Hoan nghênh sửa

Xin chào Blueberry, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Xin bạn dành một ít thời gian xem qua các hướng dẫn sau đây trước khi viết bài:

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả, xin đừng chép nguyên văn bài bên ngoài khi viết bài mới. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Blueberry. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn.  An Apple of Newton thảo luận 17:25, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thực vật biểu sinh sửa

Là các loài thực vật sống trên các thực vật khác nhưng không ký sinh (hay bán ký sinh) cây chủ. Chúng tự quang hợp và tự thu hút ẩm để tồn tại. Ví dụ về thực vật biểu sinh: các loài phong lan. À mà mấy trái việt quất ăn cũng ngon lắm. Vương Ngân Hà 01:31, ngày 7 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hydatellaceae sửa

Cho tới trước khi có nghiên cứu của Saarela Jeffery M., Hardeep S. Rai, James A. Doyle, Peter K. Endress, Sarah Mathews, Adam D. Marchant, Barbara G. Briggs và Sean W. Graham năm 2007: Hydatellaceae identified as a new branch near the base of the angiosperm phylogenetic tree. Nature 446:312-315. thì người ta vẫn coi họ này thuộc về bộ Hòa thảo (Poales, một bộ thực vật một lá mầm thật sự). Tuy nhiên, sau nghiên cứu ở mức phân tử này thì người ta có cơ sở để cho rằng họ này có quan hệ họ hàng gần gũi với bộ Súng (Nymphaeales - một bộ thực vật hai lá mầm cổ) hơn là với bộ Hòa thảo (Poales). Cụ thể về việc thay đổi này bạn có thể đọc tại trang web của APG và tại bài en:Hydatellaceae. Bạn cũng có thể xem mô hình cây phát sinh loài cho các bộ thực vật hạt kín tại cây phát sinh của APG để biết về quan hệ phát sinh loài giữa thực vật hai lá mầm cổ/thực vật một lá mầm/thực vật hai lá mầm thật sự (2 lá mầm mới). Ghi chú trong bài Bộ Hòa thảo để người đọc có thể biết đến thay đổi còn rất mới và khá lạ lẫm với nhiều người này. Vương Ngân Hà 00:41, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời