số trang đề cập, ví dụ:

... conbo 05:34, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dai hay bở có lẽ do na được trồng ở đất nào. Chứ tất cả đều là một loài. Nguyễn Thanh Quang 05:40, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

ý tôi hỏi là có hay gọi không ấy. Ví dụ qua na thì miền Bắc gọi, trong Nam gọi mãng cầu. Nhưng với mãng cầu dai/giai là miền nam dùng, còn miền bắc hay gọi na dai/giai hay mãng cầu dai/giai?

Cái này không cần nguồn dẫn gì cả, mà ai đó đang ở Bắc thì biết ngay thôi mà. Lưu Ly 05:46, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dân Bắc gọi là na dai bạn ạ.Thân,--redflowers 13:26, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cám ơn bạn, nhưng tôi nghe có người ↓↓↓ gọi là mãng cầu kìa. Tôi cũng đoán thế này, mấy bạn ở ngoài bắc và trong nam xem đúng không nha:
  • Na (loại bở): người bắc hay gọi là quả na. Người nam gọi là quả mãng cầu.
  • Nhưng còn loại dai là giống bên nước Xiêm du nhập vào miền nam VN trước nên người nam gọi là mãng cầu Xiêm hay mãng cầu dai/giai/gai. Miền bắc khó trồng loại này mà chủ yếu từ nam chở ra, do đó cái tên mãng cầu dai/giai/gai và mãng cầu Xiêm cũng mang theo, mặc dù gọi na Xiêm, na dai/giai/gai cũng không sai nhưng ít ai gọi vậy. Không biết đúng không các bác nhẩy?
Lưu Ly 13:56, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quả na có 2 loại bở và dai, như vậy quả na bở và quả na dai trong miền Nam gọi là gì ? Chữ "dai" và "bở" là để phân biệt như mít "dai" với mít "mật". Casablanca1911 14:12, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC) [Trả lời

Không phải người miền Nam, tôi trả lời được câu này, gọi là: mãng cầu và mãng cầu dai/giai/gai/Xiêm. Lưu Ly 14:29, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thế thì lại nhầm lẫn rồi, mãng cầu gai chính là quả mãng cầu dài dài, có các cái gai ở ngoài, đây là loại 1 nhé. Nhưng vẫn còn 2 loại nữa có hình dáng tròn, mà vỏ có nhiều mắt (gọi là mắt na), khi bóc ra để ăn múi bở ra---->gọi là na bở, múi rắn chắc--->gọi là na dai cơ mà. Thì trong Nam gọi 3 loại quả này theo 3 cái tên như thế nào ? Ngoài ra, cũng thấy lạ là sao không thấy xuất hiện cụm từ "mắt mãng cầu" bao giờ nhỉ ? Khi chọn mua, ăn na, người ta thường căn cứ vào mắt na để xem đã "mở hết mắt" chưa. Casablanca1911 14:35, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

múi rắn chắc--->gọi là mãng cầu sống :D :D....Lưu Ly 14:53, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nguyễn Duy có câu thơ về mắt na khá vui :
Chúng mình nhắm mắt đi em
cho na mở mắt ra xem chúng mình ;) Casablanca1911 14:35, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cũng có thể nhầm chứ. Nhưng hỏi về mấy trái cây làm mồi nhậu được thì tôi ít nhầm hơn. Lưu Ly 14:52, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mãng cầu giai sửa

Tôi thường nghe gọi là mãng cầu gai chứ không gọi là mãng cầu giai. Thử tìm trên goole mãng cầu gai cho thấy 397 hit, còn mãng cầu giai chỉ có1 hit. Lê Thy 05:05, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên này tôi thấy theo cụ Đỗ Tất Lợi, google thì thấy "mãng cầu dai" nhiều hit hơn. Còn mãng cầu gai chắc là tên khác của mãng cầu xiêm (Annona muricata). Nguyễn Thanh Quang 05:14, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Thử tìm trên google mãng cầu dai thấy có 2.420 hit
Tôi sẽ đổi tên bài thành "mãng cầu ta". Nguyễn Thanh Quang 05:40, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đề nghị đổi tên bài thành "Na". Lê Thy 11:09, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi chưa thấy nghe gọi quả này là mãng cầu ta bao giờ, chỉ thấy gọi là na hoặc mãng cầu xiêm thôi. Casablanca1911 06:27, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Casa chưa nghe nhưng tìm thử trên google thì có 1530 hit, trong khi đó còn mãng cầu giai chỉ có 1 hit.

