Thảo luận:Viện bảo tàng

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Wkpda trong đề tài Từ nguyên

Tên bài sửa

Tôi nghĩ là tên bài này nên là "Viện bảo tàng" hay "Nhà bảo tàng". Mekong Bluesman (thảo luận) 07:18, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cộng đồng định dùng tên nào, Bảo tàng hay Viện bảo tàng??? Mục từ trên Từ điển bách khoa Việt Nam đã ghi là Bảo tàng, vậy mà rất nhiều bài viết cứ dùng tên Viện bảo tàng thay thế, ngay cả đối với Bảo tàng lịch sử Việt Nam, vốn là tên được dùng ngay trên trang web chính thức của bảo tàng này cũng bị chuyển thành Viện. Tôi sẽ thay toàn bộ về Bảo tàng để thống nhất về thể loại. Rungbachduong (thảo luận) 16:19, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ việc chuyển (tất cả) "Viện bảo tàng" về "Bảo tàng" là một việc làm cực kỳ nguy hiểm. Làm thế là loại triệt tiêu đi một từ/cụm từ đã tồn tại từ lâu và vẫn thông dụng trong tiếng Việt, và là một cụm từ chuẩn về mặt ngữ pháp tiếng Việt. Không phải cứ có một "thiên tài" nào đó phát minh ra từ "bảo tàng" để thay cho "viện bảo tàng" thì ta cứ răm rắp theo đó mà gọi tất cả là "bảo tàng". Tôi vừa thêm cụm từ "viện bảo tàng" vào bài, vì không có lý gì mà ở trên thì viết "Bảo tàng là...", trong khi phần nội dung thì thống nhất dùng cụm từ "viện bảo tàng". Hkhang (thảo luận) 19:42, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Khác với "Viện đại học/Đại học", tôi (và một thành viên tương đối có hiểu biết cao về phân tích Hán-Việt: Thành viên:Baodo) nghiêng về cách dùng "Viện bảo tàng" vì "bảo tàng" là một động từ.
Nhưng sau khi viết câu trên tôi cũng phải nói ra là ngôn ngữ không chỉ phát triển theo prescriptivism -- chúng ta biết là cái tên "Hợp Chúng Quốc" (để chỉ Hoa Kỳ) là đúng với các chữ Hán nhưng khi đa số mọi người dùng "Hợp Chủng Quốc" thì nó có "sai" không; chúng ta biết là machine learning khi dịch thành "học máy" là không chỉ tạo ra rắc rối mà còn có thể làm sai nghĩa nhưng khi cái môn học đó được gọi tại các trường đại học tại Việt Nam với cái tên đó thì nó có "sai" không; chúng ta biết là brown drawf mà dịch thành "sao lùn nâu" thì quá khôi hài vì một ngôi sao thì không thể lùn được nhưng khi các nhà thiên văn học dùng nó như một thuật ngữ thì nó có "sai" không?
Do đó, sự "sai/đúng" trong cách dùng ngôn ngữ là nên được nhìn theo cách của descriptivism.
Bài này đã được viết nguyên thủy bởi những người thường dùng "viện bảo tàng", nhưng sau đó vì cách dùng "bảo tàng" (tìm trên Internet) đã quá phổ thông nên tên bài đã được đổi. Nhiêu khi tên bài được đổi nhưng nội dung chưa được đổi theo ... không có gì đặc biệt.
Mekong Bluesman (thảo luận) 20:58, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
  1. Tôi đồng ý với thành viên Mekong Bluesman là có sự biến thái như ở các ví dụ đã nêu. Nhưng tôi cho là những biến thái đó vẫn tồn tại được vì: (a) được một lực lượng chính trị/xã hội/tôn giáo nào đó áp đặt/quảng bá; và/hoặc (b) người ta có thể biện minh được bằng một cách giải thích "hợp lý" (ví dụ "Hợp Chúng Quốc" vs "Hợp Chủng Quốc", "chúng cư" vs "chung cư"...); hoặc (c) vì ... người ta chưa chịu sửa lại cho đúng; hoặc (d) không biết/nghĩ là nó sai; hoặc (e) biết sai nhưng... không thèm sửa; v.v... và v.v... Liên quan đến giả thuyết (c): trước đây, có một thời người ta dùng từ "sát nhập" (thay vì "sáp nhập"), còn bây giờ thì người ta đã trả lại tên cho chàng.
