Thủ tướng Pakistan

người đứng đầu chính phủ của Pakistan

Thủ tướng Pakistan (tiếng Urdu: وزِیرِ اعظم پاکستان, n.đ.'Đại Tể tướng') là người đứng đầu chính phủ của Pakistan.

Thủ tướng Pakistan
وزِیرِ اعظم پاکستان
Đương nhiệm
Shehbaz Sharif

từ ngày 4 tháng 3 năm 2024
Chính phủ Pakistan
Chức vụ
Vị thếNgười đứng đầu chính phủ
Viết tắtPM
Thành viên của
Báo cáo tới
Dinh thựPhủ Thủ tướng, Vùng Đỏ, Islamabad[n 1]
Trụ sởLãnh thổ Thủ đô Islamabad
Bổ nhiệm bởibầu cử Hạ viện:
ứng cử viên được đa số Hạ viện tín nhiệm.
Nhiệm kỳ5 năm, được tái đắc cử
Tuân theoHiến pháp Pakistan
Người đầu tiên nhậm chứcLiaquat Ali Khan
(1947–1951)
Thành lập14 tháng 8 năm 1947; 76 năm trước (1947-08-14)
Cấp phóPhó thủ tướng Pakistan
Lương bổngBản mẫu:PKRConvert, annual[n 2]
Websitepmo.gov.pk

Thủ tướng Pakistan lãnh đạo Chính phủ Pakistan, Hạ viện, đứng đầu Hội đồng lợi ích chung, Nội các, quản lý nền kinh tế, vũ khí hạt nhân của Pakistan.[15][16][17] Thủ tướng quản lý nhà nước về đối nội và đối ngoại.[18] Thủ tướng do Hạ viện bầu, thường là lãnh đạo của đảng chiếm đa số trong Hạ viện. Thủ tướng bổ nhiệm các thành viên Nội các. Thủ tướng thực hiện quyền hành pháp, quyết định bổ nhiệm, ký văn bản và phê chuẩn quyết định, văn bản.[19]

Thủ tướng Pakistan khuyến cáo tổng thống về những vấn đề quan trọng. Thủ tướng đóng vai trò lớn trong việc bổ nhiệm tổng tham mưu. Tuy nhiên, binh biến thường xảy ra.[20][21] Quân đội nắm quyền vào những thời kỳ 1960–1973, 1977–1985 và 1999–2002. Chế độ quân quản do tổng thống lãnh đạo, kiêm quyền thủ tướng.[22] Quyền hạn của thủ tướng đã được tăng cường đáng kể do sự phân lập giữa quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.[23]

Lịch sử sửa

 
Liaquat Ali Khan, thủ tướng đầu tiên của Pakistan (1947–1951).

Chức vụ thủ tướng được quy định ngay sau khi thành lập Pakistan vào năm 1947. Thủ tướng làm việc dưới quyền toàn quyền Anh. Liaquat Ali Khan là thủ tướng đầu tiên; ông bị ám sát vào năm 1951.[24] Quyền hạn của thủ tướng suy giảm do toàn quyền liên tục can thiệp vào công việc. Năm 1956, Pakistan ban hành hiến pháp đầu tiên, thành lập chức vụ tổng thống thay toàn quyền, quy định thủ tướng nắm quyền hành pháp.[25][26] Tuy nhiên, thủ tướng tiếp tục bị tổng thống can thiệp vào công việc. Năm 1958, Tổng thống Iskandar Mirza cách chức thủ tướng, ra lệnh thiết quân luật. Tổng thống Mirza bị Tướng Ayub Khan hạ bệ, ông giữ chức thủ tướng trong thời gian ngắn.

Năm 1962, Pakistan ban hành hiến pháp mới. Chức vụ thủ tướng bị bãi bỏ, quyền hạn tập trung vào tay tổng thống.[26][27] Sau khi Pakistan đại bại trong Chiến tranh Giải phóng Bangladesh, chế độ tổng thống sụp đổ.

