Thảo luận:Nguyễn Trọng Hiền

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi DHN trong đề tài Được người anh bảo lãnh?
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

"Người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ tại Princeton" sửa

Ông Trịnh Xuân Thuận là người gì? NHD (thảo luận) 01:27, ngày 25 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trong bài Trịnh Xuân Thuận không thấy có nguồn ở đoạn lấy Tiến sĩ của ông tại Princeton. Nhưng tại bài này, dù đang xây dựng, thì nguồn báo Tuổi Trẻ có nói đến ý này.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 08:32, ngày 25 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Có rất nhiều nguồn nói đến việc ông Trịnh Xuân Thuận nhận bằng tiến sĩ tại Princeton năm 1974 (19 năm trước năm 1993)[1][2][3], cho nên thông tin ở báo Tuổi Trẻ là không chính xác. NHD (thảo luận) 08:44, ngày 25 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật sửa

Không rõ bài này nói ông nổi bật ở điểm nào? Vì ông làm tiến sĩ? Hay vì các công trình nghiên cứu? Hay vì ông làm việc tại JPL? NHD (thảo luận) 03:37, ngày 26 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vì các công trình nghiên cứu của ông.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 03:52, ngày 26 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Ông này thấy chẳng có gì nổi bật, ngoài việc làm ở NASA (mà người Việt làm ở đó không ít) và cắm cờ tại Nam Cực (cũng không rõ có phải đầu tiên không, vì báo VN hay thổi phồng sự kiện để chứng minh quan điểm, như là nói sai là ông này làm tiến sĩ VN ở Princeton đầu tiên). Bài có thấy nói gì về tầm ảnh hưởng các công trình nghiên cứu (chỉ có nguồn yếu trong nước) của ông ấy đâu mà nổi bật gì ? Đề nghị ghi rõ là ông này chỉ là thành viên nhóm nghiên cứu (có thể cả 100 người), chứ không phải mình ông nghiên cứu được. Các câu nói trích dẫn cũng không có gì đặc sắc ngoài sự vuốt ve tinh thần dân tộc. --37.24.148.166 (thảo luận) 14:46, ngày 27 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nếu chỉ tính trong phạm vi trạm nghiên cứu Amundsen-Scott của Mỹ tại Nam Cực, thì ông Nguyễn Trọng Hiền là người Việt thứ nhì đã từng ở lại qua mùa đông (trước đó có Bùi Văn Hiền năm 1988 và sau đó có Xuân Tạ năm 2004). Đợt ở lại năm 1994 ông có vị trí làm trưởng ban khoa học. NHD (thảo luận) 16:09, ngày 27 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Vậy đề nghị xóa bài này mà viết về Bùi Văn Hiền, người Việt dầu tiên ngủ tại Nam Cực, còn nổi bật hơn. --37.24.150.223 (thảo luận) 16:20, ngày 27 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Quốc tịch sửa

Tất cả các nhân viên NASA đều phải có quốc tịch Mỹ.[4] Mặc dù JPL không phải do NASA trực tiếp điều hành, tôi rất khó tin ai không có quốc tịch Mỹ mà làm việc tại đó. NHD (thảo luận) 01:11, ngày 27 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi tìm ra được một nguồn cho thấy ông không mang quốc tịch Việt Nam: "Báo chí Việt Nam hay đăng tin một số người Việt mình đến Nam Cực. Thực ra, đa số những anh chị này chỉ đến vùng ven biển châu Nam Cực (tức là Antarctica). Theo như tôi biết cho đến ngày hôm nay - tháng 12/2013 - vẫn chưa có một công dân Việt Nam mang hộ chiếu Việt Nam đặt chân đến South Pole, tức là vĩ độ -90, tức là Nam Cực. Bởi một phần vì các chuyến đi vào đến Nam Cực rất tốn kém. Nếu bạn đọc có thông tin gì khác xin hãy đính chính dùm."[5]. NHD (thảo luận) 16:42, ngày 27 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vài điều cần làm rõ sửa

Mới đọc sơ qua bài này và vài nguồn, tôi nhận thấy có vài điều mâu thuẫn hay chưa rõ, mong DinhHoangDat (người viết bài) và các bạn nào cho biết:

