Thảo luận:Sùng Hiền hầu

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Rol trong đề tài Tư liệu khác

Con của Ỷ Lan? sửa

Theo Toàn thư thì con thứ hai của Nguyên phi là Minh Nhân vương, chẳng nhẽ ông này sau bị giáng xuống làm hầu? Trong Toàn thư không thấy chỗ nào ghi chuyện Sùng Hiền là con của Lý Thánh Tông, chỉ đề cập đến chuyện Nhân Tông chọn con cái của các hầu (mà Sùng Hiền chỉ là một trong số các Thành Khánh, Thành Quảng,...), Cương mục cũng chỉ ghi Sùng Hiền là hoàng đệ của Nhân Tông, vậy không hiểu thông tin Sùng Hiền hầu là con của Ỷ Lan ở đâu ra? DRagonBallz (thảo luận) 02:33, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Theo Việt sử lược quyển 3 thì Thần Tông "là cháu của vua Thánh Tông"; theo Toàn thư quyển 3 thì Thần Tông "Húy Dương Hoán, cháu gọi Thánh Tông bằng ông, cháu gọi Nhân Tông bằng bác, con của Sùng Hiền hầu"; Cương mục ghi Sùng Hiền hầu là "hoàng đệ của Nhân Tông".
Tôi không có khả năng cắt nghĩa hết chữ Hán (chữ "đệ" như ý kiến của bạn không chỉ là em ruột mà có thể là em họ), nhưng tôi cho rằng: trừ khi các dòng vua cứ tuần tự truyền cho dòng đích hoặc 1 người con thứ trực hệ của vua trước thì thông thường, sử sách mặc nhiên chép tiếp không cần lý giải thêm nhiều thông tin. Nhưng nếu có trường hợp "chi trên truyền chi dưới" hoặc truyền cho 1 chi xa khác, như trường hợp con trai Sùng Hiền hầu này thì sử sẽ truy về ông tổ cao nhất của chi đó. Trường hợp tương tự sau này đã xảy ra là khi ngôi vua từ con cháu Lê Lợi sang con cháu Lê Trừ, người ta chép lại từ Lê Trừ xuống A-B-C rồi mới tới Lê Duy Bang là Lê Anh Tông.
Trường hợp nhà Lý này cũng vậy, hẳn nhiên ông tổ cao nhất của chi mới chính là Sùng Hiền hầu. Con trai người này là "cháu gọi Thánh Tông bằng ông, cháu gọi Nhân Tông bằng bác". "Cháu gọi Thánh Tông bằng ông", tức là Sùng Hiền là con Thánh Tông, nếu không phải thế thì người ta đã truy lại "tổ cao nhất của chi Thần Tông" trên ông Sùng Hiền, tức là 1 ông em nào đó của Lý Thánh Tông hoặc em nào đó của Lý Thái Tông (như mấy ông nổi loạn sống sót) chẳng hạn.
Theo giả thiết bạn đặt ra, thì có thể Sùng Hiền hầu là chi bàng hệ, khá xa với chi chính họ Lý, nhưng nếu thế mà sử gia không truy về "tổ gốc chi này" thì cũng là điều khó hiểu, khó lòng họ ghi Thần Tông "là cháu gọi Thánh Tông bằng ông, gọi Nhân Tông bằng bác" mà phải ghi là "cháu của ông ABC - em/anh vua Thánh/Thái Tông".
Tôi tán thành rằng có thể Sùng Hiền không phải là con ruột Ỷ Lan nhưng tôi nghiêng về khả năng ông là con Thánh Tông; có thể chỉ là con 1 cung nữ mà Thánh Tông sinh ra sau khi sinh Nhân Tông. Việc ông chỉ có tước hầu chúng ta chưa lý giải được, hay có thể chính vì mẹ ông không có địa vị cao mà như vậy.--Trungda (thảo luận) 16:34, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Về chuyện truy gốc thì tôi không nghĩ như Trungda, đơn giản vì cách chép sử thời đó rất trọng cái gọi là tôn ti (hierarchy) trong hoàng tộc, Thần Tông có hai ông bố nhưng cha đích (quan trọng) là Nhân Tông còn cha đẻ (ít quan trọng hơn) là Sùng Hiền hầu, vì thế chuyện sau khi lên ngôi Thần Tông quay trở lại tôn Sùng Hiền hầu là cha mới bị không chỉ một, mà cả hai Ngô Sĩ Liên và Lê Văn Hưu chỉ trích (vì đáng lẽ ra chỉ được gọi ông này là hoàng thúc). Vì Nhân Tông là cha đích nên truy gốc lên ông, cụ,... sẽ theo nhánh của Nhân Tông chứ không theo nhánh của Sùng Hiền hầu nữa. Còn chuyện "nhỡ vì là con của cung nữ nên chỉ được có chức hầu" cũng là không thuyết phục, vì 1. Tại sao trong sự kiện Nhân Tông nhận con nuôi, Sùng Hiền chỉ được xếp ngang các hầu Thành Quảng, Thành Khánh,... - hay các ông kia ... cũng là con của Thánh Tông với cung nữ (nếu như vậy thì Thánh Tông đã không đến nỗi phải vất vả cầu tự đến ngoài 40 mới có con trai). 2. Nếu là con của Thánh Tông, tại sao Toàn thư không có dòng nào nói về gốc tích của Sùng Hiền (tương tự với Cương mục, Việt sử lược). Vì thế nếu không có bằng chứng rõ ràng thì chúng ta không nên vội kết luận việc Sùng Hiền là con của Thánh Tông (và của Ỷ Lan), vì sử sách thời này ghi chép cũng lẫn lộn lắm, đơn giản là Thượng Dương thái hậu cũng ... tự dưng xuất hiện vào lúc Thánh Tông qua đời, chứ trước đó có được nhắc tới đâu. DRagonBallz (thảo luận) 16:54, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có thể lý giải Toàn thư không chép tổ gốc ông Sùng Hiền vì ông Sùng Hiền chỉ đóng vai phụ (đúng như phép phong kiến ngặt nghèo mà bạn nói, chỉ là chú). Người mà các sử gia coi là trung tâm luôn là vua. Tương tự, đến nay khó ai mà viết được bài về ông Lê Trừ. Do lấy Thần Tông làm trung tâm, người ta chỉ truy tới Sùng Hiền là cao nhất, cao nữa có thể chính là Thánh Tông mất rồi.