  2. Nên xem Từ điển bách khoa Việt Nam như chỉ là một nguồn tài liệu tham khảo, chứ không xem đó như là một chuẩn mực. Thực sự là chất lượng của bộ Từ điển bách khoa Việt Nam hiện nay rất kém và không xứng đáng được gọi là từ điển bách khoa. Tôi mới xem lại vài mục từ có liên quan đến đề tài đang thảo luận và thấy cách viết ở đó rất phiến diện và không liệt kê được hết những nghĩa thông dụng cũng như vẫn thiếu rất nhiều mục từ quan trọng.
Hkhang (thảo luận) 04:07, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
  1. Lý do để từ W1 biến thành từ W2 có rất nhiều. Wikipedia sẽ dùng cái tên phổ biến nhất lúc đó (và chuyển hướng các tên kia về đó). Khi nào có thêm W3 và W3 trở thành tên phổ biến thì chúng ta sẽ làm thêm sửa đổi.
  2. Cái này thì tôi đồng ý. Cái từ điển đó không tạo được ấn tượng nào đối với tôi.
Mekong Bluesman (thảo luận) 14:32, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chúng ta có thể thêm mục từ "Từ nguyên" để giải thích viện bảo tàng là cách gọi do các ông thư sinh lắm chữ đặt ra và cho là thế mới đúng nhưng nhân dân Việt Nam anh hùng lại cứ gọi bảo tàng. Còn chuyện cách nào đúng thì lại phụ thuộc vào việc cần xét xem ngôn ngữ là của mấy ông thư sinh hay ngôn ngữ là của nhân dân.--Bình Giang (thảo luận) 04:39, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sự khác biệt không phải là "thư sinh" (hàn lâm) với "nhân dân" (phổ thông); sự khác biệt xảy ra vì ngôn ngữ thay đổi theo thời gian. "Viện bảo tàng" không hàn lâm hơn "bảo tàng" vì cả hai đều là Hán-Việt. Mekong Bluesman (thảo luận) 14:32, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu nói như Bình Giang thì e là phải phân chia "nhân dân Việt Nam anh hùng" với "nhân dân Việt Nam không anh hùng" nữa. Thế thì rắc rối quá. Tốt nhất là liệt kê tất cả các tên gọi đã và đang được dùng. Hkhang (thảo luận) 19:48, ngày 11 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Từ nguyên sửa

Thành viên Zaahuu viết ...Viện: nơi, sở; bảo: quí; tàng: cất giữ.[1].... Các chữ viện (院), tàng (藏) thì không có vấn đề gì nhưng chữ bảo theo suy diễn của Zaahuu là quí thì không ổn. Chữ bảo tàng theo Hán Việt/Trung văn là 保藏 với bảo (保) ở đây là giữ gìn chứ không phải bảo (寶) nghĩa là đồ quý báu, trân quý. Xin mời đọc bài 博物馆 với câu mở đầu 博物馆,又叫博物院,是徵集、保藏... (bác vật quán, hựu khiếu bác vật viện, thị trưng tập, bảo tàng...). Tham khảo thêm bản điện tử của Việt Nam tự điển của Khai Trí Tiến Đức tại đây. 222.252.190.68 (thảo luận) 10:09, ngày 7 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã sửa lại nghĩa của từ "bảo". Wkpda (thảo luận) 21:02, ngày 17 tháng 11 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ghi chú sửa

  1. ^ Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt-Nam Tự-Điển, Trung-Bắc Tân-Văn, 1931.
Quay lại trang “Viện bảo tàng”.