Thảo luận:Tin học

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Tmct trong đề tài Thuật ngữ tin học Anh-Việt

Untitled sửa

Bài này có lẽ dịch từ đây thì chuẩn và hệ thống hơn. Nguyễn Thanh Quang 01:54, 19 tháng 4 2005 (UTC)

Thuật ngữ tin học Anh-Việt sửa

Wikipedia không phải là chỗ cho từ điển Anh-Việt, nên di tạo nó ra ở Thuật ngữ tin học Anh-Việt tại từ điển mở Wiktionary tiếng Việt. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 19:46, ngày 02 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ đây không phải cho mỗi từ, nhưng vẫn có thể liệt kê danh sách để tiện tham khảo, như en:List of Latin phrases, en:List of French phrases, v.v. Đặc biệt môn tin học rất cần thiết một danh sách thuật ngữ chuẩn. Nguyễn Hữu Dng 19:51, ngày 02 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi đã thử tạo ở Thuật ngữ tin học Anh-Việt rồi. Nhưng xem ra quy mô mục từ ở Wiki quá đồ sộ, không hợp với ý định của tôi là chỉ tạo một danh sách cho tiện tham khảo.
Tôi chỉ muốn một danh sách gọn nhẹ để phục vụ nhu cầu dịch thuật và để thống nhất các bài dịch về mặt thuật ngữ. Để đạt tiêu chuẩn một mục từ tại Wiktionary tiếng Việt, cần có thêm rất nhiều thông tin như: nguồn gốc, các nghĩa khác nhau cho các ngữ cảnh hay ngành khoa học khác nhau, từ đồng nghĩa, phiên âm, định nghĩa, mô tả....ví dụ như trong wikt:algebra. Chuyện đó còn làm việc tra cứu trở nên cồng kềnh, không phục vụ được mục đích ban đầu là nhanh gọn đơn giản.
Tôi xem qua các bài en:List of Latin phrases, en:List of French phrases, và thấy rất phù hợp với mục đích của mình. Bên tiếng Anh người ta có thể xây dựng những danh sách theo kiểu đó, tại sao bên tiếng Việt lại không thể? Tôi đề nghị chuyển lại các trang Thuật ngữ tin học Anh-Việt(A)... về chỗ cũ. (Tmct 00:10, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC))Trả lời
Tôi ủng hộ. Nguyễn Hữu Dng 00:18, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nếu bây giờ các bác quản trị cứ nhất quyết là phải chuyển danh sách thuật ngữ Tin học sang Wiktionary tiếng Việt, thì tôi cũng đành chịu mà soạn tại đó. Nhưng nghĩ đến chuyện đó mà ngại quá, vì mỗi từ cần hẳn một bài. Và nội dung mỗi bài lại chỉ có một hoặc hai từ tiếng Việt, trông chắc chẳng ra sao. Mong bác Minh nghĩ lại cho. (Tmct 00:26, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC))Trả lời
Không phải là "các bác quản trị" phản đối việc giữ nó ở đây, chỉ có tôi nhất quyết như vậy một mình. :^) – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 00:29, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Trong hai danh sách đó, Wikipedia tiếng Anh chỉ liệt kê các nhóm từ và thuật ngữ ngoại ngữ được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Anh (thí dụ trong ngành phát luật, y khoa, hay piano). Nhưng thí dụ trong tiếng Việt không bao giờ dùng cả thuật ngữ "database management system" một mình, nó chỉ đi theo thuật ngữ tiếng Việt, trừ ra trường hợp nói đến cái sản phẩm của Microsoft. [1] Tôi cũng nghĩ vậy về từ điển thuật ngữ toán học ở đây, không bao giờ sử dụng "complete boolean algebra" [2] hay sử dụng "angle" [3] một mình theo ý nghĩa thường. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 00:27, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Giải thích như thế thì cũng có lý. Thực ra, trước khi xem nội dung của Wiktionary tiếng Việt, tôi cũng có ý muốn chuyển sang đó. Nhưng khi xem rồi thì tôi lại không muốn nữa, lý do đã nói ở trên rồi. Tôi muốn một danh sách gọn nhẹ, và không muốn từ điển toán học lại lẫn với từ điển thường hoặc với từ điển các ngành khác (từ điển bằng giấy cũng như vậy). Nếu bác chấp nhận để tôi soạn theo kiểu "mỗi trang một danh sách từ" (như thuật ngữ toán học hiện có tại wikipedia) thay vì "mỗi từ một trang" (như các trang hiện có tại Wiktionary tiếng Việt), tôi sẽ đồng ý chuyển. (Tmct 00:42, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC))Trả lời
Chắc tôi chưa giải thích rõ ràng: Wiktionary có thể đựng những danh sách, cho nên có thể là một số trang là danh sách thuật ngữ, và mỗi thuật ngữ trong đó liên kết đến mục từ riêng. Làm vậy thì không cần tạo ra chi tiết về các ngôn ngữ. Bây giờ Wiktionary chỉ có "mỗi từ một trang" tại vì chưa có ai muốn tạo ra danh sách ở đấy. Thí dụ Wiktionary tiếng Anh hiện có một danh sách thuật ngữ tiếng Việt, chỉ số thán từ (?) Hán, và danh sách thuật ngữ hàng hải. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:15, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vậy thì ổn quá rồi. Tôi sẽ chuyển sang Wiktionary với bố cục như đã làm được một ít tại wikipedia. Phần tiếng Việt sẽ link sang các bài tương ứng tại wikipedia, còn phần tiếng Anh thì link tới mục từ tương ứng trong nội bộ wiktionary. Hy vọng lần này thì không ai phản đối. (Tmct 01:33, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tôi đã chuyển toàn bộ sang wiktionary. Sau mấy lần thử, tàn tích là một số trang rác ở cả wikipedia và wiktionary. Mong các bác quản trị xóa giúp. Xin cảm ơn. (Tmct 13:32, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC))Trả lời

