Thảo luận:Tháp nghiêng Pisa

Untitled sửa

Tháp nghiêng Pisa

Ngôi tháp nổi tiếng được xây dựng để cho cả thế giới thấy được sự thịnh vượng của thành phố Pisa, Italy. Người dân Pisa là những thủy thủ thiện nghệ, họ đã chinh phục được nhiều vùng đất, từ Jerusalem tới Carthago, Ibiza, Mallorca, châu Phi, Bỉ, Anh, Nauy, Tây Ban Nha và nhiều nơi khác.

Họ chỉ có một đối thủ thực sự duy nhất, đó là Florence. Và để cho những kẻ cứng đầu này biết dân Pisa đã làm được gì, họ bắt đầu xây dựng một tháp chuông, để tương xứng với những công trình xung quanh đó như nhà thờ, nơi rửa tội và nghĩa địa.


Tháp nghiêng Pisa cao gần 56 m, gồm 8 tầng.

Phần chân tháp được khởi công vào năm 1173. Sau đó, cuộc chiến với Florence tái diễn và công việc thi công bị đình trệ. Năm 1180, mọi việc được bắt đầu lại. 5 năm sau đó, tầng 1, tầng 2, rồi tầng 3 được hoàn tất.

Xứ Florence vẫn không ngừng khiêu chiến, và dân Pisa lại phải dồn tất cả tiền của vào cuộc chiến tranh. Trong năm này, ngọn tháp bắt đầu nghiêng về một bên. Do đó, ngay trong khi xây dựng, nó đã được gọi là tháp nghiêng Pisa. Cư dân thành phố nghĩ rằng một chiếc tháp chuông mà không chuông sẽ không đúng nghĩa, vì vậy họ treo một vài quả trên nóc tầng 3 vào năm 1198.

Rồi lại chiến tranh, lại tái xây dựng… Nhưng người Pisa chẳng còn lý do gì để khoe mẽ sau khi để thua trận đại thủy chiến trước hạm đội của Genoa.


Quả chuông trên đỉnh tháp.

Năm 1319, tất cả các tầng được hoàn tất. Quả chuông trên đỉnh tháp được treo vào năm 1350. Năm 1392, Pisa được bán cho Florence, đây là một sự xúc phạm ghê gớm tới toàn thể nhân dân thành phố.

Người dân ở đây nổi dậy giành lại đất đai, nhưng năm 1406 họ đã phải đầu hàng vì bị vây hãm và đói khát. Năm 1499, người Pisa bắt đầu một cuộc chiến tranh khác chống lại Florence, những kẻ đã biến dân Pisa thành nô lệ. Đội quân dũng cảm này lại thất bại, và đây cũng là đoạn kết thúc của lịch sử Pisa.

Dù không bao giờ lấy lại được sự thịnh vượng như xưa kia, thành phố nhỏ bé Pisa vẫn còn một thứ để tự hào - đó là ngọn tháp nghiêng

Quay lại trang “Tháp nghiêng Pisa”.