Thức uống
Thức uống hay đồ uống là một loại chất lỏng được đặc biệt chế biến để con người có thể tiêu thụ, có tác dụng giải nhiệt và giải khát. Thức uống đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của con người. Các loại thức uống phổ biến gồm nước uống, nước khoáng (nước suối), sữa, cà phê, trà, sô-cô-la nóng, nước sinh tố và nước ngọt. Ngoài ra, thức uống có cồn như rượu, bia và rượu chưng cất có chứa chất ethanol là một phần của văn hóa của con người trong hơn 8.000 năm.
Thức uống không có cồn có thể chỉ loại thức uống có chứa cồn, chẳng hạn như bia và rượu vang, nhưng những loại thức uống này chỉ chứa dưới 5% độ cồn theo thể tích. thức uống không cồn còn bao gồm các loại thức uống đã trải qua quá trình loại bỏ cồn như bia không cồn và rượu đã được khử cồn.
Về khái niệm sinh học
sửaKhi cơ thể con người bị mất nước, nó trải qua cảm giác khát. Cảm giác thèm chất lỏng này dẫn đến nhu cầu cần phải uống theo bản năng. Cơn khát được điều hòa bởi vùng dưới đồi để đáp ứng với những thay đổi tinh tế của mức điện giải trong cơ thể, và cũng là kết quả của sự thay đổi trong thể tích máu lưu thông. Việc loại bỏ hoàn toàn đồ uống, nghĩa là nước, khỏi cơ thể sẽ dẫn đến cái chết nhanh hơn so với việc loại bỏ bất kỳ chất nào khác.[1] Nước và sữa là những thức uống cơ bản của con người trong suốt lịch sử.[1] Nước rất cần thiết cho sự sống nhưng nó cũng là chất có chứa nhiều loại bệnh khác nhau.[2]
Trong quá trình phát triển của xã hội, con người đã phát hiện được các kỹ thuật để tạo ra đồ uống có cồn từ các loài thực vật có sẵn ở các khu vực khác nhau. Bằng chứng khảo cổ sớm nhất về sản xuất rượu vang được tìm thấy tại các địa điểm ở Gruzia (6000 năm trước Công Nguyên) [3][4] và Iran (5000 năm trước Công Nguyên).[5] Bia đã xuất hiện từ thời đại đồ đá mới ở Châu Âu từ 3000 năm trước Công Nguyên[6] và chủ yếu được sản xuất ở quy mô nội địa.[7] Có giả thuyết cho rằng sự phát minh ra bia (và bánh mì) đã làm thay đổi nhận thức của con người và từ đó mà nhân loại có thể phát triển công nghệ và xây dựng nền văn minh của mình[8][9][10], tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh giả thuyết này. Còn trà có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc và nó xuất hiện vào thời nhà Thương (trong giai đoạn từ năm 1500 trước Công Nguyên cho đến năm 1046 trước Công Nguyên), thời điểm này trà được xem là một loại dược liệu.[11]
Lịch sử
sửaVăn hóa uống có một vai trò to lớn trong văn hóa giao tiếp của con người trong suốt nhiều thế kỷ. Ở Hy Lạp cổ đại, một cuộc gặp mặt xã giao với mục đích uống rượu được biết đến với tên gọi là tiệc rượu đêm, ở những buổi tiệc như thế này, mọi người sẽ cùng nhau uống những ly rượu được pha với nước. Mục đích của các buổi tiệc này thường là để tổ chức các cuộc thảo luận nghiêm túc hoặc đơn giản là tìm đến sự khoái lạc. Ở La Mã cổ đại, một khái niệm tương tự về một bữa tiệc cũng xuất hiện thường xuyên trong văn hóa giao tiếp của họ.
Nhiều xã hội thuở sơ khai xem rượu là một món quà từ các vị thần,[12] dẫn đến việc con người thời đó nghĩ ra những vị thần như Dionysos. Các tôn giáo khác thì lại cấm, không khuyến khích hoặc hạn chế đồ uống có cồn vì nhiều lý do khác nhau.
Lời chúc rượu là một cách để tôn vinh một người nào đó hoặc cho thấy thiện chí của mình thông qua việc uống rượu.[12] Một truyền thống khác chính là chiếc cốc yêu thương, được sử dụng trong đám cưới hoặc các lễ kỷ niệm khác như chiến thắng trong một trận đấu thể thao; một nhóm người sẽ cùng uống trong một chiếc thùng lớn cho đến khi cạn thì thôi.[12]
Ở Đông Phi và Yemen, cà phê được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo bản địa. Khi các nghi lễ này mâu thuẫn với những đức tin của nhà thờ Kitô giáo, Giáo hội Ethiopia đã ngăn cấm việc uống cà phê cho đến thời trị vì của Hoàng đế Menelik II.[13] Đồ uống này cũng bị cấm ở Thổ Nhĩ Kỳ dưới triều đại của Ottoman vào thế kỷ 17 vì lý do chính trị[14] bởi họ cho rằng cà phê có liên quan đến các hoạt động chính trị nổi loạn ở châu Âu.
Xem thêm
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thức uống. |
Tham khảo
sửa- ^ a b Cheney, Ralph (tháng 7 năm 1947). “The Biology and Economics of the Beverage Industry”. Economic Botany. 1 (3): 243–275. doi:10.1007/bf02858570. JSTOR 4251857.
- ^ Burnett, John (2012). Liquid Pleasures: A Social History of Drinks in Modern Britain. Routledge. tr. 1–20. ISBN 978-1-134-78879-8.
- ^ Keys, David (ngày 28 tháng 12 năm 2003). “Now that's what you call a real vintage: professor unearths 8,000-year-old wine”. The Independent. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2011.
- ^ Spilling, Michael; Wong, Winnie (2008). Cultures of The World Georgia. tr. 128. ISBN 978-0-7614-3033-9.
- ^ Ellsworth, Amy (ngày 18 tháng 7 năm 2012). “7,000 Year-old Wine Jar”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019.
- ^ [1] Prehistoric brewing: the true story, ngày 22 tháng 10 năm 2001, Archaeo News. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2008
- ^ “Dreher Breweries, Beer-history”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ Mirsky, Steve (tháng 5 năm 2007). “Ale's Well with the World”. Scientific American. 296 (5): 102. Bibcode:2007SciAm.296e.102M. doi:10.1038/scientificamerican0507-102. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2007.
- ^ Dornbusch, Horst (ngày 27 tháng 8 năm 2006). “Beer: The Midwife of Civilization”. Assyrian International News Agency. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2007.
- ^ Protz, Roger (2004). “The Complete Guide to World Beer”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019.
When people of the ancient world realised they could make bread and beer from grain, they stopped roaming and settled down to cultivate cereals in recognisable communities.
- ^ Mary Lou Heiss; Robert J. Heiss (2007). The Story of Tea: A Cultural History and Drinking Guide.
- ^ a b c Katsigris, Costas; Thomas, Chris (2006). The Bar and Beverage Book. John Wiley and Sons. tr. 5–10. ISBN 978-0-470-07344-5.
- ^ Pankhurst, Richard (1968). Economic History of Ethiopia. Addis Ababa: Haile Selassie I University. tr. 198.
- ^ Hopkins, Kate (ngày 24 tháng 3 năm 2006). “Food Stories: The Sultan's Coffee Prohibition”. Accidental Hedonist. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2010.