Đề nghị hợp nhất với Khoa học máy tính sửa

Tôi đề nghị hợp nhất bài này với bài Khoa học máy tính. Lý do:

  • theo tôi biết, từ "tin học" vốn được dịch từ tiếng Pháp "informatique" (nghĩa cổ của "informatics" cùng nghĩa với từ tiếng Pháp này, người Anh đã sửa que thành cs cho nó có vẻ tiếng Anh)
  • "khoa học máy tính" là dịch từ "computer science".
  • "computer science" (Anh) và "informatique" (Pháp) và "informatik" (Đức) cùng nghĩa (interwiki).
  • Tại Việt Nam, người ta dùng cả hai từ với ý nghĩa đại khái "Tin học" bao trùm "khoa học máy tính", "khoa học máy tính" có vẻ thiên về lý thuyết hơn công nghệ. Nhưng thực ra, chưa thấy bác lão làng nào phân biệt cụ thể đâu là KHMT, đâu là những thứ Tin học khác một cách có hệ thống. Có nơi tách mạng và CSDL ra khỏi KHMT (kỳ quái!)

Tóm lại,

  • nếu "KHMT" chính gốc là computer science thì KHMT chính là Tin học (do "tin học" có gốc từ fr:informatique).
  • nếu hiểu KHMT theo kiểu một số người ở VN hiểu thì nó thiên về theoretical computer science (lý thuyết nửa mùa thôi), và khái niệm này cũng không rõ ràng.

Đề nghị của tôi: thống nhất hai khái niệm.Tmct 12:30, 18 tháng 9 2006 (UTC)

Theo LĐ biết thì information science là "khoa học thông tin". Còn "computer science" là khoa học máy tính. Bên Đức có vài trường có thể không phân biệt rõ ràng (như truờng Goethe và Cao đẳng kĩ thuật tại Frankurt vào thời ki thập niên 90 chẳng hạn). Tuy nhiên theo LĐ, Khoa Tin học là lĩnh vực lớn tưởng chừng bao trùm Khoa học máy tính. Hai khoa học này giao nhau lớn nhưng có bộ phân tách nhau cũng xa lắm.

