Thalasseleotrididae là danh pháp khoa học của một họ cá, được thiết lập năm 2012 [1], nguyên trước đây là một phần của họ Eleotridae, và như thế theo truyền thống xếp trong phân bộ Cá bống (Gobioidei) của bộ Cá vược (Perciformes)[2].

Thalasseleotrididae
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Gobiaria
Bộ (ordo)Gobiiformes
Phân bộ (subordo)Gobioidei
Họ (familia)Thalasseleotrididae
Gill & Mooi, 2012
Các chi

Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy bộ Cá vược là không đơn ngành, và toàn bộ phân bộ Cá bống được tách ra để phục hồi lại thành bộ riêng, có quan hệ họ hàng gần với bộ Kurtiformes trong cùng nhánh Gobiaria[3], như thế họ Thalasseleotrididae hiện tại được xếp trong bộ Cá bống (Gobiiformes).

Đặc điểm sửa

Đặc điểm chia sẻ chung duy nhất và cũng là đặc trưng chẩn đoán để định nghĩa họ này là màng kết nối xương móng với xương mang sừng (ceratobranchial) 1 (răng đầu họng).

Các loài của họ Thalasseleotrididae có hình thái đặc trưng của cá bống điển hình với đầu to, hai vây lưng tách biệt, và vây chậu ở vị trí xa hơn về phía trước, cùng cơ thể thuôn dài, có tiết diện hình tròn. Chúng dài 3,3 – 6,5 cm.

So sánh với Eleotridae, họ mà trước đây chúng thuộc về, thì họ Thalasseleotrididae thiếu một số xương trong đai ngực và cấu trúc bộ xương mang cá. Các đặc điểm này từng được nhà ngư học (đồng thời cũng là thái tử Nhật Bản) và ngày nay là thiên hoàng Nhật Bản – vua Akihito - phát hiện trong thập niên 1960 và 1980, nhưng khi đó người ta không đánh giá đúng tầm quan trọng của chúng.

Nguyên nhân mà người ta gán họ này thành nhóm chị em với họ Gobiidae là 5 đặc trưng chia sẻ chung giữa chúng với nhau, liên quan tới hình thái hộp sọ, đai ngực và mang.

Phân loại sửa

Họ này hiện tại chỉ chứa 2 chi với 3 loài cá bống biển sinh sống trong vùng biển nước mặn hay nước lợ ở miền nam AustraliaNew Zealand, ở độ sâu tới 50 m[2].

  • Grahamichthys radiata – cá bống Graham. Sinh sống ở tây nam Thái Bình Dương ven biển thuộc New Zealand, sống đáy ở độ sâu 0 – 50 m. Chiều dài cá trưởng thành khoảng 6,5 cm.
  • Thalasseleotris adela – cá bống biển Australia. Sinh sống trong các rạn san hô, ở độ sâu 1 – 20 m, tại khu vực Ấn Độ Dương – Tây Thái Bình Dương ven biển thuộc miền nam Australia.
  • Thalasseleotris iota – cá bống lùn New Zealand. Sinh sống trong các rạn san hô, ở độ sâu 2 – 34 m, tại tây nam Thái Bình Dương ven biển thuộc New Zealand. Chiều dài cá trưởng thành khoảng 3,3 cm.

Phát sinh chủng loài sửa

Biểu đồ phát sinh chủng loài vẽ theo Betancur và ctv (2013, 2014)[3][4]

 Gobiaria 
 Kurtiformes 

 Kurtidae

 Apogonidae

 Gobiiformes 

 Rhyacichthyidae

 Odontobutidae

 Milyeringidae[5]

 Eleotridae nghĩa mới

 Butidae

  Thalasseleotrididae[1]

 Gobiidae nghĩa mới (gộp cả Kraemeriidae, Microdesmidae, Ptereleotridae, Schindleriidae)

 Gobionellidae

Chú thích sửa

  1. ^ a b Anthony C. Gill & Randall D. Mooi, 2012. Thalasseleotrididae, new family of marine gobioid fishes from New Zealand and temperate Australia, with a revised definition of its sister taxon, the Gobiidae (Teleostei: Acanthomorpha) Lưu trữ 2016-12-24 tại Wayback Machine. Zootaxa 3266: 41–52
  2. ^ a b Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2014). "Thalasseleotrididae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2014.
  3. ^ a b Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2020-11-11 tại Wayback Machine, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288.
  4. ^ Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, M. Miya, G. Lecointre & G. Ortí. 2014. Phylogenetic Classification of Bony Fishes --Version 3 Lưu trữ 2015-08-14 tại Wayback Machine.
  5. ^ Prosanta Chakrabarty, Matthew P. Davis, John S. Sparks. 2012. The First Record of a Trans-Oceanic Sister-Group Relationship between Obligate Vertebrate Troglobites. PLOS One. doi:10.1371/journal.pone.0044083