Thủy ngân(II) cyanide

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Thủy ngân(II) xyanua)

Thủy ngân(II) cyanide, còn được gọi với cái tên khác là thủy ngân đicyanide là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm ba nguyên tố: nitơ, cacbonthủy ngân với công thức hóa học Hg(CN)2. Hợp chất này tồn tại dưới dạng một loại bột màu trắng hoặc không màu, không mùi, có vị đắng.[1] Hợp chất này cũng có điểm nóng chảy là 320 ℃ (608 ℉) và tại đó nó phân hủy và giải phóng khói thủy ngân độc hại. Nó hòa tan nhiều trong các dung môi phân cực như nước, cồnamonia; tan trong ete; không hòa tan trong benzen và các dung môi kị nước khác.[2] Thủy ngân(II) cyanide nhanh chóng phân hủy trong axit để giải phóng hydro cyanide. Các mẫu chất cũng phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng, trở nên sẫm màu hơn.[4] Nó phản ứng mạnh mẽ với các tác nhân oxy hóa; kết hợp với các clorat kim loại, perchlorat, nitrat hoặc nitrit có thể gây ra một vụ nổ dữ dội.[5]

Thủy ngân(II) cyanide
Cấu trúc 2D của thủy ngân(II) cyanide
Cấu trúc 3D của thủy ngân(II) cyanide
Danh pháp IUPACdicyanomercury
Tên khácMercuric cyanide
Cyanomercury
Thủy ngân đicyanide
Hydrargyri cyanidum[1]
Nhận dạng
Số CAS592-04-1
PubChem11591
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Thuộc tính
Công thức phân tửHg(CN)2
Khối lượng mol252,624 g/mol
Bề ngoàitinh thể không màu hoặc bột trắng
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng3,996 g/cm³
Điểm nóng chảy 320 °C (593 K; 608 °F)[2] (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước9,3 g/100 mL (14 ℃)
53,9 g/100 mL (100 ℃)[3]
Độ hòa tan25 g/100 mL (metanol, 19,5 ℃)
tan trong etanol, amonia, glycerin
ít tan trong ete
tan trong benzen
tạo phức với thiourê
MagSus-67,0·10-6 cm³/mol
Chiết suất (nD)1,645
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộ độc cao
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Các ứng dụng trong quá khứ sửa

Thủy ngân(II) cyanide đã từng được sử dụng như là một chất khử trùng, nhưng việc này đã được chấm dứt vì độc tính của nó.[6] Một ví dụ của việc này là điều trị bệnh giang mai: một dung dịch gồm 5–10 hạt trong một ounce nước, được phết lên bằng một chiếc cọ lông lạc đà, đã được áp dụng cho các vết loét giang mai ở lưỡi hoặc miệng.[cần dẫn nguồn] Hợp chất này cũng được sử dụng trong nhiếp ảnh.[7] Nó vẫn được sử dụng trong vi lượng đồng căn với tên Latinh là Hydrargyrum bicyanatum.

Hợp chất khác sửa

Hg(CN)2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như Hg(CN)2·CS(NH2)2 là tinh thể trong suốt hay Hg(CN)2·2CS(NH2)2 là tinh thể sáng bóng.[8]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b "Hydrargyrum. Mercury. Part 5." http://chestofbooks.com/health/materia-medica-drugs/Manual-Pharmacology/Hydrargyrum-Mercury-Part-5.html (truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2009).
  2. ^ a b Kocovsky, P., G. Wang, and V. Sharma. "Mercury(II) Cyanide." e-EROS Encyclopedia of Reagents for Organic Synthesis. Chichester, UK: John Wiley & Sons, Ltd., 2001. http://www.mrw.interscience.wiley.com/eros/articles/rm034/sect0-fs.html Lưu trữ 2020-08-03 tại Wayback Machine (accessed ngày 1 tháng 4 năm 2009).
  3. ^ Aylett, B.J. "Mercury (II) Pseudohalides: Cyanide, Thiocyanate, Selenocyanate, Azide, Fulminate." Comprehensive Inorganic Chemistry 3: 304–306. J.C. Bailar, Harry Julius Emeléus, Sir Ronald Nyholm, and A.F. Trotman-Dickenson, ed. Oxford: Pergamon Press, 1973; distributed by Compendium Publishers (Elmsford, NY), tr. 304.
  4. ^ Brunton, L.T. A Text-Book Of Pharmacology, Therapeutics And Materia Medica. London: MacMillan & Co., 1885.
  5. ^ NOAA, Office of Response and Restoration, CAMEO Chemicals. "Chemical Datasheet: Mercuric Cyanide." NOAA. http://cameochemicals.noaa.gov/chemical/3829 (accessed ngày 2 tháng 4 năm 2009).
  6. ^ Benaissa, M.L.; Hantson, P.; Bismuth, C.; Baud, F.J. Intensive Care Med. 1995, 21(12), 1051–1053.
  7. ^ "Cyanides, Cyanide Oxides and Complex Cyanides." http://www.dncustoms.gov.vn/web_eglish/bieu_thue/E_HTM/E2837.HTM Lưu trữ 2017-12-30 tại Wayback Machine (accessed ngày 30 tháng 4 năm 2009).
  8. ^ Quecksilber: Teil B — Lieferung 4. Schluss der Verbindungen · Formel- und Schlagwortregister für Teil A und B (Gmelin-Institut für Anorganische Chemie und Grenzg; Springer-Verlag, 5 thg 10, 2013 - 1736 trang), trang 1335. Truy cập 1 tháng 5 năm 2021.