Những việc này là nghi vấn, còn nếu bạn nghi "sử sách thời này ghi chép cũng lẫn lộn lắm" thì tôi không biết nói sao, vì có vẻ như cái gì cũng đáng nghi, kể cả việc đặt Sùng Hiền ngang hàng với mấy ông "xa xa trong họ" có khi cũng là chép không đúng quy tắc...--Trungda (thảo luận) 17:21, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi nói "lẫn lộn" có nghĩa là mơ hồ, không rõ ràng, ví dụ như chuyện Lê Văn Thịnh hóa hổ hay Từ Đạo Hạnh trút xác vào đúng thời điểm Thần Tông sinh. DRagonBallz (thảo luận) 17:51, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Những tình tiết mang màu sắc truyền thuyết như vậy, cũng như truyện trăm trứng... có thể loại bỏ không cần phải băn khoăn; nhưng với các tình tiết có thể tin cậy còn lại, chúng ta không có cách nào khác là gạn lọc và tìm logic, móc nối lại từ đó.
Tôi hiểu những điều bạn băn khoăn, nhưng phía tôi cũng có những điều băn khoăn. Về vụ tước "hầu", tôi từng đọc có ý kiến cho rằng: nhà Lý đã không thắt chặt quan hệ dòng tộc (như nhà Trần sau này), với hoàng thân quốc thích cũng chỉ có tước hầu nên dòng họ thiếu gắn kết, để quyền chính vào tay người họ khác trong nhiều đời (các phụ chính hầu như không có người hoàng tộc).
Bản thân Sùng Hiền hầu cũng đã là nhân vật phụ và nếu không phải là cha của Thần Tông thì chắc không có bài. Tôi vốn chưa có ý định tạo bài về ông vì thấy ông khá mờ nhạt, như Nguyễn Phúc Luân cha Nguyễn Ánh hay rất nhiều người trong hoàng tộc là cha của các vua nhà Hán khi triều đại này nhiều lần "lấy người chi khác" làm thiên tử - những lần như thế cũng đều truy đến ông "cao tổ" mới thôi.
Vấn đề bạn nêu về nhiều ông tước hầu ngang hàng với Sùng Hiền cũng không khó hiểu, rất có thể họ cùng là con Thánh Tông. Đường Cao Tổ Uyên sau khi nhường ngôi làm thượng hoàng (trên 60 tuổi) còn cho ra khá nhiều hoàng tử, do đó chuyện Lý Thánh Tông sinh ra nhiều con trai sau khi có thái tử Càn Đức không có gì lạ. Vả lại sử chỉ ghi Thánh Tông 40 tuổi chưa có con nối dõi, tức là chưa có con trai (mà có thể trước đó... toàn công chúa), đâu hẳn là chưa con nào?
(Mở ngoặc: xin đừng dẫn trường hợp Lý Chiêu Hoàng sau này ra phản biện về "ko con trai có thể lập con gái" của Thánh Tông, vì việc lập con gái làm thái tử là ý tưởng "quái gở có chủ ý" thời phong kiến của Trần Thủ Độ chứ không phải chủ ý Lý Huệ Tông)--Trungda (thảo luận) 03:44, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi có nhắc gì đến Lý Chiêu Hoàng trong thảo luận này đâu nhỉ? Chuyện Thánh Tông có con gái thì là rõ rồi còn gì, vì ít nhất hai năm trước khi Nhân Tông sinh thì Thánh Tông đã có công chúa Động Thiên đứng bên cạnh để phát biểu: " Ta yêu con ta,...", vấn đề là sử không chép chuyện Sùng Hiền là con của Thánh Tông thì mình cũng không nên cố suy đoán làm gì. Chuyện phong vương phong hầu thì tôi không rõ vả lại ở đây tôi dùng lý lẽ đó chỉ để nói đến chuyện Sùng Hiền không là con ruột của Thánh Tông thôi (chứ vào hàng hoàng thân quốc thích không được phong vương thì có gì mà nói), mà cũng cần chú ý là con thứ hai của Ỷ Lan (Minh Nhân vương) cũng được phong vương, chẳng nhẽ Thánh Tông lại còn có bậc "con được phong vương" và "con không được phong vương" (và không được ghi trong sử) nữa thì nghe không thuận. DRagonBallz (thảo luận) 04:00, ngày 26 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Xin các bác đừng nhắc đến cháu vụ này nhé, 2 chư Ỷ Lan không phải cháu thêm đâu. Nhưng không ngờ bài này có nhiều nghi vẫn cần thảo luận đến vậy. Vũ Hoàng Sơn (Thảo luận) 03:25, ngày 28 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chữ "đệ" sửa

Tất nhiên là có nhiều nghĩa, và do không nhìn thấy Lê Văn Hưu từng viết như thế nào nên tôi chỉ liệt kê những chữ có liên quan đến "anh, em". Phần này tôi copy lại từ Từ điển Hán Việt trích dẫn và tra trong Từ điển Hán Việt - Hán ngữ Cổ đại và Hiện đại thấy cắt nghĩa giống nhau.

娣 đễ, đệ:

1. (Danh) Ngày xưa chị em cùng lấy một chồng, chị gọi em là đễ 娣.

2. (Danh) Ngày xưa phiếm xưng em gái là đễ. § Cũng như nói muội muội 妹妹.

3. Một âm là đệ. (Danh) Ngày xưa gọi em trai của chồng là đệ 娣. § Vợ anh gọi là tự phụ 姒婦, vợ em gọi là đệ phụ 娣婦.

弟 đệ

• (Danh) Em trai. ◇Nguyễn Du 阮攸: Cố hương đệ muội âm hao tuyệt 故鄉弟妹音耗絶 (Sơn cư mạn hứng 山居漫興) Em trai em gái nơi quê nhà, tin tức bị dứt hẳn.

• (Danh) Con trai, đàn ông trong thân thích, cùng lứa mà nhỏ tuổi hơn mình gọi là đệ. ◎Như: đường đệ 堂弟 em cùng tổ.

• (Danh) Ngày xưa, em gái cũng gọi là đệ. ◇Mạnh Tử 孟子: Di Tử chi thê, dữ Tử Lộ chi thê huynh đệ dã 彌子之妻, 與子路之妻兄弟也 (Vạn chương thượng 萬章上) Vợ của Di Tử, với vợ của Tử Lộ, là chị em.