  • Chính ông Hiền thừa nhận ông không phải là người gốc Việt đầu tiên đến Nam Cực. Mà trước đó đã có ông Bùi Văn Hiền (hay Hiển) đã ở qua mùa đông vào năm 1997-1998.[6] Như vậy, ông NT Hiền không thể đến Nam Cực trước năm 1997, vậy năm 1994 (hay là năm nào chính xác) ông ta cắm cờ ở đâu ?
Vừa xem thêm thông tin từ Trạm Amundsen-Scott [7] thì ông Hein (ở d0ây ghi là Hien, Bui [8]) Bui đến Trạm năm 1988, và ông Hiền đến năm 1994, vậy thông tin trong bài báo trên là sai.--37.24.146.225 (thảo luận) 03:23, ngày 28 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
  • Ông Hiền phân biệt rất rõ Nam Cực (cực nam của Trái đất, -90°, vĩ tuyến 90 Nam) và Nam Cực châu. Cũng theo ông, chưa có 1 người quốc tịch VN nào đến được Nam Cực. mà chỉ đến Nam Cực châu (kể cả những người mà báo chí VN tường thuật là đã đến Nam Cực như Nguyễn Khuê, Nguyễn Thị Minh Hồng). Đề nghị sửa lại rõ ràng trong bài, thời điểm nào ông Hiền đến Nam Cực và lúc nào đến Nam Cực Châu.[9]. Có thể là năm 1994, ông Hiền chỉ đến được Châu Nam Cực và cắm cờ ở đó (cách Nam Cực khoảng 1000 km).
  • Năm 1994, ông Hiền ở châu Nam Cực ngắm sao chổi Shoemaker Levy, báo Tuổi Trẻ sau đó viết: "Thế nhưng, một người Việt Nam đã nhìn thấy nó từ đầu chí cuối. Đó là Nguyễn Trọng Hiền. Anh là người lãnh đạo khoa học Trạm Amundsen-Scott ở Nam Cực, nơi có 27 nhà khoa học và chuyên viên kỹ thuật Mỹ làm việc. " Báo không nói là ông Hiền cũng là lãnh đạo nhóm 27 người vào năm 1994, do đâu mà DinhHoangDat đã viết vào bài là : " Khi đó Tiến sĩ Hiền đang là lãnh đạo khoa học Trạm Amundsen-Scott ở Nam Cực cùng với 27 nhà khoa học và chuyên viên kỹ thuật Mỹ đang làm việc". Năm 1994, ông Hiền mới đậu tiến sĩ, theo nguồn [10] năm 1992, ông còn đi theo thầy ông ấy, thì khó có thể năm 1994 là lãnh đạo được. Theo thông tin từ JPL; ông Hiền là trưởng nhóm (khoảng 7 người) -Supervisor- từ năm 2008 [11]. Thử tỉm tên leader của trạm Amundsen-Scott tại trang NASA , ta sẽ thấy không phải ông Hiền search. Một chi tiết thú vị khác, khi tìm thử tên Nguyen tại trạm , ta sẽ thấy rất nhiều Nguyễn, không chỉ Nguyễn, H. search

Báo chí VN nhiều khi cũng không rành, loan tin không thống nhất. Mong những chi tiết trên được sửa lại rõ và thống nhất trong bài viết.--37.24.146.163 (thảo luận) 02:08, ngày 28 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Báo uy tín ở VN cũng nói Hoàng Thị Minh Hồng là người Việt "đầu tiên đã cắm cờ ở Nam Cực" năm 1997 [12][13]). Cũng có lẽ nên có thêm bài Nguyễn Văn Khải , Người Việt đầu tiên cắm cờ tại Bắc Cực ? [14]--37.24.146.200 (thảo luận) 01:58, ngày 29 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Thông tin ông HIền làm science leader ở cuộc quá đông năm 1994 có rất nhiều nguồn tiếng Anh nói đến: LA Times ("Nguyen, who fled from Vietnam to Southern California in 1981, is among 26 scientists spending the six months of continuous winter darkness under the blue geodesic dome of the National Science Foundation's South Pole Station. Now a research associate at the University of Chicago, he is the station science leader"), South Pole Station. NHD (thảo luận) 02:20, ngày 29 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cám ơn những thông tin chính xác của NHD. Cơ mà nhìn hình chụp năm 1994 đó, đâu thấy cờ VN bên cạnh cờ nước khác đâu nhỉ, mà sự việc này cũng chỉ nghe ông Hiền kể lại gần 10 năm sau đó. Trong khi cô Minh Hồng thì là thấy có hình cầm cờ thật.--37.24.146.200 (thảo luận) 03:42, ngày 29 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn nên xem bài của báo Tiền Phong và báo ảnh để thấy chính xác hơnHoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 03:46, ngày 29 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Được người anh bảo lãnh? sửa

Trích một cuộc phỏng vấn với tờ Chicago Tribune năm 1995 (lúc ông còn làm việc tại Đại học Chicago)[15]:

Vì vậy, tôi thấy chi tiết thú vị trong bài là ông Nguyễn Trọng Hiền từng là một thuyền nhân Việt Nam mà lại vẫn mang cờ CHXHCN Việt Nam đến Nam Cực. NHD (thảo luận) 04:21, ngày 29 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cũng chỉ nghe ông tự kể sau nhiều năm và khi về VN. Chứ có thấy hình cờ đâu [16].--37.24.146.200 (thảo luận) 04:33, ngày 29 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Dĩ nhiên hình đó không có cờ vì cờ đâu có chính thức, ổng lén lút đưa đến mà[17][18]. Ổng cắm cờ, chụp xong rồi rút ra thôi. NHD (thảo luận) 05:06, ngày 29 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Nguyễn Trọng Hiền”.