Hiến pháp năm 1973 thành lập lại chức vụ thủ tướng. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, nhưng không có thực quyền.[28] Năm 1977, quân đội lật đổ chính phủ, tiếp quản chính quyền. Chức vụ thủ tướng bị bãi bỏ.

Sau cuộc bầu cử Hạ viện năm 1985, chức vụ thủ tướng được thành lập lại, Muhammad Junejo trở thành thủ tướng. Chế độ quân quản sửa đổi hiến pháp, quy định tổng thống có quyền tùy nghi cách chức thủ tướng, giải tán Hạ viện.[29] Năm 1988, Benazir Bhutto trở thành thủ tướng nữ đầu tiên của một nước Hồi giáo.[30]

Từ năm 1988 đến năm 1993, thủ tướng tranh quyền với tổng thống. Tổng thống giải tán Hạ viện ba lần. Quốc hội bãi bỏ sửa đổi, bổ sung của chế độ quân quản. Thủ tướng Nawaz Sharif tập trung quyền hạn.[31] Năm 1999, Tổng tham mưu trưởng Pervez Musharraf lật đổ chính phủ của Nawaz Sharif.[32]

Năm 2002, chế độ quân quản tổ chức bầu cử Hạ viện. Quốc hội khóa mới khôi phục quyền hạn giải tán Hạ viện của tổng thống, nhưng bổ sung quy định cần phải có Tòa án tối cao cho phép.[33]

Năm 2004, Thủ tướng Jamali từ chức, Shaukat Aziz trở thành thủ tướng mới.[34] Năm 2008, Đảng Nhân dân Pakistan thắng cử Hạ viện. Đảng Nhân dân Pakistan bắt đầu vận động cách chức Musharraf.[35] Cùng lúc, Phong trào Luật sư nổi lên, biểu tình phản đối Musharraf can thiệp vào nền tư pháp. Musharraf buộc phải từ chức, Asif Zardari trở thành tổng thống. Năm 2010, Quốc hội sửa đổi hiến pháp, bãi bỏ quyền giải tán Hạ viện của tổng thống, lập lại chế độ đại nghị.[36]

Năm 2012, Tòa án tối cao Pakistan truất tư cách thủ tướng và cách chức Thủ tướng Yousuf Raza Gillani.[37] Đảng Nhân dân Pakistan ban đầu tiến cử Makhdoom Shahbuddin,[38] nhưng buộc phải rút lui sau khi lực lượng phòng, chống ma túy ra lệnh bắt giữ ông.[39] Raja Pervaiz Ashraf trở thành thủ tướng.[39][40][41] Trong cuộc bầu cử Hạ viện năm 2013, Liên minh Hồi giáo Pakistan (N) thắng cử. Nawaz Sharif lên làm thủ tướng lần thứ ba. Tháng 7 năm 2017, Sharif bị Tòa án tối cao cách chức do có tên trong tài liệu Panama.[42]

Ngày 18 tháng 8 năm 2018, Imran Khan nhậm chức thủ tướng thứ 22 của Pakistan.[43] Ngày 10 tháng 4 năm 2022, Khan mất tín nhiệm Hạ viện, trở thành thủ tướng đầu tiên mất chức do bị bỏ phiếu không tín nhiệm.[44]

Ngày 11 tháng 4 năm 2022, Shehbaz Sharif nhậm chức thủ tướng thứ 23 của Pakistan.[45][46]

Chức vụ sửa

Hiến pháp quy định thủ tướng là người đứng đầu chính phủ.

Thủ tướng Pakistan là người đứng đầu chính phủ, nắm quyền hành pháp. Thủ tướng lãnh đạo đảng chiếm đa số trong Hạ viện. Thủ tướng và các bộ trưởng phải là thành viên Hạ viện.

Quyền hạn sửa

 
Phủ Thủ tướng ở Islamabad.

