Thảo luận:Phim giật gân

Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Damian Vo trong đề tài Tên bài

Tên bài sửa

Tôi thấy ta nên chọn một cái tên tiếng Việt cho tên bài, "Phim kịch tính", hay là "Phim ly kỳ"? ~~   07:53, ngày 5 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Cần xem thử các trang chuyên về phim ảnh dùng chữ nào. Tuanminh01 (thảo luận) 08:01, ngày 5 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời
Đổi tên bài đồng bộ hết 'phim giật gân' vì Liên hoan phim NHÌN TÂY BAN NHA (Cinestar Vietnam)| Liên hoan phim Tây Ban Nha tại Hà Nội 2017. Vì vậy tôi sẽ đồng bộ tất cả các bài có liên quan về 'phim giật gân'.Nacdanh (thảo luận) 19:56, ngày 14 tháng 11 năm 2018 (UTC)Trả lời
Tôi cảm thấy cái tên hiện tại của thể loại này nghe rất thô, không thể hiện được tính chất nêu ra trong chính định nghĩa của trang này. Thay vì miêu tả tâm trạng hồi hộp/gay cấn cho người xem, "giật gân" nghe giống như yếu tố bất ngờ/gây sốc hơn. Hai lời dịch "Phim kịch tính" là "Phim ly kỳ" của Buileducanh bên trên thoát nghĩa hơn. "Ly kỳ" dùng trong hai trang báo lớn Tuổi TrẻTTVH, một trang từ điển tiếng Séc dẫn thẳng từ thriller thành phim ly kỳ. Damian Vo (thảo luận) 02:53, ngày 15 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời
Tôi chỉ đồng ý thảo luận tên gọi bài này khi nào có nguồn mạnh hơn từ sách hàn lâm điện ảnh xuất bản do hội phê bình điện ảnh Việt Nam hiệu đính hoặc nguồn sách giáo trình đào tạo điện ảnh tại các trường chuyên biệt về điện ảnh giảng dạy. Ngoài ra, trường hợp ở đây, tôi đã dùng nguồn hàn lâm của một liên hoan phim, đặt tương quan rõ ràng là báo chí Việt Nam hiện nay (thời điểm xét là đầu năm 2019) về điện ảnh tại Việt Nam là yếu về số lượng và chất lượng, chưa kể nhiều người viết báo phê bình phim tại Việt Nam rất nghiệp dư nên tôi từ chối nguồn báo chí với trường hợp định nghĩa thể loại này. Thứ ba, từ điển bạn hãy tra xem bên biên soạn họ đã nhờ ban cố vấn điện ảnh nào hiệu đính (hiện nay ấn phẩm từ điển thường phải ghi ban cố vấn cho các lĩnh vực bên trong sách), ngay cả từ điển bách khoa toàn thư do người Việt biên soạn và nhà nước khởi động dự án còn sai lè ra về nhiều thuật ngữ (được chính người biên soạn công nhận trên báo) thì một cuốn từ điển không thuyết phục. Còn ngay thuật ngữ đã là một khái niệm mà nhiều khi đã mang tính trừu tượng trong nhiều lĩnh vực mà tôi cá là nhiều khi tên gọi còn không liên quan. Tôi đã từng tiếp xúc với toán học nên tôi quá hiểu rõ vấn đề thuật ngữ, nên nói thuật ngữ trừu tượng thì phải chấp nhận. Với trường hợp giật gân cũng không khó lắm, giật = giật mình, gây hồi hộp, thót tim, đột ngột, ly kỳ, khó nắm bắt; gân = gân cốt của người, kiểu nắn gân người xem, sợi gân luôn co giãn liên tục với sự thu hút không dứt ra được, vừa thôi thúc vừa kịch tính, vừa cuốn hút, nhịp phim không bao giờ giãn hay tĩnh. Ngoài ra, phim giật gân trên mặt báo hoặc tạp chí xuất hiện không phải là hiếm, tần suất xuất hiện có thể nói là phổ biến thông qua các công cụ tìm kiếm.Nacdanh (thảo luận) 05:55, ngày 18 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời
Quả thật sau một thời gian tìm kiếm, kết quả "giật gân" xuất hiện nhiều hơn tôi tưởng :s Cảm ơn bạn vì lời giải thích rất thuyết phục :D Damian Vo (thảo luận) 08:52, ngày 18 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Phim giật gân”.