• (Danh) Tiếng tự xưng (khiêm tốn) với bạn bè. ◎Như: ngu đệ 愚弟 kẻ đàn em này.

• (Danh) Tiếng dùng để gọi bạn bè nhỏ tuổi hơn mình. ◎Như: hiền đệ 賢弟.

堂兄弟 đường huynh đệ: Anh em họ, tức anh em con chú hoặc con bác.

胞弟 bào đệ: Em trai ruột.

表兄弟 biểu huynh đệ: Anh em họ, con cô, con cậu, con dì.

內兄弟 nội huynh đệ

1. Anh và em trai của vợ. 2. Con trai của cậu (cữu 舅 cậu, là anh hay em của mẹ).

Tôi copy lại đoạn thảo luận của tôi cách đây 3 năm :D

Tôi vừa đọc lại bài "Cách chép sử của ta ngày xưa" của Hoàng Cao Khải (1850-1933), viết trong Việt Nam sử yếu, bài được đăng trên "Đông Dương tạp chí" số 2 và được đăng lại trong giáo trình Văn học Việt Nam của Dương Quảng Hàm (năm 1939), cụ cho rằng: Dư địa chí (Nguyễn Trãi) viết cũng lấy từ sử truyền văn (nghe truyền lại, không có chứng cớ đích xác) mà đoán...; khi bị Tàu đô hộ, thì theo sử Tàu mà chép gọi là sử đạo tập (chép nhặt của người khác); từ đời nhà Đinh đến nhà Hậu Lê, có đặt quan chép sử nhưng sử ấy là sử trần hủ (cũ kỹ, không hợp thời), vì nó chép năm nào ông Hoàng tử sinh, năm nào thì bà Hoàng mất...; còn từ đời nhà Nguyễn cho đến nay (tức 1939) gọi là sử bí mật (sử triều nào phải đợi hết triều ấy mới ban bố cho thiên hạ biết)...

Vậy thì có quá nên đi tìm một sự thật trong những tài liệu viết về lịch sử trên hay nên thêm chú thích, thêm nguồn dẫn để người đọc tự tra cứu, rộng đường tự nghiên cứu và suy luận...

Hết. Lưu Ly (thảo luận) 03:17, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bác Lưu Ly.--Trungda (thảo luận) 03:30, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cái "hoàng đệ" này chỉ xuất hiện trong Cương mục của nhà Nguyễn thôi chứ trong Đại Việt sử lược hay Toàn thư thì không thấy nhắc tới. Còn chuyện sử "đúng", "sai" thì chính ra là phải dựa vào các nguồn hiện đại chứ không nên dựa vào các nguồn gốc (primary source) như Cương mục, Sử lược, Toàn thư vì nguồn hiện đại thì người ta mới phân tích xem thông tin nào tin được, thông tin nào không nên dùng. DRagonBallz (thảo luận) 03:38, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Mùa đông, tháng 10, vua ngự đến hành cung Khải Thuy xem gặt. Đêm hôm ấy, mặt trăng có hai quầng.
Tìm con trai họ tông thất để nuôi ở trong cung. Xuống chiếu rằng:"Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? [18b] ậy nên tẫm nuôi con trai của các hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng, chọn người nào giỏi thì lập làm thái tử. Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Dương Hoan mới lên 2 tuổi mà thông minh lanh lợi, vua rất yêu và bèn lập làm hoàng thái tử. ...
...Tân Hợi, [Thiên Thuận] năm thứ 4 [1131] , (Tống Thiệu Hưng năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, dựng hai gác ở trong điện Diên Hòa.
Tháng 2, Hoàng đệ là Tinh chết (con của Sùng Hiền hầu). ...
Nguồn Đại Việt sử ký toàn thư
Lưu Ly (thảo luận) 03:49, ngày 27 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thân thế sửa

Hình như trong sách "Các chuyện tình vua chua-hoàng tộc Việt Nam" của nhà sử học Đinh Công Vĩ, ở phần Phụ lục, có bảng thống kê vợ con các vua chúa. Ở phần con của Lý Thánh Tông có ghi rõ có Sùng Hiền Hầu và có chú thích là (con Ỷ Lan). Hiếu Vũ (Thảo luận) 07:46, ngày 22 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tư liệu khác sửa

