Когда


Hợp tác không gian Xô - Mỹ sửa

BẢN LAIKA CỦA SHOCK sửa

Laika (Tiếng Nga: Лайка) là một con chó của Nga (sinh năm khoảng 1954 - mất ngày 3 tháng 11 năm 1957). Laika thuộc giống cái, là sinh vật đầu tiên được đưa lên vũ trụ, bay vòng quanh Trái đất và cũng là động vật đầu tiên hy sinh trên quỹ đạo. Thời điểm con tàu chở Laika vào quỹ đạo, khi đó các nhà khoa học còn rất mơ hồ về tác động của chuyến bay ngoài không gian tới sinh vật sống. Một số nhà khoa học tin rằng con người có thể sống sót và chịu đựng được các điều kiện ngoài không gian. Vì vậy, một vài kĩ sư đã xem việc sử dụng động vật cho chuyến bay thử nghiệm trước khi thực hiện sứ mệnh bay của loài người là cần thiết.[1] Hoa Kỳ sử dụng tinh tinh cho chuyến bay thử nghiệm trong khi Xô Viết quyết định sử dụng chó. Laika, tên gốc tiếng Nga là Kudryavka, đã trải qua khóa huấn luyện với hai chú chó khác và đã được chọn đưa lên tàu Sputnik 2 và bay lên quỹ đạo vào ngày 3 tháng 11 năm 1957. Con tàu Sputnik 2 đã không được thiết kế cơ cấu chống cháy và hạ cánh để thu hồi về trái đất, vì thế Laika đã được dự định trước sẽ chết trên chuyến bay.[2]

 
Tem của nước Romania năm 1959 in hình Laika

Laika qua đời vài giờ sau khi tàu vũ trụ rời bệ phóng,[3] cái chết được dự đoán là do tình trạng căng thẳng và nhiệt độ tăng cao, nguyên nhân được cho là lỗi chức năng của hệ thống kiểm soát nhiệt. Nguyên nhân thật sự và thời gian cái chết của Laika đã không được công bố cho đến năm 2002. Thay vào đó, Laika được đưa tin rằng bị thiếu hụt Ôxy, hoặc lại có tin (theo như Liên Xô khẳng định ban đầu) rằng nó đã sống được 1 tuần và chết nhẹ nhàng trong vũ trụ. Tuy nhiên, thử nghiệm này đã chứng minh là con người có thể tồn tại được trên quỹ đạo và chịu đựng được tình trạng không trọng lượng. Nó đã mở đường cho những chuyến bay của con người vào không gian và cung cấp cho các nhà khoa học một số dữ liệu ban đầu về cách thức sinh vật sống phản ứng với môi trường vũ trụ. Ngày 11 tháng 4 năm 2008, các quan chức Nga đã chính thức công bố tượng đài của Laika. Một tượng đài nhỏ vinh danh Laika đã được xây dựng gần khu nghiên cứu quân sự tại Moscow, nơi đã chuẩn bị cho chuyến bay của Laika. Tượng đài mô tả Laika trên một bệ tượng mô phỏng hình tên lửa.[4][5]

Sputnik 2 sửa

Sau thành công của Sputnik 1, lãnh đạo Liên Xô thời bấy giờ là Nikita Khrushchev đã có ý định cần phải phóng thêm tàu Sputnik khác vào ngày 7 tháng 11 năm 1957 để kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười. Một vệ tinh phức tạp được xây dựng, nhưng nó sẽ chưa được sẵn sàng cho đến tháng 12 năm 1957, vệ tinh này sau trở thành Sputnik 3.[6]

