Thảo luận:Nguyễn Thị Anh

Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Thanhliencusi trong đề tài Việc Lê Nghi Dân tiếm ngôi
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Nghi vấn về việc bà Nguyễn Thị Anh giết vua sửa

Chúng ta cần chép việc này riêng ra, tức những SUY ĐOÁN VÔ CĂN CỨ của một số nhà sử học, để người đọc không bị hướng vào việc "bà bị những sử gia hiện đại cho rằng bà âm mưu giết vua". Làm sao mà ở thế kỉ 21 mà có thể vòng vo, loanh quoanh để rồi kết tội một người được ? Đó không phải là công việc của người làm sử, tức 1 công việc khoa học, mà việc làm của kẻ vô trách nhiệm với người khác. Chúng ta cần phải kiên quyết loại những kiểu KẾT TỘI này, vì nó không có cái gì gọi là lo gic, khoa học gì cả.thảo luận quên ký tên này là của thanhliencusi (thảo luận • đóng góp).

Bạn lập ra mục về cuốn sách của 3 tác giả và ghi: "Cuốn sách chỉ là suy đoán của nhóm 3 tác giả Phạm Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vỹ nhưng hiện nay nhiều báo ở Việt Nam đã đăng những bài viết kết tội bà Hoàng Hậu Nguyễn Thị Anh theo suy đoán trên." Thế nhưng, 2 nguồn bạn dẫn: Hoàng hậu với nghi án giết vua trong lịch sử Việt NamNhững 'độc phụ' nổi tiếng trong sử Việt không có bài nào nhắc đến "theo 3 vị Kha, Lan, Vĩ thì...".--Trungda (thảo luận) 19:13, ngày 21 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Phần nhận định là phần rất quan trọng khi viết về nhân vật lịch sử ? Sao bạn lại xóa đi phần nhận định do tôi viết, nó có nguồn. Tôi cũng đề nghị tách những SUY ĐOÁN trích từ sách Nhìn lại lịch sử của 3 người Kha, Lan, Vĩ để riêng, chứ không để chung với những gì đã chép trong CHÍNH SỬ được. Tại sao lại coi 1 cuốn sách chỉ SUY ĐOÁN vào làm xương sống bài viết ? Viết như thế là sai to rồi đấy. Thanhliencusi (thảo luận) 02:51, ngày 24 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi xóa phần cuối cùng, Nghi án Lệ chi viên sửa

Phần đó ghi: Dã sử chép, dã sử là cái gì ????. Nghi án, nghi iếc gì ở đây, tự dưng rảnh rồi nghi ngờ người ta lung tung, ở thế kỉ 20 mà kết tội 1 người ở thế kỉ 14, đừng có làm những trò MẤT DẠY như thế.

  • Chứng cớ đâu, án đâu ???
  • Gia phả là CĂN CỨ ? Thế tôi cũng có thể ghi được gia phả đấy ? Vớ vẩn.

Người ta còn có linh hồn đang tồn tại, có gia đình, dòng tộc, đừng có làm những chuyện như thế, như thế vừa sai, vừa ác. Thanhliencusi (thảo luận) 09:32, ngày 31 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Việc Lê Nghi Dân tiếm ngôi sửa

Sách Nhìn lại lịch sử (Đinh Công Vỹ...) cho rằng do Lê Nghi Dân biết vua Nhân Tông không phải là con của Thái Tông nên ông ta mới làm phản. Thật vô lí, tại sao tôi nói như vậy ?

  • Thứ nhất là việc con TRƯỞNG bị phế, lập con thứ, rồi con trưởng tìm cách tiếm ngôi là chuyện THƯỜNG TÌNH trong lịch sử. Như chuyện Đinh Liễn không được vua Tiên Hoàng lập thái tử đã giết em của mình, hoặc như Viên Thiệu không truyền ngôi cho anh, để 2 con đánh nhau. Có phải vì người em là con hoang đâu, lí do CHÍNH là từ xưa đến nay, lệ là con trưởng được lập, nay tự dưng bỏ trưởng lập thứ là chuyện TRÁI với lẽ thường, đâu có gì mà suy đoán lăng nhăng.
  • Thứ 2, từ ý thứ nhất, việc tiếm ngôi là chuyện thường tình, thì chuyện Nhân Tông là con của ai không QUAN TRỌNG với Nghi Dân nữa, vì Nhân Tông đằng nào cũng lên làm vua rồi.

Tóm lại đừng đưa sách Nhìn lại lịch sử vào, lăng nhăng, vô bổ, nếu đưa cũng đưa riêng ra, viết ít thôi, tào lao lắm. Ăn xong rồi chẳng lẽ cứ ngâm cứu sách này, cả 1 seri bài chỉ có sách của Phạm Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vỹ. Nếu họ giỏi như thế, thì chắc đã nổi tiếng rồi, đằng này sách cũng thường, mà tác giả cũng thường, trích dẫn nhiều làm gì ? Thanhliencusi (thảo luận) 12:26, ngày 31 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Nguyễn Thị Anh”.