Tôi có một văn bản có thể cho ta hướng nghĩ khác như thế này. Đó là văn bản Phụng Thánh phu nhân Lê thị mộ chí, bài mộ chí về Phụng Thánh phu nhân Lê Thị Lan Xuân là vợ của vua Lý Thần Tông (bà này chính là một trong ba bà phu nhân liên quan đến chuyện Từ Văn Thông ăn hối lộ thảo di chiếu lúc năm Lý Thần Tông chết năm 1137 là Cảm Thánh, Nhật Phong và Phụng Thánh). Bia ghi bà Lê Lan Xuân là con gái thứ hai của Phụ Thiên Đại Vương (bà Cảm Thánh phu nhân là con gái cả của Phụ Thiên Đại Vương, mẹ ruột của Lý Anh Tông, như vậy Phụ Thiên Đại Vương này là ông ngoại của Lý Anh Tông), có ông nội là Phò ký úy Quan sát sứ họ Lê ở châu Chân Đăng và bà nội là Thụy Thánh công chúa, con gái cả của Dự Tông chính hoàng và cũng là con gái cả của Lý Thánh Tông.

Đọc thông tin này, ta thấy rất giống với ni sư Diệu Nhân Lý Ngọc Kiều. Sách Thiền uyển tập anhĐại Việt sử ký toàn thư đều ghi bà là con gái của Phụng Càn Vương Lý Nhật Trung - con vua Lý Thái Tông và là em vua Lý Thánh Tông. Bà được vua Lý Thánh Tông đem vào nuôi trong cung từ nhỏ, lớn lên được gả cho châu mục châu Chân Đăng họ Lê. Chắc chắn Thụy Thánh công chúa chính là Lý Ngọc Kiều trước khi bà lấy chồng hoặc xuất gia.

Vậy, nếu bia ghi đúng, thì Dự Tông chính hoàng, cha đẻ của Lý Ngọc Kiều chính là Phụng Càn Vương Lý Nhật Trung. Tuy nhiên, Dự Tông hẳn là miếu hiệu của vua, trong khi Lý Nhật Trung chưa làm vua bao giờ, vậy tại sao lại có miếu hiệu này ? Tôi suy đoán rằng, có thể Lý Nhật Trung không làm vua nhưng về sau có con cháu lên làm vua và đã truy phong cho tiên tổ miếu hiệu của vua (giống trường hợp Lê Tương Dực truy phong cha là Kiến Vương Tân làm Đức Tông Kiến Hoàng đế). Xét trong các vua nhà Lý, chỉ trường hợp Lý Thần Tông là khả dĩ thuộc loại này.

Nhưng cha của Lý Thần Tông là Sùng Hiền Hầu, được Thần Tông truy phong làm Cung Hoàng sau khi ông ta mất năm 1130. Phụng Càn Vương hẳn còn phải thuộc bậc cao hơn Sùng Hiền Hầu, có thể là cha của Sùng Hiền Hầu. Vậy thì, Sùng Hiền Hầu là em họ con chú con bác với Lý Nhân Tông. Các hầu Sùng Hiền, Thành Quảng, Thành Khánh, Thành Chiêu, Thành Hưng hẳn cũng là anh em con chú con bác với Nhân Tông mà thôi. Còn như vị Minh Nhân Vương là con trai của Lý Thánh Tông thì lí do ông ta "biến mất" quả thực chưa rõ, tôi phỏng đoán có lẽ ông ấy chết sớm.

Có người sẽ thắc mắc, theo như giả thuyết của tôi, Thụy Thánh công chúa, Lý Nhân Tông, Sùng Hiền Hầu ngang hàng (cùng là con chú con bác), Phụ Thiên đại vương và Lý Thần Tông ngang hàng (là con của các vị trên) vậy thì tại sao Phụ Thiên lại là cha vợ của Thần Tông ?