Thực tế ngoài cuộc sống miền Bắc có khái niệm như vậy. Còn việc gọi quả na là "mãng cầu xiêm" là để phân biệt với quả mãng cầu thì bây giờ trên wiki, mãng cầu lại chính là "quả na" (???). Bây giờ cứ gọi 1 cốc sinh tố mãng cầu, thể nào họ cũng mang ra đúng loại sinh tố mãng cầu chứ không phải mang sinh tố na ra. Khái niệm linh tinh hết cả, chả hiểu đâu đúng. Casablanca1911 11:20, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cái nào linh tinh tôi vẫn chưa hiểu, vậy khái niệm ngoài Bắc của "na", "mãng cầu", "mãng cầu xiêm" là ứng với những bài nào hiện nay xin chỉ rõ. Mời mọi người xem lại các bài na, mãng cầu, họ Na, chi Na, mãng cầu xiêm, mãng cầu ta xem có gì không hợp lý? Nguyễn Thanh Quang 11:31, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Như thế này, cái hình trong bài chính hiện nay tương ứng với khái niệm = quả na = na dai = na bở = mãng cầu xiêm. Còn cái quả ở hình bên cạnh là quả "mãng cầu".
 
Chắc mấy bà bán sinh tố ngoài đấy gọi thế thôi ;) "Mãng cầu" chỉ là cách gọi khác của "na". Xin hỏi thêm các thành viên WP khác ngoài Bắc khác về vấn đề tên gọi này là như thế nào? Quả bên cạnh gọi là "mãng cầu" hay "na" không sai, đấy là cách dùng theo nghĩa rộng, có thể bao chùm cả họ/chi Na, nhưng tên chính xác nhất của loài này là "mãng cầu xiêm". Nguyễn Thanh Quang 12:15, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Thế ở trong nam, có món sinh tố mãng cầu không ? Trong list đồ uống, đa số các quán giải khát người ta đề là gì ? "sinh tố mãng cầu" hay "sinh tố mãng cầu xiêm" ? Quả bên cạnh mà gọi là "na" thì ngoài Bắc họ cười chết. Casablanca1911 12:57, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Có sinh tố "mãng cầu" chứ, nhưng loài mãng cầu để làm sinh tố chủ yếu là "mãng cầu xiêm", gọi là mãng cầu cho ngắn gọn. "Mãng cầu" và "na" dùng ở đây gọi theo nghĩa rộng, Casa không đọc bài na sao? Thôi tôi đợi ý kiến các thành viên khác. Nguyễn Thanh Quang 13:22, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi không biết miền Nam gọi quả trong bài này là gì, nhưng đề nghị đổi thành Na, do là tiếng Việt chuẩn. Tmct 14:35, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mà sao lại gọi là "na ta"? Có "na tây" không? Tmct 14:38, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Gọi là na (ta) ý chỉ loài na thông dụng ở Việt Nam, na tây hay mãng cầu tây là tên gọi của loài Annona cheirimola. Vì ở đây na được hiểu với nghĩa rộng là một chi hay họ. Nguyễn Thanh Quang 14:47, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời


Theo những gì tôi biết thì Nguyễn Thanh Quang hiểu đúng rồi chứ nhỉ.Hình ở bên là hình về "mãng cầu xiêm" và thứ được dùng làm sinh tố là "mãng cầu xiêm",nhưng món sinh tố này được gọi vắn đi là "sinh tố mãng cầu" . "Mãng cầu" vừa là là tên của 1 loài thực vật là cây "mãng cầu";đồng thời là tên của một họ và một chi thực vật.Điều này cũng giống như khái niệm "trống đồng Đông Sơn" vậy : "trống đồng Đông Sơn" vừa được dùng để chỉ chung cho tất cả các trống đồng có niên đại trong khoảng thời gian của văn minh Đông Sơn được tìm thấy ở Việt Nam và các khu vực lân cận;vừa được dùng để chỉ riêng cho các trống đồng có cùng niên đại này được tìm thấy tại khu vực Đông Sơn của Việt Nam.Thân,--redflowers 14:52, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời


Các bạn cho hỏi là món sinh tố này ở trong Nam được gọi tên là gì ?thảo luận quên ký tên này là của 58.187.65.235 (thảo luận • đóng góp).

Quay lại trang “Na”.