Thảo luận:Thiệt Thành Liễu Đạt

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Trần Tuấn Cường trong đề tài Hoằng hóa

Tên sửa

Người soạn ghi Thiệt Thành - Liễu Đạt là căn cứ theo Nguyễn Hiền Đức (sách đã dẫn nơi trang chính), còn Thiền sư Thích Thanh Từ thì ghi Liễu Đạt Thiệt Thành.

Người soạn theo ông Đức chỉ vì cuối bài kệ chính tay Thiệt Thành - Liễu Đạt ghi là Sa môn Thiệt Thành hiệu Liễu Đạt, nhưng chưa hiểu vì sao trong thiền sử ở vào thời kỳ đó, các bậc tu hành thường có cách ghép tên như thế. Rất mong bạn nào hiểu biết xin giải thích thêm.

Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 18:32, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bùi Thụy Đào Nguyên hãy hỏi Thành viên:Baodo. Mekong Bluesman (thảo luận) 20:01, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cả hai cách ghi đều có thể, vì việc ghi danh/hiệu các vị Thiền sư Việt Nam và các vị Thiền sư Trung Quốc thời Đường Tống có khác. Khi xưa, các vị thường được gọi theo tên ngọn núi hoặc chỗ hoằng hoá, và tên này sau này đứng đầu, ví dụ như Bách Trượng Hoài Hải (Bách Trượng sơn), Hoàng Bá (sơn) Hi Vận, Quy Sơn Linh Hựu.... Ở Việt Nam, tài liệu không rõ (vì không đầy đủ và chưa được nghiên cứu kĩ) và các vị sau này còn lấy nhiều tên nên việc thống nhất cách gọi tên nào trước, tên nào sau cũng khó xác định. Như tôi biết thì ông Nguyễn Hiền Đức (đã gặp ông ta năm 1997-98) phần lớn đã ghi lại thứ tự của danh hiệu từ các bia và những di tích khác. Nói chung: Ghi sao cũng đúng (hoặc không đúng!), chỉ nên làm sao mà tiền hậu nhất trí cho dễ tra; nhưng: xoá cái gạch nối "-" vì cái này sai. Baodo (thảo luận) 16:48, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hoằng hóa sửa

Hoằng hóa là gì? Là chết, hay là đắc đạo?118.71.181.115 (thảo luận) 02:01, ngày 7 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trong văn cảnh như thế làm sao nó có thể mang nghĩa chết hoặc đắc đạo được?! Hoằng hoá: Dạy người hoá ác thành thiện một cách rộng mở (từ hai chữ Hán Hoằng 弘 hoằng: Lớn, mở rộng ra, làm cho rộng lớn hơn và Hoá 化).Trần Tuấn Cường (thảo luận) 02:09, ngày 7 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Thiệt Thành Liễu Đạt”.