Thảo luận:Vàng (màu)

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Newone trong đề tài Tọa độ màu

Tím và tía sửa

Màu tím và màu tía khác nhau như thế nào? DHN 03:00, 5 tháng 4 2005 (UTC)

Đã có bài về màu tía. Màu tía không phải là một màu duy nhất. Nó là các tổ hợp của xanh và đỏ như tím nhưng ánh đỏ nhiều hơn so với tím. Ở Việt nam nói chung, theo tôi cho là màu tím giống với màu magenta. Thực ra sự phân biệt về màu sắc không đơn giản do các màu khác nhau đôi khi không thể phân biệt nổi bằng thị giác. Ví dụ RGB(128,128,128) và RGB(127,126,129) thì gần như chẳng khác gì nhau trong mắt người.

User:Vương Ngân Hà

Màu tím là violet chứ, màu tía là purple, còn magenta thì có thể coi như màu hồng đậm. À, màu chàm là indigo, không phải xanh da trời đâu. Xanh da trời là light blue, xanh lam mới là blue. Avia
Đồng ý 90% với Avia. Violetpurple, cả hai pha red với blue nhưng violet thì nhiều blue trong khi purplr thì nhiều red. Nên nhớ là rất nhiều người không phân biệt được hai mầu này (cũng như một số không phân biệt được giữa blueish-greengreenish-blue). Mekong Bluesman 08:13, 5 tháng 4 2005 (UTC)

tiếng Anh sửa

Tôi thấy không cần cho chú thích tiếng Anh vào các màu.Tttrung 06:14, 5 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi lại cho rằng điều đó đôi khi là cần thiết vì trong thực tế sự phân biệt các màu trong tiếng Việt thỉng thoảng rất mơ hồ. Ví dụ khi ta nói màu xanh chung chung thì đây là màu gì? Nó có thể là bất kỳ màu nào trong phạm vi green-blue, cũng như đỏ là màu gì (true red hay crimson v.v).

User:Vương Ngân Hà

Các từ về màu trong tiếng Việt cũng phong phú đấy chứ, tôi thấy tương đương tiếng Anh, tiếng Pháp, hay các tiếng khác. Tôi vẫn chưa hiểu cho thêm tiếng Anh vào thì giúp làm giảm sự mơ hồ như nào, nhất là với những người không biết tiếng Anh (độc giả của chúng ta). Cũng có thể là sau khi đọc wiki thì dân ta sẽ có thêm vốn từ phong phú hơn về màu, như sau thời thuộc Pháp chăng ("màu xanh ve" (từ từ vert tiếng Pháp), "bôi vôi ve"). Nhưng bây giờ hỏi một người Việt Nam bình thường màu xanh ve là gì thì họ có thể lúng túng hơn khi nói về màu xanh lá cây.

Để làm giảm mơ hồ có lẽ là sự giải thích rõ ràng, tốt nhất bằng hình ảnh, chỉ cần một hình vẽ là đủ. Khi nói về màu xanh thì ta cho thêm trang định hướng.

Tóm lại thiển ý của tôi là việc chú thích tiếng Anh không làm rõ thêm nghĩa, (mọi từ tiếng Anh mà người Việt muốn hiểu, lại cần thông qua giải thích tiếng Việt trong từ điển, "green tức là xanh lá cây"). Wiki đã có link đến các tiếng trên thế giới nên bạn nào muốn tìm hiểu về ngôn ngữ vẫn được phục vụ khi không chú thích. Việc cho thêm tiếng Anh tạo nên một sự lệ thuộc vào văn hoá Anh Mỹ không cần thiết (ví dụ: thay vì tìm hiểu "màu đỏ gạch", người đọc lại phải tìm hiểu "crimson") Tttrung 06:55, 5 tháng 4 2005 (UTC)

Màu xanh đúng là lộn xộn, có thể hiểu là xanh lam, xanh da trời, xanh nước biển hoặc xanh lá cây (Green Peace được dịch là Hoà bình Xanh). Nhưng ngoài màu xanh ra thì tôi thấy các từ về màu khác đều rõ nghĩa cả, có cần chú thích tiếng Anh không? Avia
Avia viết: Green Peace được dịch là Hoà bình Xanh. May I offer Thanh Bình? Mekong Bluesman 08:52, 5 tháng 4 2005 (UTC)
E rằng "Thanh Bình" sẽ được hiểu như thanh bình=hoà bình=peace. Avia
Tttrung viết: thay vì tìm hiểu "màu đỏ gạch", người đọc lại phải tìm hiểu "crimson". Theo tôi thì crimson, by definition, là mầu đỏ như máu, như mầu đỏ dùng cho các xe đua F1 của Ferrari. Trong khi đó, màu đỏ gạch, tuỳ theo loại gạch, thường có thêm mầu nâu hay mầu cam.
Nói một cách khác, tôi không nghĩ là cho thêm các tiếng khác vào định nghĩa của các mầu sẽ làm cho nghĩa của các mầu đó khó hiểu hơn. (Hơn nữa, nó còn tạo ra cơ hội cho các độc giả tìm hiểu thêm về các văn hóa khác -- the wonderful thing of meta links in a marked-up language.) Tôi chỉ không hiểu tại sao chỉ có tiếng Anh được chọn. Thí dụ xanh ve (dựa vào tiếng Pháp) là một thí dụ rất tốt vì nó sẽ giúp cho một số độc giả (tuy có thể rất ít) khi họ tình cờ gập phải từ xanh ve cũ này. Mekong Bluesman 08:04, 5 tháng 4 2005 (UTC)
Thanks Mekong Bluesman, I actually did not know anything about crimson, I only know "do gach". I did not mean in my saying that crimson==do gach.
Anyway, you may have reason. The things is, we (I) donot want to introduce Anglo-American cultural bias in wiki Tieng Viet. May be the inter-language link is enough? An explaination of "xanh ve" of course deserves an article, as for any other colors in Viet (xanh la cay, xanh non chuoi, ....)Tttrung 08:38, 5 tháng 4 2005 (UTC)

phối màu sửa

Màu bù trừ/loại trừ có thể dùng, nhưng khó hiểu, tôi chọn từ "màu in ấn\màu gốc in ấn", dễ hiểu hơn cho người đọc. Tương tự màu bổ sung cũng khó hiểu, tôi chọn từ "màu màn hình\màu gốc màn hình". Các tên màu tiếng Việt dùng như Avia gợi ý. Magneta là "hồng đậm", Cyan thay bằng "xanh da trời", blue là "xanh lam". Loạt bài về màu đã sửa lại rõ ràng minh bạch hơn. I can sleep now.Tttrung 21:22, 5 tháng 4 2005 (UTC)

Gửi User:Tttrung

Nếu tôi không nhầm thì:

  • Màu gốc bổ sung chỉ có ba (3) màu cơ bản là: red, green, blue. hay hệ RGB. Hệ này được sử dụng trong các thiết bị phát xạ ánh sáng để tạo ra các biến thái khác nhau của màu sắc.
  • Màu gốc loại trừ chỉ có ba (3) màu là: yellow, cyan, magenta. Về lý thuyết thì khi ba màu này trộn với nhau với tỷ lệ bão hòa sẽ tạo ra màu đen (black), nhưng trên thực tế điều này không xảy ra. Hỗn hợp bão hòa của cả ba màu này chỉ tạo ra màu nâu xám.

Do vậy trong ngành in ấn phải bổ sung thêm một màu nữa là đen (black) để khi in những chỗ cần màu đen thì sẽ dùng mực này. Do vậy màu gốc trong công nghệ in ấn là bốn (4) chứ không phải là ba (3) như màu gốc loại trừ. Đây cũng là nguồn gốc của từ CMYK, trong đó là K chứ không phải B do B dùng để biểu thị blue. Hệ CMYK được sử dụng trong các thiết bị sử dụng ánh sáng phản xạ và chất màu để tạo ra cảm giác màu, chẳng hạn như in ấn hay sơn, thuốc màu v.v. Trên thực tế, nhất là trong ngành chế tạo chất màu như sơn thì một số màu không được tạo ra bằng cách trộn hai/ba chất màu với một tỷ lệ nào đó, nhất là các màu có màu sáng vì các lý do sau:

    • Các thuộc tính hóa-lý của các màu gốc có thể có ảnh hưởng đến chất lượng của màu được tạo ra.
    • Chúng có thể được tạo ra bằng các chất màu tự nhiên có giá thành rẻ hơn so với việc phải trộn 2 hay 3 màu, có thể đắt tiền hơn.

Rõ ràng có sự khác biệt đáng kể trong cái gọi là màu gốc loại trừmàu gốc in ấn.

Tôi nghĩ sự phân biệt là cần thiết. Do vậy, nếu bạn cảm thấy khó hiểu có thể tạo mục từ để giải thích thế nào là màu gốc bổ sung/loại trừ cũng như màu gốc in ấn chứ không nên thay đổi chúng như vậy.

User:Vương Ngân Hà

Tôi đồng ý với anh Vương Ngân Hà, nên giữ các thuật ngữ màu bùmàu bổ sung, chính xác hơn. Avia


CMY là lý thuyết sơ cấp thuần tuý, CMYK là lý thuyết được ứng dụng, hai cái này khác nhau chút xíu như Vương Ngân Hà đã nói, nhưng sự khác biệt không đến mức bản chất khoa học, hay là những khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Phiên bản en.wikipedia.org, bạn tìm chữ CMY sẽ dẫn đến chữ CMYK. Không có hai mục từ riêng.
Thực tế là màu in ấn, cũng không đồng nghĩa với hệ màu CMYK. CMYK là mô hình màu được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay cho công nghệ in, nhuộm, vẽ,... Nhưng cũng có thể có những hệ màu khác được sử dụng trong in ấn, nhuộm, vẽ, ... Nhất là trong quá khứ.
Cũng vậy công nghệ hiển thị (màu màn hình) cũng không nhất thiết đồng nghĩa với mô hình RGB, có màn hình dùng tới 4 màu gốc, để tăng sắc thái màu. Nếu màn hình là cho chim thì cần 4 màu, vì chim có 4 tế bào màu sắc trong mắt. Nếu màn hình là cho thì chỉ cần 2.
Về nguyên tắc không có giới hạn trên cho số lượng màu gốc dùng trong in ấn hay màn hình. Đặc biệt trong màn hình, có thể làm hàng trăm nguồn màu khác nhau để mô tả chính xác hơn phổ nhìn thấy từ hồng ngoại gần đến tử ngoại gần.
Ý nghĩa khoa học, không có gì khác nhau giữa màu trừ và màu in ấn, không có gì khác nhau giữa màu màn hình và màu cộng. Nó cũng giống như việc chọn tên "thuyêt tương đối hẹp" cho "thuyết tương đối đặc biệt". Giống như việc đặt tên cho đứa con mình. Bạn có thể chọn tên gì cũng được, nhưng tôi cảm thấy rất thích 2 tên tôi đã đưa ra, vì nó rất trực quan, người đọc dễ hiểu ngay mục đích công nghệ, và liên hệ nhanh chóng đến ý nghĩa khoa học đằng sau. Cũng có thể chọn tên, "phối màu phát xạ" cho "phối màu màn hình" và "phối màu hấp thụ" cho "phối màu in ấn". Nhưng tôi thấy những cái tên liên quan đến những vật thông thường (ví dụ màn hình, ở ngay trước mặt người đọc) trực quan dễ hiểu nhất. Các bạn có thấy vậy không? Trường phái "dân dã" vs. trường phái "giống tiếng Anh"?
Tttrung 07:27, 6 tháng 4 2005 (UTC)
Anh có lẽ nhầm lẫn và tự mâu thuẫn trong khái niệm màu bổ sung/loại trừ và màu in ấn/màu màn hình.

Khái niệm màu bổ sung/loại trừ liên quan đến sự phát xạ hay hấp thụ ánh sáng là những khái niệm mang tính khoa học (ở đây tôi không nói đến thế nào là màu gốc vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào hệ màu mà người ta chọn lựa).

Bản thân anh cũng như tôi đều cho rằng màu màn hình có thể không chỉ là ba màu cơ bản (red + green + blue) hay màu in ấn cũng không chỉ có bốn màu cơ bản (cyan + magenta + yellow + đen) vì bất kỳ màu nào về lý thuyết đều có thể là màu màn hình hay màu in ấn được. Khái niệm mà anh cho là màu màn hình hay màu in ấn hơi mơ hồ và dễ làm cho người ta ngộ nhận rằng chỉ có những màu ấy mới là màu được sử dụng trong in ấn hay chế tạo màn hình (mặc dù phần lớn là như thế) hoặc chỉ có trong những lĩnh vực ấy người ta mới tìm thấy màu này.

Tất nhiên, người đọc thông thường sẽ dễ hình dung hơn khi nói đó là màu cơ bản của ngành in ấn hay ngành chế tạo màn hình ti vi, máy tính v.v nhưng họ lại bị mất hai khái niệm khoa học cơ bản là hấp thụ và bức xạ ánh sáng như thuật ngữ màu bổ sung/màu loại trừ (nếu anh có thời gian, đề nghị anh viết hay dịch hai bài này) sẽ giải thích.

Ở đây tôi nghĩ sự chính xác hơn phải được tôn trọng. Cá nhân tôi cho rằng việc đặt tên là màu bổ sung/loại trừ không có gì là pro-Anh/Mỹ cả hay là giống English, tuy rằng tôi không phản đối kiểu đặt tên dân dã.

User:Vương Ngân Hà

Ok, ok, đã sửa chữa để phù hợp nhu cầu về độ chính xác. Như vậy đã khá hơn chưa? Tttrung 12:02, 6 tháng 4 2005 (UTC)

phổ điện từ sửa

Trong dãy phổ điện từ, "microwave" (tần số > 1 GHz, bước sóng < 30 cm)) dịch thành "sóng ngắn" không chính xác, xin sửa lại là vi ba hoặc vi sóng. Từ sóng ngắn tương ứng với "short wave" (tần số 3 MHz - 30 MHz, bước sóng 100 m - 10 m). Avia 01:54, 6 tháng 4 2005 (UTC)

Xin thêm: Từ vi ba được dùng nhiều hơn, trong vô tuyến điện cũng như đồ gia dụng (microwave owen=lò vi ba=lò vi sóng). Vi sóng chỉ dùng trong lò vi sóng. Avia 03:51, 8 tháng 4 2005 (UTC)
Đã sửa theo gợi ý đầu tiên của bạn trong Template: Phổ điện từ cách đây vài ngày.