Để đáp ứng được yêu cầu trong lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười vào tháng 11 này, 1 tàu vũ trụ mới được cấp thiết xây dựng. Nikita Khrushchev đặc biệt muốn các kỹ sư của mình phải đưa ra một "không gian tuyệt diệu", một nhiệm vụ có thể lặp lại được chiến thắng của Sputnik I. Các nhà hoạch định đã bắt tay vào kế hoạch cho một chuyến bay vào quỹ đạo của một con chó. Kỹ sư tên lửa của Liên Xô đã có dự định chuẩn bị một chuyến bay quỹ đạo cho chó trước khi cho người này từ lâu; kể từ năm 1951, họ đã nuôi dưỡng và huấn luyện 12 con chó phục vụ cho các chuyến bay quĩ đạo đường đạn ngắn hạn vào không gian, quá trình huấn luyện này dần dần gần đạt được đến mục tiêu cho 1 chuyến bay vào quĩ đạo thực sự cho chó vào khoảng năm 1958. Để đáp ứng nhu cầu của Nikita Khrushchev, chuyến bay đưa những con chó đã huấn luyện vào quĩ đạo được chuẩn bị gấp rút để phóng vào tháng 11.[7]

Theo các nguồn tin của Nga, quyết định chính thức về việc khởi động và phóng tàu Sputnik 2 được thiết lập vào ngày 10 hoặc 12 tháng 10, làm cho nhóm thiết kế của Sergei Korolev, người sáng lập chương trình không gian Xô Viết, chỉ còn 4 tuần để thiết kế và xây dựng con tàu, một nhiệm vụ khó khăn và cấp bách.[2] Vì vậy mà Sputnik 2 được xây dựng rất vội vàng, đa số các yếu tố của con tàu vũ trụ này được xây dựng dựa trên bản phát thảo thô. Bên cạnh nhiệm vụ chính đưa con người vào vũ trụ, Sputnik 2 cũng mang theo những trang thiết bị để đo bức xạ mặt trời và bức xạ vũ trụ.[6]

Tàu Sputnik 2 được trang bị một hệ thống hỗ trợ sự sống bao gồm một máy phát ôxy và các thiết bị để tránh ngộ độc ôxy và hấp thụ khí CO2. Một cái quạt được thiết kế để hoạt động bất cứ khi nào nhiệt độ trong cabin vượt quá 15oC (59oF), chiếc quạt này được thêm vào trong tàu để giữ nhiệt độ mát cho chó. Tàu cũng trang bị đủ thực phẩm (ở dạng sệt) để cung cấp cho một chuyến bay bảy ngày trong không gian, chó cũng được trang bị một túi chuyên dụng để đựng các chất rác, chất thải.

Trước đó, nhằm mục đích cho việc đưa người lên vũ trụ, các nhà khoa học Liên Xô đã nghiên cứu và sau nhiều lần cân nhắc, chó được xem là đối tượng thử nghiệm thích hợp nhất vì chúng có khả năng tồn tại tương tự như con người.

Và ngay lập tức một đội “phi hành gia” chó đã được bí mật thành lập. Theo thiết kế, Sputnik-2 có tổng trọng lượng 508,3 kg, khoang lái của tàu được gắn các cảm biến dùng để đo áp suất và nhiệt độ xung quanh, cũng như huyết áp, nhịp tim, nhịp thở của phi hành gia.

Việc Laika trở thành phi hành gia cũng thật ngẫu nhiên. Sau khi bị đội thu gom động vật hoang bắt giữ, không biết có phải do thấy Laika có những tố chất cần thiết của một "phi hành gia" hay không mà các nhà khoa học lựa chọn nó.

Và thế là Laika, 3 tuổi, nặng 16 kg bỗng nhiên trở thành 1 trong 3 “phi hành gia” bí mật của Liên Xô: Laika, Albina và Mushka.

Laika tên thật là Kudryavka (Little Curly). Nhưng do cái tên này hơi khó đọc, nên các nhà khoa học Liên Xô gọi là Laika (Barker), bởi ở Liên Xô, giống chó Eskimo thường được gọi chung là Laika.

Huấn luyện sửa

Tập tin:Laika History.jpg
Laika trong thời gian lập luyện với chiếc hộp thí nghiệm sẽ đặt vào Sputnik 2

Để trở thành phi hành gia thực thụ, Laika cùng với các “đồng nghiệp” khác đã phải trải qua những cuộc thử nghiệm và tập luyện gắt gao.

Nhằm quen dần với việc sống trong khoang lái chật hẹp của tàu Sputnik-2, các con chó này đã bị nhốt liên tục trong những chiếc lồng chật hẹp trong khoảng từ 15 - 20 ngày.

Chúng còn phải làm quen với việc mang quần áo đặc biệt cũng như tập dùng những loại thức ăn đóng hộp ở dạng lỏng.

Để quen với những rung động mạnh và tiếng gầm rú của động cơ phản lực, chúng phải thường xuyên luyện tập với máy ly tâm mô phỏng quá trình tăng tốc của tên lửa đẩy, cũng như thiết bị mô phỏng tình trạng không trọng lực. Sau mỗi lần luyện tập, nhịp tim của chúng đều tăng gấp đôi.

Kết thúc khóa huấn luyện, chó Albina được chuyển sang bộ phận thử nghiệm sức chịu đựng của cơ thể sống trong điều kiện gia tốc cực lớn khi tên lửa đẩy khởi hành; chó Mushka được chuyển sang làm ở bộ phận thử nghiệm các thiết bị cứu hộ và khoang đổ bộ của tàu vũ trụ.

Riêng Laika được sử dụng để nghiên cứu sức chịu đựng của cơ thể sống trong điều kiện không trọng lực. Và chính nhiệm vụ này đã giúp Laika trở thành sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ.

Chuyến bay cảm tử sửa

Ngay trước thời điểm phóng tàu, Laika được tắm rửa sạch sẽ bằng dung dịch pha cồn, lông được chải chuốt cẩn thận, và thuốc iốt được bôi vào những vị trí gắn các thiết bị cảm biến theo dõi chức năng cơ thể và được đưa vào khoang lái tàu Sputnik-2. Tất cả đã sẵn sàng.

Ngày 3/11/1957, tại sân bay vũ trụ Baikonur, Sputnik-2 được phóng lên quỹ đạo trái đất, mang theo Laika.

Theo các tín hiệu thu được từ các thiết bị cảm biến gắn trên thân thì trong quá trình phóng tàu, nhịp tim của Laika tăng cao gấp 3 lần bình thường. Sau khi tàu đạt đến trạng thái không trọng lực thì nhịp tim của Laika lại bắt đầu giảm mạnh.

Ngay ngày hôm đó, Đài Phát thanh Moskva cho phát đi thông tin rằng những tín hiệu từ Sputnik-2 cho thấy: hoạt động của các thiết bị khoa học vẫn diễn ra bình thường và Laika vẫn sống.

6 ngày sau đó, trái đất hoàn toàn mất liên lạc với tàu Sputnik-2. Các thông tin do Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Liên Xô cung cấp vào thời điểm đó cho thấy Laika đã sống tới ngày thứ 4 của chuyến du hành.

Không lâu sau khi Sputnik-2 được phóng đi, các nhà khoa học Liên Xô đã phải thừa nhận rằng do các thiết bị đổ bộ chưa kịp hoàn thiện nên tàu Sputnik-2 đã được xác định là sẽ thực hiện chuyến bay thử nghiệm cảm tử, một đi không trở lại.

Hơn nữa, lượng thức ăn và ôxy chỉ đủ cho Laika dùng 10 ngày, trong khi sứ mệnh của Sputnik-2 sẽ kéo dài tới tháng 4/1958.

Điều đó có nghĩa là số phận của Laika đã được định đoạt ngay từ đầu, nó sẽ chết và bị thiêu cháy cùng với con tàu khi quay trở lại bầu khí quyển trái đất.

Sau 163 ngày bay liên tục 2.570 vòng quanh quỹ đạo trái đất ở điểm gần nhất là 225km và xa nhất là 1.671km với vận tốc 28.968km/giờ, ngày 14/4/1958, Sputnik-2 mang theo xác Laika đã rực cháy trên đường trở về trái đất, kết thúc xuất sắc sứ mạng tiên phong của mình.

Những sự kiện xung quanh chuyến bay của Laika sửa

Phải tới cuối tháng 10 năm 2002, tức đúng 45 năm sau ngày Laika được phóng vào vũ trụ, tại Hội nghị Không gian vũ trụ Thế giới được tổ chức tại Mỹ, sự thật về cái chết của Laika mới được tiết lộ.

Báo cáo của Tiến sĩ Dimitri Malashenkov thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề sinh học ở Moskva đã giúp chấm dứt những suy đoán kéo dài hàng thập kỷ về cái chết của Laika.

Theo đó, những cảm biến gắn trên người Laika ghi nhận rằng ngay sau khi khoang lái đạt vận tốc gần 28.968km/giờ, nhịp tim của Laika đã tăng gấp 3 lần bình thường do nóng, sợ hãi và căng thẳng.

Sau từ 5 - 7 giờ trên quỹ đạo (tức là sau khoảng 4 vòng bay quanh trái đất), trạm kiểm soát mặt đất không nhận được thêm bất cứ một tín hiệu sống nào của Laika.

Về nguyên nhân gây ra cái chết của Laika, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề sinh học đều nhất trí rằng Laika đã chết do hoảng sợ quá độ khi Sputnik 2 ở vào tình trạng không trọng lực, và trục trặc của hệ thống điều hòa đã khiến nhiệt độ khoang lái tăng cao quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể sống.

Tuyên bố về việc vệ tinh nhân tạo Sputnik 2 sẽ cháy trong khí quyển khi thế năng bay không còn đã gây sửng sốt cho không ít người và làm dấy lên làn sóng phản đối hành vi ngược đãi động vật. Hiệp hội Bảo vệ Chó Quốc gia của Anh kêu gọi những người nuôi chó hãy dành một phút mặc niệm Laika. Trong khi đó thì NASA cũng tiến hành thử nghiệm cả chuột, sóc, khỉ và tinh tinh trên các chuyến bay của họ và một số con đã chết thì không một ai ngỏ lời phản đối.[8]

Cái chết của Laika đã mở đường cho sự sống trên vũ trụ của "cặp vợ chồng" chó Belka và Strelka. Chó đực Strelka và chó cái Belka được Cơ quan hàng không vũ trụ Liên Xô phóng lên không gian ngày 19 tháng 8 năm 1959 bởi tên lửa đẩy R-7 mang vệ tinh Sputnik-5. Ngày 20 tháng 8, Sputnik-5 hạ cánh nhẹ nhàng bằng dù trên thảo nguyên gần Baikonur (Kazakhstan). Cả Strelka và Belka đều khỏe mạnh và an toàn. Vài tháng sau đó, "cặp uyên ương" vũ trụ đầu tiên này đã sinh được 6 con chó con (2 đực, 4 cái) khỏe mạnh. Lãnh tụ Liên Xô Nikita Khrushchev đã chọn một con đẹp nhất gửi tặng Caroline Kennedy, con gái của Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy.[9]

Vinh danh sửa

Tập tin:Сигареты Лайка.jpg
Vỏ bao thuốc lá mang tên và hình Laika cùng Sputnik 2 đựoc bán rộng rãi trên lãnh thổ Liên Xô và nước ngoài cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60

Mặc dù không có cơ hội sống sót trở về, nhưng sự hy sinh của Laika không hề uổng phí bởi nó đã giúp chứng tỏ một điều: sinh vật sống có thể tồn tại trong tình trạng không trọng lực ngoài không gian.

Chuyến bay của Laika đã mở đường cho việc chuẩn bị phóng tàu có người lái không lâu sau đó, cũng như đem lại cho các nhà khoa học những số liệu đầu tiên về việc các sinh vật sống phản ứng như thế nào trong môi trường vũ trụ.

Rút kinh nghiệm từ Sputnik-2, ngày 12/4/1961, Liên Xô phóng thành công tàu Vostok-1 (Phương Đông 1) đưa Yuri Gagarin - phi công vũ trụ đầu tiên của loài người lên quỹ đạo.

Để tưởng nhớ Laika, nhiều nước đã phát hành những bộ tem kỷ niệm và bưu thiếp có hình con vật đáng yêu này. Các hãng sản xuất chocolate, thuốc lá... cũng lấy tên là Laika. Các ban nhạc lấy cảm hứng từ Laika cũng lần lượt ra đời: Laika, Laika Dog, Laika and the Cosmonauts... Trong suốt nửa thế kỷ qua, Laika trở thành đề tài của rất nhiều tiểu thuyết, phim truyện, bài hát...

Ngày 11 tháng 4 năm 2008, đúng 50 năm sau ngày xác Laika được hỏa thiêu trong khí quyển trái đất, tại Viện Quân Y bên đại lộ Petrovsko-Razumovsky ở Moskva, nơi Laika đã luyện tập để chuẩn bị thử nghiệm trong không gian, người Nga đã dựng một tựong đài tưởng niệm Laika do nhà điêu khắc Pavel Medvedev thiết kế. Bệ tượng đài mô phỏng một tên lửa vũ trụ, phần trên của các động cơ mô phỏng bàn tay con người. Tượng Laika đứng trên đó, trong lòng bàn tay của con người.[10]

Chú thích sửa

  1. ^ SPACE.com - Russia Opens Monument to Space Dog Laika
  2. ^ a b Anatoly Zak (3 tháng 11 năm 1999). “The True Story of Laika the Dog”. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2006.
  3. ^ Malashenkov, D. C. (2002). “Abstract:Some Unknown Pages of the Living Organisms' First Orbital Flight”. ADS. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2006.
  4. ^ "Russia opens monument to Laika, first dog in space". Associated Press, April 11, 2008. Retrieved on January 23, 2008.
  5. ^ "Laika".accuweather.com. Retrieved on January 23, 2008.
  6. ^ a b James J. Harford (1997). “Korolev's Triple Play: Sputniks 1, 2, and 3”. NASA. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2006.
  7. ^ Andrew J. LePage (1997). “Sputnik 2: The First Animal in Orbit”. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2006.
  8. ^ Lina Rozovskaya, Động vật trong vũ trụ: những sinh vật mở đường, BBC - russian ngày 27 tháng 9 năm 2007.
  9. ^ Cuộc sống ngoài trái đất - những kinh nghiệm đầu tiên.
  10. ^ Tượng đài con chó du hành vũ trụ đầu tiên ở Moskva.

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa

Cộng hòa Xô Viết sông Đông sửa

Cộng hòa Xô viết Sông Đông là tên gọi của một nước Cộng hòa theo chế độ Xô Viết nằm trong khuôn khổ Cộng hòa Xô Viết Liên Bang Nga trong thời kỳ nội chiến Nga (1918-1921). Lãnh thổ của nó nằm ở vùng trung lưu và hạ lưu sông Đông với trung tâm là thành phố Rostov. Nước cộng hòa này chỉ tồn tại từ ngày 23 tháng 4 năm 1918 đến ngày 30 tháng 8 năm 1918.[1]

Lịch sử hình thành sửa

Sau khi tàn quân của Quân đoàn tình nguyện Bạch vệ sông Đông và của Sư đoàn Bạch vệ Cossack của tướng Kaledin bị Hồng quân Xô viết đánh lui khỏi hạ lưu sông Đông, tướng Kaledin tự sát, ngày 25 tháng 2 năm 1918 (theo lịch mới), Cộng hòa Xô viết Nga duwosi sự lãnh đạo của Vladimir Ilich Lenin đã thiết lập chính quyền cách mạng ở vùng sông Đông. Ngày 23 tháng 3 năm 1918 (theo lịch mới) Ủy ban quân sự cách mạng vùng sông Đông đã tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Sông Đông như một thành phần của Cộng hòa Xô viết Liên bang Nga. Tháng 4 năm đó, chính thể này được đổi tên thành Cộng hòa Xô viết Sông Đông.[2]

Ủy ban quân sự cách mạng vùng Sông Đông được coi là cơ quan lãnh đạo tối cao của nước cộng hòa, thực thi các chức năng quyền lực nhà nước của Xô viết toàn Nga trên vùng Sông Đông. Trong một sắc lệnh ngày 23 tháng 3 năm 1918 đã tuyên bố "Nước Cộng hòa Xô viết tự trị Sông Đông" là một thành phần trong đại gia đình các dân tộc thuộc Cộng hòa Xô viết liên bang Nga. Cũng trong sắc lệnh này, Ủy ban Quân sự cách mạng đã thành lập Hội đồng Dân ủy, có chức năng như chính phủ với thành phần như sau:[3]

Chủ tịch Hội đồng Dân ủy kiêm Dân ủy phụ trách quân sự: Fyodor Grigoryevioch Podtyolkov,

Dân ủy phụ trách tư pháp: Mikhail Vasilyevich Krivoshlykov

Dân ủy phụ trách Ủy ban chống phản Cách mạng: Andrei Shamov

Phó chủ tịch Hội đồng dân ủy kiêm Dân ủy phụ trách kinh tế quốc dân: S. I. Syrtsov

Dân ủy phụ trách công nghiệp: I. P. Babkin

Dân ủy phụ trách giáo dục: I. A. Dorosh

Dân ủy phụ trách nông nghiệp: Vlasov

Dân ủy phụ trách tài chính: E. A. Bolotin

Dân ủy phụ trách giao thông vận tải: P. E. Bezrukikh

Dân ủy phụ trách bưu điện: Aleksandrov

Dân ủy phụ trách y tế và cứu tế Đỏ: P. P. Zhuk

Chánh văn phòng Hội đồng Dân ủy: Ya. Orlov

Trên danh nghĩa, V. S. Kovalev giữ chức vụ đứng đầu nước cộng hòa, được gọi là Chủ tịch ủy ban chấp hành trung ương Xô viết của nước Cộng hòa, được bầu làm thành viên của tổ chức Cossack Bolshevik. Tất cả các thành viên của Hội đồng dân ủy đều được hưởng lương khoảng 4.000 rub (cũ) một tháng (trị giá khoảng 10 USD theo thời giá năm 1918). Riêng Chủ tịch Hội đồng dân ủy được 4.300 rub/tháng. Nếu kiêm nhiệm thì chỉ được hưởng lương của chức vụ chính, không có phụ cấp. Tại đại hội đầu tiên của Ủy ban Xô viết vùng Sông Đông họp từ ngfay 9 đến ngày 14 tháng 4 năm 1918, Xô Viết vùng Sông Đông đã công nhận Hội đồng dân ủy này. Ngày 16 tháng 4 năm 1918, theo đề nghị của Họi đòng dân ủy CHXV Sông Đông, Ban chấp hành trung ương Xô Viết toàn Nga đã cử Bộ trưởng Dân ủy phụ trách công nghiệp Grigory Konstantinovich Ordzhonikidze đến nước cộng hòa này để thực hiện chủ trương của Xô Viết tối cao toàn Nga việc công nghiệp hóa và quốc hữu hóa các doanh nghiệp.[2]

Ngày 4 tháng 5 năm 1918, các tàn quân của Quân đoàn bạch vệ sông Đông đã tập hợp lại và thành lập chính phủ Cộng hòa Sông Đông, vạch kế hoạch thu hồi Rostov. Viên đại tá bạch vệ Mikhail Gordeevich Drozdovsky lưu vong ở Romania, đuwojc sự giúp đỡ của cơ quan đặc biệt nước ngoài đã về vùng sông Đông sau khi bay qua Biển Đen và đi bộ qua ngả Nakhichevan, lập căn cứ bạch vệ ở Novocherrkassk. Tại khách sạn "Petrograd" (số nhag 128, phố Kazan tại thành phố Rostov), những người hoạt động bí mật của Drozdovsky bắt đầu tuyển mộ các tình nguyện viên với mức phụ cấp 200 rub/tháng đối với các cựu sĩ quan Nga hoàng và từ 25 đến 95 rub/tháng đối với các binh sĩ. Ngày 8 tháng 5 năm 1918, dưới sự yểm hộ của Lữ đoàn 52 Württemberg (Đức), lực lượng bạch vệ bất ngờ đánh úp và chiến Rostov, thủ đô của nước Cộng hòa. Bị đánh bất ngờ, các đơn vị Hồng quân rút về Tsaritsyn, một bộ phận gồm hàng trăm binh sĩ rút về Bataisk. Chỉ trong tháng 7 năm 1918, tàn quân của Quân đoàn Bạch vệ sông Đông đã phá hủy các cơ cấu chính quyền của nước Cộng hòa Xô viết trẻ tuổi này với sự giúp đỡ của người Đức, chiếm đóng 1/3 lãnh thổ hạ lưu sông Đông, bao gồm cả Rostov, Nakhichevan, Taganrog, Millerovo, Chertkovo.[3] Kiều dân Đức đã có cơ sở ở các thành phố này theo một hiệp định bí mật ngày 31 tháng 12 năm 1887 ký với chính phủ Sa hoàng và nó được hiệp ước Brest - Litovsk mặc nhiên thừa nhận cùng với ảnh hưởng của người Đức và người Áo tại Ukraina, bao gồm cả tỉnh Ekaterinoslav. Chính phủ nước cộng hòa Xô Viết Sông Đông phải di tản về Tsaritsyn, sau dó đến đóng tại làng Veliko-Knyazheskaya đến cuối tháng 6 năm 1918.[4]

Đến giữa tháng 8 năm 1918, Quân đoàn bạch vệ Sông Đông gồm hơn 60.000 quân do tướng Pyotr Nikolayevich Krasnov chỉ huy đã mở cuộc tổng tán công và chiếm được hầu như toàn bộ lãnh thổ của CHXV Sông Đông. Hồng quân Xô Viết phải rút về ranh giới các tỉnh Voronezh, Saratov và thành lập tại đây Phương diện quân Nam. Ngày 30 tháng 9 năm 1918, Ủy ban trung ướng Xô Viết toàn Nga ra quyết định chấm dứt sự tồn tại của nước Cộng hòa Xô viết Sông Đông.[3]

Tướng bạch vệ P. N. Krasnov tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Cossack Sông Đông và tự phong làm quốc trưởng đầu tiên. Sau khi ông này từ chức, tướng bạch vệ A. P. Bogaevsky lên thay, thành lập chính phủ, tự phong làm thủ tướng và nói rằng ông ta thực hiện theo di chúc của viên tướng bạch vệ Ataman Alexei Maximovich Kaledil đã tự sát ngày 29 tháng 1 năm 1918. Chính phủ bạch vệ này tồn tại cho đến khi Hồng quân Xô Viết mở cuộc tổng phản công Nam tiến 1919-1920, chiếm lại Tsaritsyn, Rostov và toàn bộ vùng trung lưu, hạ lưu sông Đông. [2]

  1. ^ Đại bách khoa toàn thư Liên Xô
  2. ^ a b c Кенез П. Красная атака, белое сопротивление. 1917—1918 / Пер. с англ. К. А. Никифорова. — М.: ЗАО Центрполиграф, 2007. — 287 с. — (Россия в переломный момент истории).
  3. ^ a b c Лазарев В. А. История донской валюты, или Денежные знаки Всевеликого войска Донского. Донской архив (историко-генеалогический альманах). Выпуск 3. Ростовская областная организация Российского общества историков-архивистов. — Ростов-на-Дону, 2008.
  4. ^ Голуб П. А. Правда и ложь о «расказачивании» казаков. — М., 2009

17 moment in springt sửa

Giải phóng (ОСВОБОЖДЕНИЕ) sửa

Trận Moskva sửa

Stalingrad sửa

Bài hát sửa

Tham khảo sửa

Liên Xô sụp đổ sửa

Bài viết Nguồn RFA

Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào

Theo bản Kiến nghị, phần lời nói đầu của Dự thảo “không làm rõ mục tiêu của hiến pháp và chủ thể quy định hiến pháp”

Kiến nghị về Lời nói đầu và về Chương I: Hiến pháp cần xác định mục tiêu trước hết là để bảo đảm sự an toàn, tự do và hạnh phúc của mọi người dân

Kiến nghị nhấn mạnh có ba tiêu chí tạo ra sự chính đáng cho một hiến pháp. Thứ nhất, là mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, kiến tạo tự do, dân chủ. Thứ hai là phải thể hiện ý chí chung của nhân dân. Và thứ ba, là phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ biến của thế giới văn minh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia

Về chương I: Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền

Không có đoạn nào có ý này

Kiến nghị về sở hữu đất đai: Không thừa nhận sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng về đất đai cùng tồn tại với sở hữu nhà nước là tước đoạt một quyền tài sản quan trọng bậc nhất của người dân. Đánh đồng sở hữu nhà nước với sở hữu toàn dân về đất đai là tạo điều kiện cho quan chức các cấp chính quyền tham nhũng, lộng quyền, bắt tay với nhiều tư nhân, doanh nghiệp cùng trục lợi, gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân.

Đất đai là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ khiến kiện và mâu thuẩn giữa người dân và chính quyền. Từ HP 1980, đất đai được quy định thuộc sở hữu toàn dân. Theo Kiến nghị, qui định này “hoàn toàn xa lạ với nhân dân Việt Nam và đã gây ra rất nhiều bất ổn xã hội”. Không có ý nào viết như đoạn trong bài.

Kiến nghị về tổ chức Nhà nước: phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định khác. Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật.

Theo linh mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, mỗi điểm trong Kiến nghị có một tầm quan trọng riêng: “Mỗi điểm có một vị trí thế. Nhưng cái đầu tiên là cái định hướng của hiến pháp – quyền thuộc về toàn dân không phải của một đảng phái chính trị. Vấn đề nữa là sự phân biệt giữa ba quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp. Rồi qua cuộc trưng cầu dân ý để nhân dân nói lên tiếng nói của mình về hiến pháp. Đó là ba nguyên tắc căn bản của một chế độ trong tiến trình dân chủ”.

Kiến nghị về lực lượng vũ trang: Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào.

Từ lý do đó, Kiến nghị đưa ra bảy điểm bao gồm đề nghị về lời nói đầu và về Chương I; về quyền con người; về sở hữu đất đai; về tổ chức Nhà nước; về lực lượng vũ trang; về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp; và về thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp. Không có đoạn nào đề cập cụ thể như bài viết.

Kiến nghị về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới.”

Không có đoạn nào có ý tương tự. Lưu ý là đã để trong ngoặc kép ("...") thì sẽ được hiểu là trích nguyên văn.

Kiến nghị về thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp: kiến nghị gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013

Theo Kiến nghị trên của giới trí thức, thời gian góp ý cho Dự thảo cần được kéo dài đến hết năm nay.

BQC: 1; 2, 3, 4, 5, 6, 7

Quay lại trang của thành viên “Minh Tâm-T41-BCA/draft2”.