Thảo luận:Sâm Ngọc Linh

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Tuanminh01 trong đề tài Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 27 tháng 9 năm 2016

Hình ảnh sửa

Sâm Ngọc Linh ngày càng đắt kinh hoàng, khó kiếm. Ai có thể giúp bổ sung mấy cái ảnh chụp để tôi biên soạn thêm nội dung, nâng bài này lên đề cử chọn lọc nào!!! Khương Việt Hà (thảo luận) 05:10, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Còn nhiều việc phài làm nếu muốn nâng bài này thành bài chọn lọc. Bài này lượm lặt từ nhiều bài báo nhưng không biên tập lại, chặng hạn như ở mục Trồng trọt có câu Trước nguy cơ tuyệt chủng của giống sâm quý, Chính phủ đã quyết định thành lập vùng cấm quốc gia (Chính phủ nước nào? - nhớ rằng đây không phài wiki Việt Nam). Mấy đoạn sau đó toàn nói về tình hình trồng sâm tại trại dược liệu Trà Linh! Nói chung mục này không hề nói về cách thức trồng sâm mà thực chất không khác gì một bản tin. Ở mục Tác dụng đối với sức khỏe có câu Ngoài những tác dụng như tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt nói trên, theo dược sĩ Đào Kim Long, sâm Ngọc Linh có những tính năng tuyệt hảo(?) như tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường- chữ tuyệt hảo ở đây không phù hợp. Còn mục Tiến tới một thương hiệu sâm Việt cũng mang văn phong báo chí và có lẽ không cần thiết đối với bài này.

Đồng ý với bạn dùng IP ở trên về việc cần phải làm nhiều điều để bài này có thể đạt FA. Như trên tôi đã nói: "cần ảnh, để tôi biên soạn thêm nội dung, nâng bài lên". Hiện chưa có ảnh thêm nên tôi chưa có nhiều hứng thú tiếp tục bổ sung sửa chữa thêm, dù biết bài này chưa trau truốt lắm (được tôi viết/biên soạn trong có 2 hôm). Một vài câu trong bài, như chữ "tuyệt hảo" là nguyên văn lời của Đào Kim Long trong tài liệu đã dẫn. Chữ "Trồng trọt" là do lúc đó tôi chưa tìm được từ nào hợp lý hơn cho đề mục, tôi vừa sửa đề mục đó lại thành "Bảo tồn và nhân giống" (để ko nhất thiết nói về quy trình trồng trọt). Phần "Tiến tới thương hiệu sâm Việt" thì trong đó ít ra có vài thông tin quan trọng: bậc E trong sách đỏ, sự quy hoạch vùng trồng sâm, các thương hiệu sâm khác đã có trên thế giới. Vậy nên, tạm thời tôi sẽ suy nghĩ thêm về hướng sửa để nó bớt văn phong báo chí. Cảm ơn bạn đã góp ý! Khương Việt Hà (thảo luận) 15:41, ngày 1 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ câu: "Dựa trên những thông tin lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Quảng Nam, Kon Tum về một loại củ quý hiếm trên núi Ngọc Linh có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, và do nhu cầu của kháng chiến đã khiến ngành dược khu Trung Trung Bộ quyết phải tìm ra cây sâm chi Panax tại miền Trung, mặc dù trước đó nhiều nhà khoa học cho rằng chi Panax chỉ có ở miền Bắc" cần phải được sửa lại ở các từ được bôi đen để phù hợp với văn phong wikipedia. Tôi không rõ ngành dược nói trên là ngành dược của chính quyền nào lúc đó. Tran Quoc123 (thảo luận) 09:12, ngày 25 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngành dược ở đây chắc chắn là các chiến sỹ, các dược sỹ từ Đại học Dược Hà Nội (lúc đó gọi là Đại học Dược khoa) theo yêu cầu của chiến trường tham gia Quân Giải Phóng Miền Nam dưới lá cờ nửa đỏ nửa xanh có ngôi sao vàng ở giữa của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày 8 tháng 6 năm 1973 Dược sĩ Đào Kim Long (Đại Học Dược Hà Nội) người đầu tiên đã đặt tên khoa học của cây sâm Ngọc Linh này là Panax articulatus KL Dao (trong kháng chiến để giữ bí mật nên thường gọi là Sâm K5), hay Panax articulatus Kim Long Đào theo tên người phát hiện. 12 năm sau, tên Nhân sâm Việt Nam và tên khoa học là Panax vietnamesis Ha et Grushy, họ Ngũ gia Araliaceae, được công bố tại Viện Thực vật Kamarov (Liên Xô cũ) năm 1985, do Hà Thị Dung và I. V. Grushvistky đặt tên. Áp dụng Quy tắc quốc tế về danh pháp thực vật công bố năm 1994 (International Code of Botanical Nomenclature ICBN - Tokyo code), điều 1, mục 3 phần C, danh pháp khoa học của sâm Ngọc Linh có thể được nối tên của người thứ hai công bố với tên người thứ nhất qua chữ ex, và khi đó tên khoa học của cây nhân sâm Ngọc Linh được viết hợp pháp theo luật quốc tế hiện nay sẽ phải là Panax articulatus KL Dao (1973) ex Ha et Gruskv (1985) http://www.iapt-taxon.org/Tokyo-d/DEUCODE2.pdf

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 27 tháng 9 năm 2016 sửa

PHẦN DANH PHÁP NÊN SỬA Ngày 8 tháng 6 năm 1973 Dược sĩ Đào Kim Long (Đại Học Dược Hà Nội) người đầu tiên đã đặt tên khoa học của cây sâm Ngọc Linh này là Panax articulatus KL Dao (trong kháng chiến để giữ bí mật nên thường gọi là Sâm K5), hay Panax articulatus Kim Long Đào theo tên người phát hiện. 12 năm sau, tên Nhân sâm Việt Nam và tên khoa học là Panax vietnamesis Ha et Grushy, họ Ngũ gia Araliaceae, được công bố tại Viện Thực vật Kamarov (Liên Xô cũ) năm 1985, do Hà Thị Dung và I. V. Grushvistky đặt tên. Áp dụng Quy tắc quốc tế về danh pháp thực vật công bố năm 1994 (International Code of Botanical Nomenclature ICBN - Tokyo code), điều 1, mục 3 phần C, danh pháp khoa học của sâm Ngọc Linh có thể được nối tên của người thứ hai công bố với tên người thứ nhất qua chữ ex, và khi đó tên khoa học của cây nhân sâm Ngọc Linh được viết hợp pháp theo luật quốc tế hiện nay sẽ phải là Panax articulatus KL Dao (1973) ex Ha et Gruskv (1985) http://www.iapt-taxon.org/Tokyo-d/DEUCODE2.pdf 14.160.30.236 (thảo luận) 07:47, ngày 27 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bạn làm ơn cung cấp nguồn sinh học đã gọi thực vật này theo tên bạn đưa ra. Cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 07:49, ngày 27 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Hiện nay giá sâm Ngọc Linh đang được thổi lên quá mức so với giá trị thật của nó.

Bà con cẩn thận công dụng thổi phồng của sâm Ngọc Linh

Quay lại trang “Sâm Ngọc Linh”.