Thủ tướng Pakistan là người đứng đầu chính phủ của Pakistan. Thủ tướng được tổng thống mời thành lập chính phủ sau khi được Hạ viện tín nhiệm. Thủ tướng bổ nhiệm các bộ trưởng và báo cho tổng thống biết những quyết định của Nội các về quản lý nhà nước, dự án luật.[47]

Thủ tướng có quyền tham dự phiên họp của Quốc hội. Thủ tướng phải trả lời chất vấn của thành viên Quốc hội. Thủ tướng quyết định bổ nhiệm những chức vụ quan trọng, bao gồm:

  • Thư ký liên bang các bộ
  • Tổng thư ký các tỉnh
  • Công chức hành chính quân sự trong Quân đội Pakistan
  • Chủ tịch những cơ quan, công ty nhà nước lớn như Cục Quốc lộ quốc gia, Hãng hàng không Quốc tế Pakistan, Tổng công ty Vận tải Quốc gia Pakistan, v.v.
  • Chủ tịch và những thành viên khác của ủy ban liên bang, cơ quan nhà nước
  • Đại sứ, cao ủy

Thủ tướng thay mặt Pakistan về đối ngoại. Thủ tướng báo cáo trước người dân về những vấn đề quan trọng quốc gia.

Tư cách sửa

Thủ tướng Pakistan phải hội đủ các điều kiện sau đây:

  • là công dân Pakistan
  • là tín đồ Hồi giáo
  • đủ 25 tuổi trở lên
  • phẩm chất tốt, không vi phạm các giới luật Hồi giáo
  • hiểu biết các giáo lý Hồi giáo, thực hành các nghĩa vụ của tín đồ Hồi giáo, tránh gây tội lớn
  • không hoạt động chống lại sự toàn vẹn của quốc gia hay chủ nghĩa kiến quốc của Pakistan sau khi thành lập Pakistan[48]
  • là thành viên Hạ viện[49]

Bổ nhiệm và cách chức sửa

Thủ tướng Pakistan phải là thành viên Hạ viện.[50] Thường thì lãnh tụ của đảng chiếm đa số trong Hạ viện trở thành thủ tướng. Ứng cử viên thủ tướng phải có Hạ viện tín nhiệm trước khi được tổng thống mời thành lập chính phủ. Thủ tướng có thể lập chính phủ liên hiệp đảng hay chính phủ một đảng.[51]

Thủ tướng bị miễn nhiệm khi Hạ viện bỏ phiếu không tín nhiệm. Trước đây, thủ tướng có thể bị tổng thống miễn nhiệm, nhưng quy định này đã bị bãi bỏ.[52][53] Thủ tướng được miễn trách nhiệm hình sự và dân sự, không được khởi tố truy tố thủ tướng trong lúc đương nhiệm.[54]

Năm 2012, Tòa án tối cao Pakistan truất tư cách thủ tướng của Yousaf Raza Gillani.[55][56]

Ngày 28 tháng 7 năm 2017, Tòa án tối cao cách chức Thủ tướng Nawaz Sharif. Sharif về sau bị truất tư cách thủ tướng.[57]

Tuyên thệ nhậm chức sửa

Thủ tướng tuyên thệ nhậm chức sẽ giữ gìn hiến pháp trước tổng thống.

Danh sách các thủ tướng Pakistan sửa

Đảng # Họ tên
Liên minh Hồi giáo 5 Liaquat Ali Khan, Sir Khawaja Nazimuddin, Mohammad Ali Bogra, Chaudhry Mohammad Ali, và Ibrahim Ismail Chundrigar
Liên minh Hồi giáo Pakistan 2 Nurul AminMuhammad Khan Junejo
Liên minh Nhân dân Bangladesh 1 Huseyn Shaheed Suhrawardy
Đảng Cộng hòa 1 Sir Feroze Khan Noon
Đảng Nhân dân Pakistan 5 Zulfikar Ali Bhutto, Benazir Bhutto (2 lần), Yousaf Raza Gillani, và Raja Pervaiz Ashraf
Liên minh Hồi giáo (N) 5 Nawaz Sharif (3 lần) Shahid Khaqan Abbasi, Shehbaz Sharif
Liên minh Hồi giáo (Q) 3 Mir Zafarullah Khan Jamali, Chaudhry Shujaat Hussain, Shaukat Aziz
Phong trào Công lý Pakistan 1 Imran Khan
Không đảng phái 1 Muhammad Khan Junejo

