Thảo luận:Người chuyển giới ở Việt Nam

Bình luận mới nhất: 2 tháng trước bởi 116.98.2.139 trong đề tài Bài báo của Nguyễn Văn Hợi (2018)
Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.
Dự án LGBT
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án LGBT, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về LGBT. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Hợp nhất sửa

Xem Thảo luận:Người chuyển giới#Tách bài và Hợp nhấtThảo luận:Người chuyển giới#Các vấn đề ở mục Người chuyển giới ở Việt Nam.1.55.157.9 (thảo luận) 04:25, ngày 17 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Bài báo của Nguyễn Văn Hợi (2018) sửa

Link bài báo. Trong bài phân tích các khái niệm khác nhau, nhưng phiên bản bài viết hiện tại lại cắt gọt và phóng tác ý không có trong bài báo

Trong bài nói về

“Khái niệm “giới” muốn nói đến vai trò của giới nam và giới nữ về mặt xã hội, hành vi, các hoạt động và các đặc tính của mỗi một giới (sinh học, tâm lý, xã hội)[5]. “Giới chỉ sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ, phản ánh đặc điểm quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ, liên quan đến địa vị xã hội của nam giới và phụ nữ”[6]. Như vậy, các quan điểm đưa ra đều nhận định giới là nói đến vai trò, địa vị xã hội của nam giới và phụ nữ. Ví dụ giới nam thường để tóc ngắn và giọng nói ồm - trầm, giới nữ thường để tóc dài và giọng nói trong - cao. Theo đó, chỉ cần dựa vào những biểu hiện bên ngoài về mặt xã hội có thể xác định được một người thuộc giới nam hay giới nữ.
Với những phân tích trên đây, muốn thay đổi (chuyển đổi) giới từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam chỉ cần thay đổi những đặc điểm nhận dạng như vị trí, vai trò của cá nhân trong xã hội (thay đổi những đặc điểm bên ngoài). Ví dụ: nữ muốn chuyển giới thành nam thì chỉ cần cắt tóc ngắn, mặc đồ nam, thay đổi giọng nói và làm những việc mà nam giới thường làm; một người nam muốn chuyển giới thành nữ thì chỉ cần để tóc dài, mặc đồ nữ, thay đổi giọng nói và làm những việc mà nữ giới thường làm. Để đạt được điều này, người chuyển giới có thể cần hoặc không cần thực hiện những phẫu thuật y học mà có thể chỉ cần điều trị nội tiết tố sinh dục là đủ.
Khái niệm “giới tính” muốn nói đến những biểu lộ sinh học đặc trưng của một người (như nhiễm sắc thể, tuyến sinh dục, các bộ phận sinh dục trong và ngoài) là nam hay nữ[7]. Giới tính thể hiện những đặc điểm sinh học của nam và nữ, có tính chất bẩm sinh, tự nhiên, sinh thành, biến đổi tuân theo quy luật sinh học, gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi[8]. Như vậy, để xác định giới tính của một người có thể phải dựa vào nhiều đặc điểm như nhiễm sắc thể, bộ phận sinh dục.
…muốn chuyển đổi giới tính của một cá nhân đã hoàn thiện về giới tính thì nhất định phải thay đổi bộ phận sinh dục. Việc thay đổi bộ phận sinh dục chỉ có thể thực hiện được thông qua các phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục của người muốn chuyển đổi giới tính… Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là toàn bộ quá trình từ điều trị nội tiết tố sinh dục đến phẫu thuật ngực, phẫu thuật bộ phận sinh dục để thay đổi giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện...”

Trong phiên bản bài viết hiện tại

"Giới tính" là khái niệm để chỉ những đặc điểm sinh học của nam và nữ, có tính chất bẩm sinh tự nhiên, để xác định giới tính của một người thì phải dựa vào đặc điểm bộ phận sinh dục của người đó. Do vậy, để công nhận một cá nhân đã thực hiện chuyển đổi giới tính thì người đó nhất định phải phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục, còn nếu chỉ tiêm nội tiết tố và phẫu thuật ngực thì chưa đủ căn cứ để coi người đó đã chuyển đổi giới tính (vì họ vẫn còn bộ phận sinh dục theo giới tính cũ). Nếu công nhận một cá nhân đã thực hiện chuyển đổi giới tính dù người đó chưa phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục thì sẽ dẫn tới nhiều trường hợp "mập mờ giới tính": giấy tờ chuyển thành "nam" nhưng cơ quan sinh dục vẫn là "nữ" hoặc ngược lại, điều này sẽ dẫn tới nhiều hậu quả phức tạp cho pháp luật và xã hội (ví dụ như thi hành nghĩa vụ quân sự, khai sinh cho con cái, áp dụng tuổi nghỉ hưu, chế độ thai sản...)

Phiên bản hiện tại này đã cắt gọt ý về “giới”, phóng tác thêm/tự diễn dịch các ý không có trong bài báo: “còn nếu chỉ tiêm nội tiết tố và phẫu thuật ngực thì chưa đủ căn cứ để coi người đó đã chuyển đổi giới tính (vì họ vẫn còn bộ phận sinh dục theo giới tính cũ). Nếu công nhận một cá nhân đã thực hiện chuyển đổi giới tính dù người đó chưa phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục thì sẽ dẫn tới nhiều trường hợp "mập mờ giới tính": giấy tờ chuyển thành "nam" nhưng cơ quan sinh dục vẫn là "nữ" hoặc ngược lại, điều này sẽ dẫn tới nhiều hậu quả phức tạp cho pháp luật và xã hội (ví dụ như thi hành nghĩa vụ quân sự, khai sinh cho con cái, áp dụng tuổi nghỉ hưu, chế độ thai sản...)”. Đề nghị xem xét viết lại hoặc xóa đoạn phóng tác nguồn này.116.98.2.139 (thảo luận) 07:43, ngày 6 tháng 2 năm 2024 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Người chuyển giới ở Việt Nam”.