Thảo luận:Tiến động

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi 42.119.10.170 trong đề tài Thuật ngữ tuế sai
Dự án Thiên văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thiên văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thiên văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Cái gì làm thay đổi mùa sửa

Trần Thế Trung viết Hiện tượng lắc lư của trục Trái Đất, làm thay đổi mùa, do mùa phụ thuộc vào hướng và độ nghiêng của trục so với hệ tọa độ hoàng đạo là không đúng. Trục của Trái Đất so với mặt phẳng hoàng đạo đúng là có dao động, nhưng sự dao động này có chu kỳ khoảng 41.000 năm và dao động trong khoảng 21,5° tới 24,5 °, hiện tại khoảng 23,439 °. Khái niệm mùa là do sự chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời, do độ nghiêng của trục tự quay của nó đối với mặt phẳng hoàng đạo gây ra. Tuy nhiên, trong phạm vi một vài năm thì hướngđộ nghiêng của trục tự quay này gần như không thay đổi. Ví dụ từ năm 1973 tới năm 2000 thì trục tự quay của Trái Đất thay đổi chỉ khoảng 0,004 °. Giả sử coi như Mặt Trời đứng yên và chỉ xét hệ gồm Mặt Trời và Trái Đất thì có thể coi Trái Đất chuyển động tịnh tiến theo một đường gần tròn xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh trục của nó (tạo ra ngày và đêm), với góc tạo ra giữa trục tự quay này và mặt phẳng hoàng đạo là xấp xỉ 66,561 ° (kỷ nguyên J2000). Trong một vòng quay trên quỹ đạo thì lần lượt từng bán cầu sẽ nghiêng về phía Mặt Trời nhiều /ít hơn dẫn đến nhiệt lượng hấp thụ được từ ánh sáng Mặt Trời nhiều/ít hơn và đây là yếu tố làm con người cảm nhận được sự thay đổi của các mùa. Vương Ngân Hà 15:09, ngày 10 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi chưa hiểu ý Vương Ngân Hà. Tại sao mùa phụ thuộc vào hướng và độ nghiêng của trục so với hệ tọa độ hoàng đạo là sai và/hoặc tại sao Hiện tượng lắc lư của trục Trái Đất làm thay đổi mùa là sai? (chú ý "lắc lư của trục Trái Đất" == "thay đổi hướng và/hoặc độ nghiêng của trục so với hệ tọa độ hoàng đạo")134.157.170.184 15:55, ngày 10 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Theo Làng Đậu thì có thể viết câu của anh Hường dể hiểu hơn 1 tí là mùa màng phụ thuộc vào hướng chuyển động của trái đất và độ nghiêng của trục quay của trái đất so với mặt phẳng (tương đối) của quỹ đạo của nó đối với mặt trời. Ý của anh Hường nhằm giải thích rằng việc tạo muà không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự dao động của cái trục quay này (hãy xem trái đất như con vụ). Nhưng nếu muốn giải thích chi tiết hơn thì tốt nhất sẽ phải vẽ 1 cái hình giải thích luôn lí do tại sao khi Bắc bán cầu có muà đông thì Nam bán cầu có muà hè. Lý do cốt lõi là vì trục quay nghiêng khoảng vài chục độ nên vào tháng 5-8 phần trái đất ở Bắc bán cầu nhận về nhiều ánh sáng hơn và góc chiếu lúc 12 giờ trưa là gần như thẳng góc với đường "vĩ tuyến ôn đới" (xin lỗi tôi nhớ không ra cái tên đúng của nó là "Bắc chí tuyến" thì phải). Do kết quả nhận về nhiều năng lưọng hơn nên nó thành "Muà hè" và ngược lại cho Phần "Nam cực khuyên??" vào thời điểm này nhận về ít năng lượng mặt trời nhất nên có muà đông.
Hy vọng cái này giúp anh Trung hiểu ý anh Hường mô tả.
À hình như tôi đã hiểu ý của Hường. Chắc tại câu "...làm thay đổi mùa" gây người đọc nghĩ là "... thay đổi từ mùa hạ sang thu ...". Ok tôi viết rõ lại là "...làm thay đổi thời điểm giao mùa từ năm này sang năm khác"193.52.24.125 17:01, ngày 10 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cận nhật sửa

Có thể bạn sẽ thắc mắc về sửa đổi vừa rồi. Trên quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời, điểm cận nhật không thay đổi, nếu chỉ có tuế sai của trục Trái Đất. Viết như hiện nay giúp người đọc nhìn rõ bản chất bên hiện tượng này. Viết như trước, khiến người đọc không rõ rằng điểm cận nhật có bị thay đổi không ("sự trở về của điểm cận nhật"). - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:36, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thứ nhất: Tôi không viết là sự trở về của điểm cận nhật mà chỉ viết thời điểm (Trái Đất) trở về điểm cận nhật.
Thứ hai, User:Tttrung vẫn chưa hiểu rõ vấn đề khi viết: Hiện tượng lắc lư của trục Trái Đất làm thay đổi chậm thời điểm giao mùa từ năm này sang năm khác, do mùa phụ thuộc vào hướng và độ nghiêng của trục so với hệ tọa độ hoàng đạo..
  1. Việc xác định bắt đầu/kết thúc một mùa nào đó phụ thuộc vào vị trí của người quan sát (bắc hay nam bán cầu) cũng như phụ thuộc vào nền văn hóa (văn minh) mà người đó sống. Ví dụ đối với người Việt Nam, thời điểm diễn ra tiết xuân phân (khoảng 20-21 tháng 3 tùy từng năm (theo lịch Gregory) khi mặt trời ở kinh độ 0° tính từ điểm xuân phân (vernal equinox)) là giữa mùa xuân, nhưng đối với một người Mỹ (cũng ở bắc bán cầu) thì thời điểm đó lại là bắt đầu mùa xuân. Nhưng đối với một người ở nam bán cầu (Úc chẳng hạn) thì khi đó đang là khoảng 3 tuần đầu của mùa thu (1/3 tới 1/6).
  2. Tạm coi như Mặt Trời đứng yên và xét hệ cô lập chỉ gồm Mặt Trời-Trái Đất để dễ xét. Khi đó, trục của Trái Đất gần như không lắc lư khi so với mặt phẳng quỹ đạo của nó trong cả một năm (thực tế có dao động nhỏ khoảng 0,00014634 °/năm). Anh có thể tưởng tượng để thấy khi xét trong một vòng trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời thì trục tự quay (tưởng tượng) của Trái Đất luôn luôn tạo ra các đường thẳng gần như song song với nhau và tạo thành một góc khoảng 66,5° (góc này là gần đúng đối với năm 1583 nhưng hiện nay, năm 2005 thì góc này xấp xỉ 66,562°) so với mặt phẳng quỹ đạo. Khi Trái Đất ở điểm xuân phân hay thu phân thì góc tạo ra giữa đoạn thẳng nối tâm Trái Đất và tâm Mặt Trời với hướng bắc của trục tự quay là 90 ° nhưng góc của trục tự quay với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất vẫn là khoảng 66,5 ° (hình chiếu của trục tự quay lên mặt phẳng quỹ đạo vuông góc với đoạn thẳng nối hai tâm). Khi Trái Đất ở điểm hạ chí (đối với bắc bán cầu) thì góc tạo ra giữa đoạn thẳng nối tâm Trái Đất và tâm Mặt Trời với hướng bắc của trục tự quay là khoảng 66,5 ° (hình chiếu của trục tự quay này lên mặt phẳng quỹ đạo trùng với đoạn nối hai tâm). Khi Trái Đất ở điểm đông chí (đối với bắc bán cầu) thì góc tạo ra giữa đoạn thẳng nối tâm Trái Đất và tâm Mặt Trời với hướng bắc của trục tự quay là khoảng 113,5 ° (hình chiếu của trục tự quay này lên mặt phẳng quỹ đạo trùng với đường thẳng đi qua hai tâm, nhưng là phần kéo dài của đoạn nói trên về phía Trái Đất). Tương tự như vậy khi xét cho nam bán cầu và anh sẽ thấy là thời điểm hạ chí của bắc bán cầu trùng với thời điểm đông chí của nam bán cầu, thời điểm đông chí của bắc bán cầu trùng với thời điểm hạ chí của nam bán cầu v.v
  3. Tuế sai trục tự quay chỉ làm chậm thời điểm Trái Đất trở về điểm cận nhật (viễn nhật) từ năm này sang năm khác so với lịch chúng ta đang dùng, nhưng không thể nói nó làm chậm thời điểm giao mùa được. Ví dụ khoảng 4.500 năm nữa thì thời điểm Trái Đất đi vào điểm cận nhật quỹ đạo sẽ xấp xỉ với thời điểm diễn ra tiết xuân phân (20-21/3 theo lịch Gregory) của bắc bán cầu. Cho đến thời điểm này (năm khoảng 6500) thì xuân phân (20-21/3 những năm đó) vẫn là giữa mùa xuân (Việt Nam), bắt đầu mùa xuân (Mỹ), đoạn đầu mùa thu (Úc) (nếu người ta không thay đổi tập quán). Lịch chúng ta đang dùng là lịch Gregory được tính theo năm chí tuyến trung bình (≈ 365,2424 ngày tại kỷ nguyên J2000) chứ không tính theo năm điểm cận nhật (dài hơn một chút so với năm chí tuyến, ≈365,259635864 ngày tại kỷ nguyên J2000), do vậy chỉ có thể nói là thời điểm trở về điểm cận nhật của Trái Đất bị trượt (chậm dần) từ năm này qua năm khác, chứ không thể nói nó làm thay đổi thời điểm giao mùa, mùa nào đó bắt đầu và kết thúc không phụ thuộc vào thời điểm Trái Đất ở điểm cận nhật hay điểm viễn nhật. Một chu kỳ hoàn thành của thời gian trở về điểm cận nhật là khoảng 21.000 năm (≈ năm chí tuyến trung bình/(hiệu của năm điểm cận nhật-năm chí tuyến trung bình) hay 365,2424/(365,259635864-365,2424)). Vương Ngân Hà 01:58, ngày 12 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Wow, kết luận là tôi chưa hiểu rõ vấn đề để làm gì, đây là bài bách khoa cho cộng đồng, tôi đâu cần đọc bài này. Nói tóm lại là giả sử như Vương Ngân Hà đã chứng minh là tôi chưa hiểu rõ vấn đề, thì có ảnh hưởng gì đến bài bách khoa này hay không? Tôi nghĩ viết như hiện nay hoàn toàn rõ cho người đọc, nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:01, ngày 12 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
 
Giải thích quỹ đạo của Trái Đất

Tôi đưa hình này tạm thời lên Wiki để giải thích về quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Các đường màu đỏ là đường nối tâm Mặt Trời và tâm Trái Đất, các đường màu xanh lam (blue) là trục tự quay của Trái Đất, các đường màu xanh lơ sẫm (dark cyan) là hình chiếu của trục tự quay lên mặt phẳng quỹ đạo, N là cực bắc, S là cực nam. Các thuật ngữ Equinox và Solstice ở đây áp dụng cho bắc bán cầu. Dễ nhận thấy là các đường màu blue gần như song song với nhau, chứng tỏ không có sự đổi hướng rõ rệt của trục tự quay so với mặt phẳng tham chiếu. Ở các điểm Vernal/Autumnal Equinoxes, đường màu đỏ vuông góc với đường màu xanh lam (blue), nhưng góc giữa đường màu blue và màu dark cyan vẫn xấp xỉ 66,5 độ. Ở điểm Summer Solstice thì đường màu dark cyan trùng với đường màu đỏ và hai góc tạo ra bởi hai đường này với đường màu blue là 66,5 độ và thấy ngay là bắc bán cầu nghiêng về mặt trời nhiều hơn so với nam bán cầu. Ở điểm Winter Solstice thì đường màu dark cyan là phần kéo dài của đường màu đỏ và góc giữa đường màu dark cyan với đường màu blue là 66,5 độ, nhưng góc giữa đường màu đỏ và đường màu blue là 113,5 độ và thấy ngay là nam bán cầu nghiêng về mặt trời nhiều hơn so với bắc bán cầu. Thời điểm Trái Đất đi vào điểm cận nhật hiện nay nằm trong cung chứa Winter Solstice-Vernal Equinox, gần với thời điểm Trái Đất đi vào điểm Winter Solstice, nhưng như hình vẽ thì thời điểm đó sẽ trượt dần theo chiều ngược chiều kim đồng hồ do tuế sai. Trung có thể thấy là các thời điểm giao mùa (liên quan tới các điểm phân và điểm chí là những cái tính dựa trên năm chí tuyến/lịch Gregory và gần như không thay đổi) không phụ thuộc vào các thời điểm Trái Đất đi vào điểm cận nhật hay viễn nhật và câu này "Hiện tượng lắc lư của trục Trái Đất làm thay đổi chậm thời điểm giao mùa từ năm này sang năm khác, do mùa phụ thuộc vào hướng và độ nghiêng của trục so với hệ tọa độ hoàng đạo" là sai. Vương Ngân Hà 12:45, ngày 12 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cám ơn công sức của Vương Ngân Hà. Thật ra Trung rất vui khi có người nói chuyện thiên văn trong này. Hình vẽ của Ngân Hà rất đẹp, có thể dùng trong bài nào đó, chứ không chỉ tạm cho bài thảo luận này. Có phải Ngân Hà nói "các thời điểm giao mùa (liên quan tới các điểm phân và điểm chí là những cái tính dựa trên năm chí tuyến/lịch Gregory và gần như không thay đổi) không phụ thuộc vào các thời điểm Trái Đất đi vào điểm cận nhật hay viễn nhật" (mệnh đề A) để suy ra "Hiện tượng lắc lư của trục Trái Đất làm thay đổi chậm thời điểm giao mùa từ năm này sang năm khác, do mùa phụ thuộc vào hướng và độ nghiêng của trục so với hệ tọa độ hoàng đạo là sai." (mệnh đề B)? Nếu đúng vậy thì tiếc là mệnh đề A không liên quan gì đến mệnh đề B, và A đúng, B sai. Trung sẽ thảo luận tiếp khi Vương Ngân Hà khẳng định đúng là bạn định nói mệnh đề A suy ra mệnh đề B. Khi có thời gian, Trung sẽ làm một cái movie/animation, vì xem ra nó có thể có ích hơn cho người đọc không chuyên. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:12, ngày 12 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ tuế sai sửa

' trục của Trái đất bị tuế sai vì hành tinh nành ko phải là một hình cầu hoàn hảo(nó là 1 hình cầu bẹt lồi hơn ở xích đạo)khiến cho lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời và các thiên thể khác tạo ra momen lực lên nó.các mômen lực ko cùng phương với vận tốc của Trái Đất,có xu hướng kéo các chỗ lồi xích đạo vào trong mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất xung quanh mặt trời,gây nên hiện tượng tuế sai của trục Trái Đất. Trí Đất thực hiện xong việc tuế sai khoảng 25.800 năm,theo đó các vị trí của ngôi sao được đo theo hệ tọa đọ xích đạo sẽ thay đổi 1 cách chậm chạp;do sự thay đổi của hệ tọa đọ.

--42.119.10.170 (thảo luận) 13:57, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Vấn đề chuyển động nhiều vật thể sửa

Tôi đang tìm bài đã viết về vấn đề chuyển động hai, ba hay nhiều vật thể nhưng chưa thấy. Ai biết cho tôi biết với.

Thaisk 12:54, ngày 29 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chưa ai viết, mời bạn viết bài toán nhiều vật (n-body problem).222.252.89.225 07:09, ngày 2 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Tiến động”.