Thông thường, bên Mỹ có vài dạng kĩ sư khác nhau hoàn toàn và mức độ chuyên sâu cũng khác hẳn nhau:

- Kĩ sư về Information: thường làm trong các lĩnh vực quản lý và lo về hệ thống dữ liệu thông tin hơn (đó là các ngành Kĩ sư ngành IT và đôi khi được cộng thêm chữ "bussiness" (hay các tên tương tự mà tạm thời LĐ không nhớ) Nói chung loại kĩ sư này chỉ học cơ bản về lập trình nhưng không đào sâu. Khoa này đòi hỏo học nhiều tín chỉ về thương mãi hay quản trị. Họ hầu như không biết tí gì về electronics và thiết kế hệ thống (nếu không tự học thêm hay tự cố đấm ăn xôi lấy tín chỉ loại "selective".
- Kĩ sư chuyên ngành computer science: Loại này đòi hỏi SV học nhiều về lập trình (số tín chỉ lập trình cao hơn hẳn) Đồng thời bắt buộc có tối thiểu 5-7 lớp chuyên về phần cứng. Khoa này khong bắt buộc học về quản trị ngoại trừ mốt số ít lớp cơ bản. -- Khoa này thường có chữ viết tắt trong tên là "CS" (computer science) hay đôi khi "SC" (science of computer techology?) Loại này bắt buộc học nhiều lớp về điện tử như mạch số, và các lớp phần cứng khác.
- Các loại kĩ sư gần: Tùy theo trường trong khoa máy tính còn có thể có thêm ngành thiết kế hệ thống (và ngành điện tử máy tính - trong các khoa điện tử nhưng hãy tạm gác loại trong ngoặc đơn này ra): SV các ngành này học ít hơn 1 tí về lập trình nhưng lại được đào sâu về mạch điện tử như mạch số và các lớp về phần cứng. Mặc dù học có khác nhau nhưng không quá nhiều đối với khoa computer science(LĐ trước đây theo cả hai major này tại 1 ĐH Mỹ nên biết rõ hai khoa chỉ khác nhau chừng 6-8 lớp tức tối đa chừng 30 credit hours) Nói chung, họ đều xếp vào khoa học máy tính (khoa computer science)


Sau đây là một số liên kết "computer sciences vs. informatics" trong google:

Tuy nhiên, sự khẳng định có khác nhau thì chắc khó lòng vì tùy theo quốc gia. Có nơi không hề có sự phân biệt và có nơi phân biệt rõ ràng như ở nhiều ĐH ở Mỹ. LĐ


Bằng chứng khác nhau của hai khoa này trong từ điển chuyên môn:

Theo từ điển "computer Dictionary" của microsoft: ISBN 1556155972

  • computer science The study of computers, including their design, operation, and use in processing information. CS combine both theoretical and practical aspects of ENGing, info. theory, math, electronics, logic, and human behavior....
  • information science The study of how informatiopn is collected, organized, handled, and comunicated..."


Theo từ điển "Consise encyclopedia of Computer Science" ISBN 0470090952 (XB năm 2004) (xem trang 192 mục từ "computer science" và trang 390 mục từ "Information Technology" thì cả hai khoa học này khác nhau vì bài quá dài không tiện chép vào

Tuy nhiên, không có mục từ nào là "Informatics" trong cả hai từ điển.

Như vậy, có thể chữ informatics là chỉ "khoa học máy tính" còn chữ "information technology" (hay chữ "information science") là chỉ tin học. Có thể đã có sự nhầm lẫn nào chăng ?

có thể các interwiki đã link sai chỗ!

Một số chữ đưoc LĐ viết tắt cho đỡ mệt.

Ngoài ra, MC có thể tự gõ trên google vài phần riêng nhau:

  1. từ khóa define:computer science
  2. từ khóa define:informatics
  3. từ khóa define:IT


Để xem trên Internet họ định nghĩa ra sao (chú ý các trang có đuôi edu thường là các trang về giáo dục sẽ có tính chính xác cao hơn)

Chuc vui vẻ

Bác ởi, bác nhầm rồi, em đang nói về chuyện:
  • Tin học (tiếng Việt) = Informatique (tiếng Pháp) (interwiki sang de:informatik)
  • Informatique (tiếng Pháp) = Computer Science (tiếng Mỹ)
  • Computer Science (tiếng Mỹ) = Khoa học máy tính (tiếng Việt)
=> Tin học (tiếng Việt) = Khoa học máy tính (tiếng Việt) (nên như thế)
Em không nói đến information science (tiếng Anh) (cái này em dịch là khoa học thông tin, không phải Tin học, nó được interwiki sang de:informationwissenshaft, ko có interwiki sang Pháp)
Em cũng không nói đến en:informatics (từ ngày đã phát triển ra xa nghĩa gốc ban đầu (thời xửa xừa xưa là giống với informatique của tiếng Pháp), còn nghĩa hiện đại thì trong tiếng Việt hiện ko có hoặc em ko biết thuật ngữ tương đương)
Tmct 18:30, 18 tháng 9 2006 (UTC)
Thế ngành IT tiếng Việt gọi là gì ? Nó không thể và không trùng với khoa học máy tính (computer science) được! vì trong các trường ĐH và trong các từ điển chuyên môn đều tách biệt rõ ràng hai thuật ngữ này.

Khi LĐ so sánh các định nghĩa về IT thì nó chính là định nghĩa của information science (theo từ điển microsoft)


Trích vài ĐN ở các nơi về IT

The entire array of mechanical and electronic devices which aid in the storage, retrieval, communication, and management of information--from typewriters to computers to copying machines. Integrity of numbers www.sir.arizona.edu/resources/glossary.html

Information Technology applies modern technologies to the creation, management and use of information. IT includes video recorders, CD-ROM, telephones, calculators, and electronic cash tills as well as computers. www.warwick.ac.uk/EAP/correcting_your_work/glossary.htm


hardware, software, telecommunications, database management, and other information processing technologies used in computer-based information systems; computer-based tools used to work with information and support the information needs of an organization www.321site.com/greg/courses/mis1/glossary.htm


the application of computer, audio, visual, and telecommunications technology to the acquisition, storage, manipulation, analysis, and display of information. Page 259 www.ucs.mun.ca/~rsexty/business1000/glossary/I.htm

The use of computers and other electronic devices to acquire, store. process and distribute information. www.indiainfoline.com/bisc/acci.html

the branch of engineering that deals with the use of computers and telecommunications to retrieve and store and transmit information wordnet.princeton.edu/perl/webwn

Information technology (IT) or information and communication technology (ICT) is the technology required for information processing. In particular the use of electronic computers and computer software to convert, store, protect, process, transmit, and retrieve information from anywhere, anytime. en.wikipedia.org/wiki/Information_technology


và đây là định nghĩa của Informatics (tức là informatik trong Đức ngữ Nếu MC không tin thì có thể vào -translator kiểm tra lại)

Storing, manipulating, analyzing and visualizing information using computer systems. www.genaissance.com/pharmacogenomics/glossary.asp

is a newer word for information science and technology, especially when computers are involved. www.ehto.org/ikb/standards/centc251/directory/directory_13.html

A field of study that focuses on the use of technology for improving access to and utilization of information. Health informatics is the systematic study of information in the healthcare delivery system—how it is captured, retrieved, and used in making decisions—as well as the tools and methods used to manage this information and support decisions. library.ahima.org/xpedio/groups/public/documents/ahima/pub_bok1_025042.html

Fairly common European term for information technology; national and systematic application of information technology to economic, social, and political development; study of the structure and properties of information and the application of technology to its organization, storage, retrieval, and dissemination. ublib.buffalo.edu/libraries/help/glossary.html

The use of science, computer science, information and other technologies to provide data, information and knowledge to the individual and the organisation. www.bcsnsg.org.uk/inftouch/vol1/glossv1.html

The system created by the convergence of computer nodes and tele-communication links into a network. Electronic superhighway is a metaphorical term for informatics. It has gone out of fashion but should be retained to remind us that informatics is the infrastructure of the information society just as the transportation system was the infrastructure of the industrial society. siliclone.tripod.com/books/history/H111.html

information science: the sciences concerned with gathering, manipulating, storing, retrieving, and classifying recorded information wordnet.princeton.edu/perl/webwn

Information Science or Informatics is the science of information. It is often, though not exclusively, studied as a branch of computer science and information technology and is related to database, ontology and software engineering. en.wikipedia.org/wiki/Informatics


(TB: LĐ nêu ra đây chỉ cho thấy coi chừng tiếng Việt có cái gì đó không ổn -- LĐ đã đọc và còn nhớ trong một số tài liệu Việt ngữ ban đầu (từ giữa sau thập niên 70 cho đến cuối thập niên 80) thì người ta gọi tin học là "khoa học về thông tin" chứ không phải là "khoa học về máy tính". Nhưng LĐ không cố ý cãi chỉ mệt thêm cho cả MC lẫn LĐ; nhưng sự sai lầm trong dùng chữ có thể gây nhiều hậu quả không hay ho. Vi` không rảnh chớ nếu không LĐ vác cái đề tài "Tin học VS khoa học máy tính VS Công nghệ thông tin" lên talwas diễn đàn cho thiên hạ choảng nhau chí tử (giống như khi thiên hạ cãi nhau về định nghĩa chữ "vi tính" vậy!)


  • Về chuyện talawas, bác không rảnh để tham chiến thì "tọa sơn quan hổ đấu" cũng được mà. Để xem ý kiến các cao nhân thế nào.
  • Còn về từ "en:informatics", em không tin là nó tương đương 100% với vi:Tin học hay fr:Informatique. Vì lý do em đã nói rồi: ý nghĩa của en:informatics đã bị thay đổi theo thời gian và còn khác nhau theo địa lý của vùng sử dụng nữa. Tra định nghĩa của từ này để hiểu thì có mà càng không thể hiểu được vì loạn thông tin. Do đó, em không tính chuyện tìm hiểu xem en:informatics là gì nữa.
  • Về chuyện de:informatik tương đương en:informatics thì em rất rất nghi ngờ. Vì viện informatik chỗ em là chỗ của tất cả những gì liên quan đến "tin học" chứ không chỉ hẹp như nghĩa của en:informatics (software engineering, computing theory, networking, database, bio-informatics, algorithm complexity....).
  • Em vừa ngó fr:informatique, thấy nội dung mô tả rất khớp với cách hiểu của em về "vi:tin học". Trong đó cũng nói rằng fr:informatique được dịch sang tiếng Anh là "computer science", và rằng về mặt ý nghĩa thì thực ra "computer science" là "cơ sở lý thuyết của tin học" và cái giải thích này link tới "tin học lý thuyết". Cái này nữa cũng rất khớp với cách hiểu của em và nhiều thầy khác ở VN về từ "khoa học máy tính". Ví dụ, các bộ môn khoa học máy tính ở VN toàn giành các vấn đề lý thuyết thôi à (compiler, automat, formal languages, AI, computer graphics, algo & data structure...).

Có lẽ nên tham khảo để dịch từ bài tiếng Pháp, vì nó gần với nghĩa của từ Việt hơn, có lẽ vì Tin học của VN học từ Pháp trước khi học từ Mỹ.

  • Về niên đại của các từ tiếng Việt, em nhớ đã có môn "tin học" ở trường cấp 2 từ cuối 8x. Đến năm 1994, tại Đại học Tổng hợp Hà Nội vẫn chưa thấy nói đến "khoa học máy tính", mà mới chỉ thấy "Bộ môn Tin học, rồi đến "Viện Công nghệ thông tin". Còn "bộ môn Khoa học Máy tính" thì sớm nhất là năm 95-96 gì đó mới có. Nhưng Tổng hợp chắc là nơi đầu tiên ở VN có những khoa-bộ môn này.
Tmct 21:25, 27 tháng 9 2006 (UTC)
Về chuyện "khoa học máy tính" thì có trong Nam khá lâu do người Mỹ mang sang (thập niên 60-70 họ đã tặng cho trung tâm máy tính VN các máy IBM 360-370 khổng lồ lúc đó đọc bằng card đục lỗ và chứa data trên băng từ.
Vấn đề là khoa học máy tính bao gồm:
  • các thứ mà MC đã vui vẻ kể lại
  • Các thứ khác mà quan trọng nhất là các kiến thức tổng quát về kiến trúc máy tính, các thuyết về phần cứng (đừng tưng nó hông có lý thuyết nhe), các chương trình phần mềm dùng trong thiết kế cho phần cứng (nói chung là cái gì liên quan đến cương (liệu) và (phần) cứng
-> Bởi vậy khi LĐ và GS Harry "thả bộ" vào các trang của các "khoa học máy tính" của các trường "từ Bắc vô Nam" đều lắc đầu vì nó thiếu tới 40%-50%. Do đó, theo LĐ cái mà ở VN đạng dạy đúng là "khoa tin hoc" không phải là khoa "khoa học máy tính"
Ngay cả thời gian ở Đức (thập niên 90) LĐ có các chương trình của ĐH Goethe, của trường bách Khoa Kĩ Thuật Franfurt,họ đều chỉ dạy tập trung vào..IT và phần mềm (mà phần mềm là thứ nằm giữa IT và CS do đó, nếu kêu nó là CS cũng không sai...nhưng nếu xét đến tận cái định nghĩa thì nó thiếu...chưa kể bên CS bao gồm rất nhiều lớp về quản trị và phát triển tức là thuô-c lình vực "information".)
Do đó, việc bao hàm IT = CS ở một số nơi là có thể hiểu được nhưng kẹc cái bên Mỹ cường quốc về thứ này thì họ có hai ngành CS và khoa IT tách nhau trong các ĐH. chưa kể bên trong CS lại chia ra bên system design và bên phần mềm.

Bây giờ tóm lại, ý MC muốn sao: nên tách "tin học" ra khỏi "khoa học máy tính" hay viết gộp lại ? LĐ nghĩ rằng việc viết gộp lại là không nên. Nếu cần thì như vầy: MC cứ viết bổ xung vào những gì MC thấy bên bài "IT", bài "khoa học máy tính" và bài "tin học" này.

Còn ý kiến LĐ (nếu được MC "chuẩn y") là như vầy: viết chung bài "IT" và bài "tin học" thành 1 bài vì chắc hết 99% hai cái này là 1. còn bài "khoa học máy tính" để riêng và cũng thêm vào đó các ý kiến mà MC bàn nảy giờ để bổ xung cho người đọc nắm vững hơn (hay mù mờ hơn ?) về biên giới của các ngành này.

Hì hì gõ key mỏi vai rồi chúc MC có bữa ăn tối ngon lành.

"các trang của các "khoa học máy tính" của các trường "từ Bắc vô Nam" đều lắc đầu vì nó thiếu tới 40%-50%. Do đó, theo LĐ cái mà ở VN đạng dạy đúng là "khoa tin hoc" không phải là khoa "khoa học máy tính"
Bác ởi, trường nào ở VN có "khoa khoa học máy tính" vậy? Em chỉ thấy toàn là khoa "tin học" hoặc khoa "công nghệ thông tin". Còn "khoa học máy tính" thì chỉ lên được đến bộ môn thôi. Nếu bác xem cả khoa "tin học" thì sẽ thấy những môn vui vẻ khác như kiến trúc máy tính, hợp ngữ, xử lý tín hiệu số, cơ sở dữ liệu, công nghệ phần mềm....
Thì em đang định nói rằng "cái gọi là "tin học" của VN tương đương với "computer science" của Mỹ" mà. Còn "công nghệ thông tin" của VN thì tương đương với nghĩa từ IT trong tiếng Anh. vi:"Công nghệ thông tin" không tương đương với vi:tin học đâu. một thứ có vẻ lý thuyết hơn, một thứ có vẻ công nghệ hơn. Tuy nhiên bảo là cái gì to hơn cái gì thì em chịu. Em cho là tin học lý thuyết nằm trong tin học nhưng lại khó mà nằm trong CNTT được.

từ vựng sửa

Thôi thì em đề nghị thống nhất khái niệm thế này:
Nếu bác không phản đối thì em sẽ sửa dần dần nội dung các bài theo kiểu đó. Tmct 20:44, 28 tháng 9 2006 (UTC)
Nếu là "chuyện nhà" thì MC dùng cách này OK, nhưng nếu là chuyện của nhều ngàn người và chuyện chữ nghĩa thì ý LĐ như sau:

However,

  • vi:khoa học máy tính = vi:tin học lý thuyết = en:theoretical computer science = fr:informatique théorique -- không đồn ý.
    Lý do: Giả sử bất kì người ngoài hành tinh, người mới học, người bình thường nào cũng đều khi đọc chữ "computer science" đều dịch thẳng thành "khoa học máy tính". Có lẽ cách dể nhất là ghi rõ thành "Lý thuyết khoa học máy tính" -- Và đấy là ý kiến chung cuộc của LĐ.