Tôi cho rằng, Thần Tông sinh năm 1116, Phụng Thánh sinh năm 1109, trong khi Thụy Thánh sinh tận năm 1042, quan hệ bà - cháu giữa họ rất là hợp lý. Thụy Thánh là con gái cả của Phụng Càn, Phụng Càn hẳn chỉ tầm tầm tuổi Lý Thánh Tông, tức khoảng năm 1020 - 1023. Khi sinh Thụy Thánh, Phụng Càn độ 20 tuổi, được. Thụy Thánh lấy chồng tuổi cập kê khoảng 16 tuổi (khoảng 1058), nhưng không thấy sử sách nói đẻ con (chắc chuyện nhỏ quá), mà chỉ nói là chồng chết đi tu, như vậy, chắc bà góa chồng sớm, vâỵ Phụ Thiên sinh khoảng độ 1060. Năm Phụ Thiên 50 tuổi sinh Phụng Thánh phu nhân, có thể chấp nhận điều này vì Phụng Thánh là con gái thứ hai của ông, mà ông có đến 20 người con. Vậy khi sinh Thần Tông, chắc Sùng Hiền Hầu cũng khoảng 50 tuổi ? Nếu quả vậy thì Sùng Hiền sinh vào khoảng 1066, kém Thụy Thánh chừng 24 tuổi, kém Phụng Càn chừng 43 tuổi, hợp lý. Tuy vậy, tôi thấy rằng, sử sách không chép Thần Tông là con trưởng hay con thứ của Sùng Hiền, mà lại chép đến hai cái chết của hoàng đệ vào thời gian Thần Tông trị vì, phải chăng Thần Tông là con trưởng ? Thật đáng để băn khoăn xem Thần Tông là trưởng hay thứ, vì nếu Thần Tông là trưởng, vô lý, vì có ai đến 50 tuổi mới có con trưởng ? Còn nếu là con thứ thì chỉ là út, thì cũng đáng ngờ, vì nếu là con út của một vị công hầu thì cũng thiêu thiếu tư cách để làm...vua.

Nhưng, chính trong Toàn thư, cũng ghi rằng Sùng Hiền Hầu muộn con (phần ghi chép năm 1112) nên tôi cho rằng, việc Sùng Hiền sinh con trai trưởng năm 50 tuổi cũng là hợp lý. Và chuyện chênh lệch tuổi tác vai vế trong một dòng tộc là chuyện thường, nên nếu có ông em Dương Hoán còn kém cả tuổi con thứ của ông anh Phụ Thiên thì cũng thật...bình thường. Huống nữa, con cậu là mà lấy cháu cô, anh em con dì con cậu lấy nhau ngày xưa là chuyện hoàn toàn được vì họ ngoại thì kể như là người ngoài, nên tôi nghĩ, Thần Tông lấy Cảm Thánh và Phụng Thánh không thể kể là ông chú lấy cháu được mà hôn sự ấy phải được coi như vua lấy con gái bề tôi.

Cũng lần theo Toàn thư, ta sẽ thấy vào năm 1128, Thần Tông lấy con gái của Điện tiền Lý Sơn làm Lệ Thiên hoàng hậu, lấy con gái của Lê Xương làm phu nhân Minh Bảo. Mộ chí ghi rằng, khi lên ngôi Thần Tông lấy con gái cả của Phụ Thiên là bà Cảm Thánh Hoàng Thái hậu. Tôi phỏng đoán Phụ Thiên ở đây chính tên là Lê Xương. Phu nhân Minh Bảo có thể là danh hiệu được phong cho Cảm Thánh khi bà mới vào cung.

Tóm tắt lại giả thiết này : Lý Thánh Tông sinh được hai con trai là Lý Nhân Tông và Minh Nhân Vương. Em trai ông là Phụng Càn Vương sinh được bà Diệu Nhân và Sùng Hiền Hầu. Nhân Tông không có con trai, lấy Dương Hoán là con người em họ Sùng Hiền Hầu làm Thái tử. Bà Diệu Nhân lấy chồng, đẻ ra con là Lê Xương, Xương đẻ con gái là hai bà Cảm Thánh và Phụng Thánh Lê Lan Xuân, đều hơn Dương Hoán độ 7 - 10 tuổi. Dương Hoán lên ngôi vua, lấy con gái của Xương làm vợ mình, truy tôn cho cha làm Cung Hoàng, ông làm Dự Tông Chính Hoàng.Rol (thảo luận) 10:23, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Sùng Hiền hầu”.