User:Vương Ngân Hà

Định nghĩa "hình bên" sửa

Tôi thấy cách định nghĩa các màu bằng "hình bên" không hợp cho BKTT này vì các lý do sau:

  1. Một số người đọc không dùng trình duyệt có hình.
  2. Bài này có thể được in ra trong dạng trắng đen hay dùng một mực màu khác.
  3. Cách biểu thị màu tùy theo màn hình: tôi xem trang về màu hồng qua một số màn hình, mỗi màn hình vẽ một màu khác nhau. Khác biệt nhất là giữa các màn hình CRT và LCD.

Tôi đề nghị ta dùng một cách định nghĩa có tính chất khoa học hơn, như là dùng wavelength. DHN 19:47, 6 tháng 4 2005 (UTC)

Chúng ta đã có hỗ trợ các trường hợp bạn nêu ra. Không có giải pháp riêng biệt nào hoàn hảo cho mọi trường hợp. Cách giải quyết là kết hợp mọi định nghĩa vào trong bài. Cụ thể:
Định nghĩa màu bằng đồ thị quang phổ vấp phải vấn đề: có nhiều quang phổ khác nhau cùng cho một cảm giác màu. Không có tương quan 1-1 giữa đồ thị quang phổ và cảm giác màu. Dùng đồ thị thì bạn nào đọc wiki bằng text vẫn gặp rắc rối.
Có thể dùng toạ độ màu: HEX, RGB,..., CIE 1931, ... Chẳng hạn nếu dùng HEX thì có tới 16^6 màu để nói, hoặc là phải có các thoả thuận xấp xỉ, (ví dụ như "màu đỏ có HEX nằm trong khoảng từ xxxxxx đến yyyyyy"). Những thoả thuận này có sai số tương đương hiển thị màu của màn hình. Người A cảm giác về màu hồng là HEXffc4c3, nhưng người B cảm giác HEXfec0bf. Vấn đề này luôn tồn tại với mọi cách định nghĩa. Ngoài ra cách này đòi hỏi thêm định nghĩa về hệ thống màu, mà chính chúng lại dựa lòng vòng vào cảm giác nhìn thấy.
Cuối cùng, cảm giác nhìn thấy màu là cái tự nhiên nhất, là cơ sở để từ đó người ta định nghĩa các màu. Sơ hở của nó bạn đã chỉ ra.
Ta để vậy và chú thích toạ độ màu là được. Thỉnh thoảng bạn nào tìm được một hoặc vài quang phổ tiêu biểu của màu thì truyền lên. Tất cả các mục này hiện đều đã có. Không biết bạn nào còn muốn thêm gì không?
PS: Ở đây tôi muốn nói về màu trong đời sống. Màu công nghiệp không có tên "hồng", "đỏ",... mà nó có thể tên là "E12345" ... Đây là lĩnh vực hơi khác và cũng không có rắc rối gì về định nghĩa.
Tttrung 22:02, 6 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi vừa nghĩ đến một định nghĩa "sinh học" thú vị, mặc dù có thể nó khó khả thi hoặc không đúng, đó là đo đạc về xung điện truyền ra từ các tế bào cảm thụ màu sắc trong mắt. Không chắc lắm về đơn vị đo (có thể là điện thế, hoặc cường độ dòng điện, hoặc tần số xung, ...). Ví dụ tưởng tượng: màu "đỏ" trong thí nghiệm với 100 người không mù màu, thì thấy phân bố 90 người nói "tôi thấy màu đỏ" khi có xung điện truyền ra từ tế bào Đỏ là 0.1V, Lục là 0.01V và Lam là 0.005V. Vậy có thể lấy bộ {0.1, 0.01, 0.05} làm định nghĩa sinh học cho màu đỏ. Không biết đã có những nghiên cứu đến đâu về chủ đề này. Must look harder then...Tttrung 22:42, 6 tháng 4 2005 (UTC)

Tọa độ màu sửa

Số Hex = #FFFF00
RGB    (r, g, b)    =  (255, 255, 0)
CMYK   (c, m, y, k) =  (0, 0, 255, 0)
HSV (h, s, v) =  (60, 100, 100)

Hình như trong hệ CMYK không có chỉ thị nào lên đến 255, mà chỉ có cao nhất là 100 thì phải? Newone 08:02, ngày 11 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Vàng (màu)”.