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Heads of State, Government and Ministers for Foreign Affairs” (PDF). UN. United Nations Foreign and Protocol Service.
  2. ^ “Will live in military secretary's residence, not in PM House, says Pakistan Prime Minister Imran Khan”. The Financial Express. 20 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ “PM-elect to stay in a residence near PM House: Naeemul Haq”. Pakistan Today. 17 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ “Imran Khan to live in PM House colony, says Naeemul Haq”. Daily Times. 18 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2018.
  5. ^ Azeem, Munawer (1 tháng 8 năm 2018). “Imran Khan to move into Ministers' Enclave”. Dawn News. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2018.
  6. ^ “PM Imran shifts to military secretary's residence”. The Nation. 20 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2018.
  7. ^ “PM Imran moves to military secretary's residence”. Geo News. 26 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2018.
  8. ^ Idrees, Mahmood (20 tháng 8 năm 2018). “Imran Khan leaves palatial PM House forever to stay at military secretary's residence”. Daily Pakistan Global. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2018.
  9. ^ “The austerity prime minister Imran Khan leads by example”. The National. 21 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2018.
  10. ^ Amjad Khan, Ameen (27 tháng 7 năm 2018). “Imran Khan vows to convert PM House into a university”. University World News. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2018.
  11. ^ “Change will begin from PM House, says Imran Khan”. Khaleej Times. 19 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2018.
  12. ^ “No pay raise for Imran, says PM office”. Dawn. 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2018.
  13. ^ “Prime Minister's monthly income less than parliamentarians, ministers and judges – Pakistan”. Dunya News. 17 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2018.
  14. ^ “The salary that we are not paying the PM”. Dawn News. 10 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2017.
  15. ^ Article 91(1) in Chapter 3: The Federal Government, Part III: The Federation of Pakistan in the Constitution of Pakistan.
  16. ^ Article 153(2a)-153(2c) in Chapter 3: Special Provisions, Part V: Relations between Federation and Provinces in the Constitution of Pakistan.
  17. ^ Govt. of Pakistan (3 tháng 3 năm 2010). “The National Command Authority Act, 2010” (PDF). Islamabad: National Assembly press. National Assembly press. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2015.
  18. ^ Pakistan Country Study Guide Strategic Information and Developments. Intl Business Pubns USA. 2012. ISBN 978-1438775258.
  19. ^ “Prime minister”. BBC News. 16 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  20. ^ Article 243(2)) in Chapter 2: The Armed Forces.
  21. ^ Article 46 in Chapter 1: The President, Part III: The Federation of Pakistan in the Constitution of Pakistan.
  22. ^ Singh, R.S.N. (2008). The military factor in Pakistan. New Delhi: Frankfort, IL. ISBN 978-0981537894.
  23. ^ “Pakistan Supreme Court orders arrest of PM Raja Pervez Ashraf”. BBC. 15 tháng 1 năm 2013.
  24. ^ Mughal, M Yakub. “Special Edition (Liaqat Ali Khan)”. The News International. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  25. ^ “The Constitution of 1956”. Story of Pakistan. 1 tháng 6 năm 2003. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  26. ^ a b Nagendra Kr. Singh (2003). Encyclopaedia of Bangladesh. Anmol Publications Pvt. Ltd. tr. 9–10. ISBN 978-81-261-1390-3.
  27. ^ “The Constitution of 1962”. Story of Pakistan. 1 tháng 6 năm 2003. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  28. ^ “The Constitution of Pakistan”. infopak.gov.pk. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  29. ^ Dossani, Rafiq; Rowen, Henry S. (2005). Prospects for Peace in South Asia. Stanford University Press. tr. 42–43. ISBN 978-0-8047-5085-1.