Thiệt ra, biên giới giữa "computer science" và "informatik" khá mỏng (bên CS có thêm phần hardware mà bên informatics không có nhưng bên Informatics hoc "sâu hơn" về xử lý và quản ly' thông tin

Biên giới giữa ""informatik"" và IT còn mỏng hơn nữa (hầu như không có?)

Thôi như vậy tùy MC nhé Chúc may mắn, ngủ ngon LĐ

Đồng ý với bác. Để cho vi:KHMT đồng nhất với en:CS là khỏe nhất, nên như thế (cho đơn giản) và đã được hiểu như thế (ít nhất là trong miền Nam). Tuy nhiên, bây giờ khó khăn là viết định nghĩa "Tin học" như thế nào đây. Trước mắt, em sửa tạm cho nó "lờ mờ" bớt vậy. Tmct 21:11, 2 tháng 10 2006 (UTC)


Hầu hết các khái niệm cơ bản mới được sản sinh trong quá trình nghiên cứu, phát triển và thu nhận kết quả. Nhất là trong lĩnh vực "xử lý thông tin" - tạm gọi là Tin học, các khái niệm mới được sản sinh ra rất nhiều ở khắp các nước trên thế giới, vì vậy khi đưa ra (diễn dịch) 1 định nghĩa (khái niệm) cho "cụm từ" nào đó liên quan đến Tin học - chúng ta cần đưa ra định nghĩa (khái niệm) ngay khi nó được sản sinh ra (gôc) sau đó giải thích thêm sự mở rộng định nghĩa (khái niệm) đến hiện nay. - thí dụ như Máy điện toán, Máy Tính, Ngành điện toán, Tin học, Công nghệ thông tin (CNTT), Khoa học máy tính, Thông tin khoa học, Khoa học tính toán... kể cả những từ (từ ghép) Toán Tin, Lý Tin, Hóa Tin, Anh Tin, Tin học/CNTT và viễn thông (Viễn Tin!?), Tin học/CNTT và Thư viện (Thư Tin)...(2 từ ghép sau là giả sử, chưa có)

Cần phải phân biệt cái nào là khoa học nghiên cứu cơ bản, cái nào là ngành đào tạo, cái nào là ngành ứng dụng... nếu không chúng ta sẽ rơi vào tình trạng tưởng nhầm ngành này là 1 bộ phận nhỏ của ngành kia.

Thí dụ như Toán Học (http://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A1n_h%E1%BB%8Dc) theo đó là Đại số, Giải tích, Hình học, Toán ứng dụng, Xác suất, Thống kê, Toán kinh tế... là ngành Toán học (nghiên cứu về cái gì đó!)

Vì vậy tôi đề nghị lấy chữ Tin học (tương đương chữ Toán học, Hóa học...) là môn khoa học nghiên cứu cách thu thập, tổ chức, lưu trữ, xữ lý và truyền đạt thông tin...

Còn các định nghĩa / khái niệm khác có liên quan phải xuất phát từ chữ Tin học.

Thí dụ: Công nghệ Thông tin là ngành Tin học nghiên cứu về...v.v...

Và từ đó chúng ta sẽ biết được ngành nào là của Tin học và ngành nào là ngành đào tạo, hay ngành ghép...

165.228.131.12 12:23, 15 tháng 10 2006 (UTC) ND Hải

Cảm ơn ý kiến của bạn. Tmct 13:03, 15 tháng 10 2006 (UTC)

tìm hiểu một số thuật toán hay và khó sửa

tôi hiện là giáo viên đang tìm hiểu thêm về một số thuật toán của một số bầi toán hay và khó. bạn nào biết sác lên để xem nhé

Quay lại trang “Tin học”.