Thảo luận:Sóng thần

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi 125.235.75.151 trong đề tài cần wiki hoá/kiểm tra nguồn
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.
Dự án Địa chất
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Địa chất, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Địa chất học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Untitled sửa

Sóng thần là 1 vấn đề thời sự, tại sao ít người viết về nó vậy? Có bài nào thống kê để tìm ra chu kỳ của sóng thần không? Newone

Nếu có chu kỳ thì phẻ rùi! Avia (thảo luận) 01:44, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

cần wiki hoá/kiểm tra nguồn sửa

Sóng thần cũng có mặt tốt của nó

Sóng thần – một trong những thiên tai kinh hoàng nhất đe dọa con người. Nhắc đến nó , không ai nghĩ tới ích lợi hay mặt tốt của nó . Tất cả những gì người ta nhớ đến là sự phá hủy khủng khiếp , là chết chóc , là thiệt hại , là nỗi ám ảnh với những người đã từng chứng kiến tận mắt , là tổn thất hết sức to lớn về người và của. Nhưng ít nhiều , sóng thần đã đem lại những điều không thể phủ nhận hoặc đang chờ đợi bàn tay con người khai thác. Đâu tiên , chúng ra sẽ thử định nghĩa lại sóng thần là gì để từ đó phân tích kĩ càng hơn , xem xét chính xác hơn về những lợi ích và mặt tốt của nó.

Trước hết , sóng thần là một loại thiên tai. Sóng thần (tsunami, gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là "sóng mạnh ở cảng") là sóng biển mạnh gây ra bởi động đất, núi lửa phun hoặc đất chuồi dưới đáy biển tạo ra. Xảy ra động đất dưới lòng biển , tất nhiên là do sự va đập của 2 khối đại dương và ở đây có 2 trường hợp:

  • Một là 2 khối đại dương gặp nhau
  • Hai là 2 khối đại dương phân tách

Cả 2 trường hợp này đều làm xảy ra họat động của núi lửa , động đất và nứt gãy bề mặt địa hình. Trong trường hợp thứ 2 và kể cả trường hợp thứ 1 đều tạo ra núi lửa dưới lòng biển, Nhưng ở trường hợp 2 là núi lửa , có thể nói là một dãy núi lửa và một hệ thống thung lũng sâu hàng nghìn mét. Như vậy , chúng ra hoàn toàn có thể xuống sâu dưới lòng biển , nghiên cứu đại dương hay đặt một bộ phận cảm ứng khi có rung động nhỏ để dự báo sóng thần , Ngoài ra , việc tao ra núi lửa và thung lũng dưới biển sâu còn làm tăng thêm tính đa dạng sinh thái của cuộc sống dưới lòng đại dương.

, Nhìn lại , các đặc điểm của sóng thần. Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu, nhưng là một chuỗi sóng có tốc độ rất cao, lên đến 800km/giờ!...sóng thần không phải là sự di chuyển của bề mặt sóng mà là toàn bộ khối nước! Tốc độ sóng biến mất và thay vào đó là độ cao sóng. Ở vùng nước nông, một sóng thần khổng lồ có thể cao đến 30m hoặc hơn. Như chúng ta đã biết, sóng là một loại năng lượng quý giá của thiên nhiên , sóng có năng lượng và sóng thần sẽ là một nguồn năng lượng lớn , tất nhiên nếu con người biết sử dụng nó một cách hợp lý. Năng lượng thể hiện sức mạnh của sóng , tỉ lệ với vận tốc và biên độ của sóng. Vậy , người ta đặt ta câu hỏi : Người ra sử dụng năng lượng vào mục đích gì? Đừng hỏi như vậy vì năng lượng quá quan trọng đối với cuộc sống con người. Năng lượng là sự sống , là hoạt động sống của tất cả các sinh vật . Cụ thể , nguồn năng lượng của sóng là cơ năng , là sự chuyển động của nó . Trong Vật lí , người ta đã nói rõ cơ năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác phục vụ đời sống con người. Đến nay , con người đã có thể khai thác năng lượng của dòng sông , của sóng biển một cách rất hiệu quả và hoàn toàn có thể khai thác thế mạnh của sóng thần. Sóng thần mang lại một nguồn năng lượng rất lớn đang chờ đợi bàn tay con người khai thác , điều này là rất có thể trong tương lai, giúp con người biến thiên tai thành hiện tượng có ích phục vụ đời sống.

Động đất dưới lòng biển gây ra sóng thần có thể gây ra cả động đất trên đất liên. Tại sao như vậy ? Khi 2 khối đại dương phân tách , vậy tại sao không đặt ra câu hỏi là Khi chúng phân tách , chúng chạm vào đâu? Chúng sẽ chạm vào một khối lục địa . Khi một khối đại dương đại dương gặp một khối lục địa , khối đại dương sẽ bị chìm xuống do mỏng và nặng hơn. Và rồi do ma sát và hơi nóng , một phần của khối đại dương bị nóng chảy và tạo ra dung nham, Dung nham này có thể trào lên bề mặt Trái đất qua bất cứ khe nứt nào. Đó chính là sự phun trào dung nham của núi lửa. Núi lửa hoạt động , và tác dụng , lợi ích của nó đối với đất liền như sau:

  • Đất đai màu mỡ: đất đá và dung nham được phun ra khi núi lửa họat động. Sau một thời gian có thể dùng làm đất trồng trọt vì trong đất này có chứa nhiều loại khoáng chất tốt cho cây trồng.
  • Khoáng sản và kim loại quý: các loại đá từ núi lửa có thể tạo ra được các quặng khoáng sản và kim loại quý như vàng , bạc , đồng.
  • Nhiệt năng từ lòng đất: như đã nói ở trên thì khi khối đại dương chìm xuống khối lục địa sẽ tạo ra ma sát và hơi nóng từ lực ma sát này cũng như một phần từ lòng đất là điều cần chú ý. Hơi nóng đó sẽ tạo ra nhiệt năng sau khi được con người khai thác. Nhiệt năng này thường dùng để phát điện ( một số nước đã làm được điều này gốm Iceland , New Zealand , Nhật , Mĩ , Italia) Ngoài ra , nhiệt năng này còn có thể dùng để sưởi ấm nhà cửa ( ở Iceland , Italia...)

Sóng thần là gì?

Sóng thần là chuỗi các cơn sóng được tạo ra trên biển do sự nhiễu loạn bất ngờ dưới đáy biển đẩy nước vọt lên theo phương thẳng đứng. Động đất, núi lửa, lở đất và thậm chí tác động giữa các vật thể trong vũ trụ như thiên thạch đều có thể tạo ra sóng thần. Theo tiếng Nhật, sóng thần (tsunami) nghĩa là “sóng to ở cảng”. Trước đây, đối với cư dân miền biển, sóng thần đôi lúc được hiểu là “sóng triều” (tidal wave) trong khi giới khoa học từng định nghĩa sóng thần là “sóng biển lớn do địa chấn” (seismic sea wave). Thực tế, “sóng triều” là một thuật ngữ sai; mặc dù tác động của sóng thần đối với bờ biển tùy thuộc mức nước thủy triều vào thời điểm sóng thần ập tới nhưng sóng thần không liên quan gì đến thủy triều. Thủy triều là “hệ quả” của những tác động thiếu cân xứng của lực hấp dẫn lên những vật thể ngoài không gian là mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác. Thuật ngữ “sóng biển lớn do địa chấn” cũng không chính xác bởi như đã nói ở trên, ngoài động đất, những sự cố không liên quan đến địa chất như đất chuồi hay ảnh hưởng của thiên thạch... cũng có thể gây ra sóng thần.

Sóng thần khác thế nào với các dạng sóng khác?

Sóng thần không giống dạng sóng do gió hay bão tạo ra mà chúng ta có thể quan sát được trên mặt ao hồ hay bãi biển và được mô tả là sóng nước cạn với thời gian xuất hiện chỉ độ 10 giây và mỗi cơn sóng dài khoảng 150 m. Trong khi đó, sóng thần có thể đạt bước sóng hơn 100 km và thời gian kéo dài khoảng 1 giờ. Do có bước sóng dài nên sóng thần mang đặc điểm của sóng nước sâu. Sóng được gọi là sóng nước sâu khi tỷ lệ giữa độ sâu nước biển và bước sóng rất thấp. Chẳng hạn ở Thái Bình Dương nơi độ sâu nước biển trung bình khoảng 4.000 m, sóng thần có thể di chuyển với vận tốc trên 700 km/giờ (khoảng 200m/giây). Không những di chuyển với vận tốc cao, sóng thần còn có thể xuyên đại dương vượt những khoảng cách nghìn trùng, như đợt sóng thần ngày 26-12-2004 quét dài từ Đông Nam Á đến tận Đông Phi cách xa nhau đến 7.000 km. Hay trận sóng thần do động đất ở Chile năm 1960 đã vượt Thái Bình Dương lan đến tận Nhật Bản với khoảng cách 17.000 km.

Làm thế nào động đất tạo ra sóng thần?

Sóng thần có thể được tạo ra khi đáy đại dương bất ngờ biến dạng, dâng lên hạ xuống và đẩy nước biển vọt lên. Khi dưới đáy biển xảy ra động đất, vùng nước biển phía trên khu vực bị biến dạng sẽ bị hất ra khỏi tình trạng cân bằng. Sóng được hình thành khi khối nước bị xâm lấn này, dưới tác động của lực hấp dẫn, cố gắng lấy lại thế cân bằng. Khi nhiều vùng rộng lớn dưới đáy biển cùng dâng lên hoặc hạ xuống, sóng thần có thể xuất hiện.

Đất chuồi, núi lửa và thiên thạch va đụng làm sao tạo ra sóng thần?

Một cơn sóng thần có thể được tạo ra bởi bất kỳ sự xáo trộn nào dưới đáy biển, đẩy một khối nước khổng lồ ra khỏi thế cân bằng. Đất chuồi dưới lòng biển luôn đi kèm với các trận động đất mạnh cũng có thể làm biến dạng khối nước bên trên khi trầm tích và đá chuồi xuống theo hướng dốc và sau đó tái phân bổ khắp đáy biển. Tương tự, núi lửa hoạt động dữ dội dưới biển có thể tạo ra lực đẩy mạnh nâng cột nước đi lên và tạo ra sóng thần. Ngược lại, thiên thạch va đụng làm xáo trộn mặt nước từ bên trên khi động lượng từ những mảnh vụn rơi được truyền xuống mặt biển nơi mảnh vụn đã rơi xuống.

Khi sóng thần tiến vào đất liền

Khi rời vùng nước sâu và tiến đến những vùng nước cạn hơn gần bờ biển, sóng thần có sự biến đổi. Một cơn sóng thần có thể rất mạnh nhưng khá thấp ở dưới nước biển sâu. Khi đến gần bờ, vận tốc của nó chậm lại, đẩy nước biển vọt lên và khi đó sóng thần có thể đạt chiều cao của những tòa nhà cao 20-30 m. Khi đập vào bờ với lượng năng lượng lớn, sóng thần có thể gây sạt lở các bờ biển và tàn phá hệ thực vật ven biển. Với khả năng gây lụt trên diện rộng do nước biển tràn sâu vào đất liền hàng km, sóng thần có thể phá tan tành nhà cửa và những công trình khác trên bãi biển.

Hệ thống cảnh báo sóng thần

Hệ thống báo động sóng thần quốc tế hiện hoạt động ở khu vực duyên hải Thái Bình Dương và Nam Mỹ, báo động cho 26 quốc gia thành viên trong vùng về những đợt sóng lớn nhiều khả năng dẫn đến sóng thần trước từ 3-14 giờ. Hệ thống này được thiết lập năm 1965 sau vụ động đất mạnh 9,2 độ Richter gây ra sóng thần ở bang Alaska (Mỹ) năm 1964. Mỹ có hai trung tâm báo động động đất và sóng thần ở Hawaii và Alaska đặt dưới sự quản lý của Viện địa chất Mỹ (USGS). Theo đánh giá của các chuyên gia, số thương vong do động đất và sóng thần ở châu Á có thể được hạn chế nếu các nước trong khu vực tham gia hệ thống này. 125.235.75.151 08:27, ngày 28 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Sóng thần”.