  30. ^ “Benazir Bhutto Becomes Prime Minister”. Story of Pakistan. 1 tháng 6 năm 2003. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  31. ^ Akbar, M.K (1 tháng 1 năm 1998). “Pakistan Under Navaz Sharif”. Pakistan Today. New Delhi, India: Mittal Publications. tr. 230. ISBN 978-81-7099-700-9. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  32. ^ “Pakistan after the coup: Special report”. BBC News. 12 tháng 10 năm 2000. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  33. ^ “Seventeenth Amendment 2003”. Story of Pakistan. 1 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  34. ^ “Shaukat Aziz profile from BBC”. BBC News. 19 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  35. ^ “Yousaf Raza Gillani profile from BBC”. BBC News. 19 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  36. ^ “Eighteenth Amendment to the Constitution of Pakistan” (PDF). National Assembly of Pakistan. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  37. ^ “Pak SC disqualifies Gilani; new PM to be selected soon”. Hindustan Times. 19 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  38. ^ “Pakistan Peoples Party nominates Makhdoom Shahbuddin as new PM”. The Times of India. 20 tháng 6 năm 2012.
  39. ^ a b Nabi, Muhammad (22 tháng 6 năm 2012). “Raja Pervez Ashraf nominated new Prime Minister of Pakistan”. Business Recorder. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  40. ^ “Raja Pervez Ashraf declared new Pakistani PM”. The Dawn. 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  41. ^ “PPP nominates Raja Pervez Ashraf as new Pakistan PM”. The Times of India. 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012.
  42. ^ “Pakistani court removes PM Nawaz Sharif from office in Panama Papers case”. TheGuardian.com. 28 tháng 7 năm 2017.
  43. ^ Raza, Syed Irfan (11 tháng 8 năm 2018). “Imran to take oath as PM on August 18: PTI”. Dawn. Pakistan. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2018.
  44. ^ “Imran Khan loses no-trust vote, prime ministerial term set for unceremonious end”. Dawn. 9 tháng 4 năm 2022.
  45. ^ Dawn.com (11 tháng 4 năm 2022). “Shehbaz Sharif elected prime minister of Pakistan”. DAWN.COM (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
  46. ^ Zaman, Q. “Shehbaz Sharif elected as Pakistan's new prime minister”. www.aljazeera.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
  47. ^ Article 46(a) in Chapter 1: The President in Part III: The Federation of Pakistan of the Constitution of Pakistan
  48. ^ “Qualifications for membership of Majlis-e-Shoora (Parliament)”.
  49. ^ “Chapter 2: "Majlis-e-Shoora (Parliament)" of Part III: "The Federation of Pakistan". pakistani.org.
  50. ^ Hanif, Mohammad (13 tháng 5 năm 2013). “Pakistan elections: how Nawaz Sharif beat Imran Khan and what happens next”. The Guardians, Pakistan Bureau. The Guardians. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2015.
  51. ^ Boone, Jon (17 tháng 5 năm 2013). “Nawaz Sharif: rightwing tycoon who has won over liberals – for now”. The Guardians. The Guardians. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2015.
  52. ^ Aziz, Mazhar (2007). The Military Control in Pakistan: The Parallel State. United States: Routledge. ISBN 978-1134074105. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2015.
  53. ^ Omar, Imtiaz (2002). Emergency powers and the courts in India and Pakistan. England: Kluwer Law International. ISBN 978-9041117755.
  54. ^ Article 248(1) in Chapter 4: constitutionGeneral of Part XII: Miscellaneous in the Constitution of Pakistan.
  55. ^ Walsh, declan (19 tháng 6 năm 2012). “Political Instability Rises as Pakistani Court Ousts Premier”. The New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2015.
  56. ^ Nauman, Qaiser (19 tháng 6 năm 2012). “Pakistan Supreme Court disqualifies prime minister”. Reuters. Reuters, Pakistan Bureau. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2015.
  57. ^ “Pakistan Supreme Court disqualifies prime minister”. Dawn. 28 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2017.

Đọc thêm sửa

Liên kết ngoài sửa


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “n”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="n"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu