Thảo luận:Vụ án năm Canh Tý

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Phuongcacanh trong đề tài Lịch triều tạp kỷ

Hậu quả sửa

Hậu quả trực tiếp của vụ này là sự thất thế của Trịnh Tông và đắc thế của mẹ con Trịnh Cán chứ không phải là sự quay lưng với Bắc Hà của Cống Chỉnh. Hơn nữa, Chỉnh chỉ bỏ Bắc Hà khi quận Huy bị giết, tức là việc xảy ra sau nạn kiêu binh 1782. Do đó đoạn này cần chỉnh lại.--Trungda (thảo luận) 17:59, ngày 2 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ý kiến cho rằng tại vụ án này dẫn đến việc Chỉnh lìa xứ Bắc xem ra quá xa. Bản chất việc Chỉnh rời Bắc vì không còn người cùng cánh khi quận Việp và quận Huy đều chết. Khi "bọn Tông" bị xử trong vụ án này, thày Huy càng đắc thế, chắn chắn ý nghĩ rời Bắc Hà chưa thể nảy sinh trong đầu Cống Chỉnh.
Phe Tông chỉ phản ứng bằng loạn kiêu binh khi Sâm chết, trong 2 năm Sâm còn sống kể từ vụ án Canh Tý, bọn kiêu binh cũng ko có lý do gì mà dám nổi dậy. Sự thay đổi ngôi thứ giữa 2 con của Sâm mới là nguyên nhân của vụ đảo chính 1782. Cái chết của Sâm là điều kiện hỗ trợ trực tiếp của vụ đảo chính này; còn vụ án Canh Tý cũng như vụ đảo chính 1782, không phải nguyên nhân hay điều kiện của nhau mà là 2 sự kiện trước - sau trong chuỗi các hành động tranh chấp trưởng thứ trong nhà họ Trịnh mà thôi.--Trungda (thảo luận) 18:20, ngày 2 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nguyên nhân sửa

Phần này hơi lầm lẫn về thời gian. Vụ này xảy ra năm 1780, nếu đề cập tới tận 1782 thì đã sau sự kiện này.--Trungda (thảo luận) 15:12, ngày 5 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lịch triều tạp kỷ sửa

Về vụ án này Lịch triều tạp kỷ, chép khá kỹ (từ trang 204 đến trang 214). Có đoạn ghi: Người đương thời có câu đối rằng: Sát tứ phụ nhi thị lang, trung yên vân hiếu - Cú nhất tế nhị ngự sử, công nhĩ vong tư. Rồi chua rằng: Ngô Thì Sĩ là thân phụ, thế tử Tông là quân phụ, Khắc Tuân và Xuân Hán đều là bậc phụ chấp ngang hàng với cha, nên gọi là "tứ phụ". --Duyphuong (thảo luận) 13:04, ngày 13 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Vụ án năm Canh Tý”.