Thảo luận:Rượu (định hướng)

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi 193.52.24.125 trong đề tài Rượu mạnh & rượu vang & các loại đồ uống có chứa cồn

Tôi thấy chuyển hướng bài đồ uống có chứa cồn về rượu không hợp lắm vì đồ uống có chứa cồn ngoài rượu ra còn có thể là Kefia (Kefir), Bia...

Ngoài ra từ "rượu" tiếng Việt tôi thấy ...bao la lắm, thường được hiểu là các loại rượu mạnh (Whisky, Cognac, rượu đế), các thứ khác thường phải nói rõ ra như "rượu vang" (wine), "rượu thuốc", lại còn có cồn dùng xoa bóp cũng được gọi là "rượu xoa bóp" chữa đau nhức, tê thấp, không hẳn là chỉ để uống.

Nên chuyển đồ uống có chứa cồn về các loại đồ uống có chứa cồn thì hay hơn.

Mấy cái liên kết của trang từ "rượu" qua các Wikipedia khác cũng là bài nói chung về các loại thức uống có cồn.

Phan Ba - 11/03/2005

Tôi thấy vậy thì có lý. Xin cứ tự tiện sửa đổi. DHN 22:20, 11 tháng 3 2005 (UTC)

Trong tiếng Việt, rượu thường được hiểu là các loại nước uống có chứa C2H5-OH , nếu nồng độ C2H5-OH nhỏ hơn hoặc bằng 12 độ gọi là bia, còn lớn hơn gọi là rượu, nhưng nếu lớn hơn 70 độ thì gọi là cồn.

Trần đình hiệp 09:23, 24 tháng 8 2005 (UTC)

Sự khác nhau giữa rượubia không phải chỉ ở độ cồn. Có khá nhiều loại đồ uống có 7 - 12 độ cồn, một số được gọi là rượu. Nếu bạn không chắc về kiến thức thì đừng sửa trực tiếp trên Wiki mà để ở trang thảo luận. Cũng đừng ký tên trong mục từ. Vietbio 16:28, 24 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi bố cục lại 2 bài rượucác loại đồ uống có chứa cồn. Các anh nào giỏi nhiều ngôn ngữ xem giúp tôi phần interwiki. Vietbio 16:56, 24 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi xác định là Vietbio nói đúng. Sự khác biệt giữa bia và rượu là cách lên men và, nhất là rượu vin, vật chất dùng cho lên men. Mekong Bluesman 18:40, 24 tháng 8 2005 (UTC)

Rượu mạnh & rượu vang & các loại đồ uống có chứa cồn sửa

Bia, rượu vang và rượu mạnh khác nhau nhiều. Rượu mạnh thì phải qua chưng cất mới có, xem: de:Spirituosen, de:distilled beverage. Vang hay rượu vang de:Wein, en:Wine không cần phải chưng cất nhưng khác với bia. Theo tôi bài rượu này chỉ là bài định hướng thôi.

Phần Rượu trong cơ thể con người, Các hạn định pháp luật là các phần nói chung về tác dụng của các loại đồ uống có chứa cồn, không nên đem về đây, vì uống bia hay các loại khác thì cũng có các tác dụng này, và các quy định về luật lệ cũng là quy định chung cho tất cả các loại đồ uống có chứa cồn chứ không phải chỉ cho rượu thôi. Nếu không có ai có ý kiến gì khác thì tôi sẽ sửa đổi lại. Phan Ba 10:26, ngày 05 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

OK, nhớ sửa thành Cồn trong cơ thể con người, Các hạn định về nồng độ cồn, ... 193.52.24.125 10:39, ngày 05 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Loại rượu này được ủ trong trái dừa thật nên rất độc đáo. Mùi vị có đặc trưng của trái dừa, mùi thơm ngậy, vị hơi ngọt dịu. Khi uống có cảm tưởng là hơi nhẹ, nhưng thực ra rất ngấm và say. Vì ủ trong quả dừa nên được lọc qua cùi dừa, giảm được nồng độ và chất aldehit nên không gây đau đầu cho người uống. Đó là do khả năng lọc các độc tố rất tốt của cùi dừa.

nên có quy định rõ về thế nào được gọi là rươu và thế nào không phải là rượu để đánh thuế sửa

nhưng sản phẩm như rượu ủ do quá trình lên men, hay rượu nấu nước 3 nước 4 thì không nên gọi là rượu và có thể xem nó như hàng hoá thông thường để đánh thuế. tránh áp dụng chung cho tấc cả như nhau. vì sản phẩm rượu này không gây hại cho người , nên ko chịu áp thuế cao như rượu , thuốc lá...

Quay lại trang “Rượu (định hướng)”.