Thiên hoàng Takakura (高倉天皇Takakura-tennō) (20 tháng 9 năm 1161 - 30 tháng 1 năm 1181) là Thiên hoàng thứ 80 của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống.Triều đại của ông kéo dài từ năm 1168 đến năm 1180[1].

Thiên hoàng Takakura
Cao Thương Thiên hoàng
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng Takakura, Tenshi Sekkan Miei
Thiên hoàng thứ 80 của Nhật Bản
Trị vì4 tháng 9 năm 116818 tháng 3 năm 1180
(11 năm, 196 ngày)
Lễ đăng quang29 tháng 4 năm 1168 (ngày lễ đăng quang)
20 tháng 12 năm 1168 (ngày lễ tạ ơn)
Nhiếp chínhPháp hoàng Go-Shirakawa (trên danh nghĩa)
Taira no Kiyomori (trên thực tế)
Tiền nhiệmThiên hoàng Rokujō
Kế nhiệmThiên hoàng Antoku
Thái thượng Thiên hoàng thứ 26 của Nhật Bản
Tại vị18 tháng 3 năm 1180 – 30 tháng 1 năm 1181
(318 ngày)
Tiền nhiệmThái thượng Thiên hoàng Nijō
Kế nhiệmThái thượng Thiên hoàng Go-Toba
Thông tin chung
Sinh20 tháng 9, 1161
Mất30 tháng 1, 1181(1181-01-30) (19 tuổi)
An táng30 tháng 1 năm 1181
Nochi no Seikanū-ji no Misasagi (Kyoto)
Phối ngẫuTaira no Tokuko
Hậu duệThân vương Tokohito
Thân vương Toyohito
Thân vương Takahira
Công chúa Kiyoko
Hoàng tử Koreaki
Công chúa Isako
Công chúa Noriko
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Go-Shirakawa
Thân mẫuTaira no Shigeko

Tường thuật truyền thống

sửa

Trước khi lên ngôi, ông có tên cá nhân của mình (imina)[2] là Norihito -shinnō (憲仁親王)[3]. Ông cũng được biết đến với tên Nobuhito -shinnō.[4]

Takakura là con trai thứ tư của Pháp hoàng Go-Shirakawa, đồng thời là chú của người tiền nhiệm - Thiên hoàng Rokujō. Mẹ của ông là Taira no Shigeko, em vợ của Taira no Kiyomori. Hoàng hậu của ông là Taira no Tokuko (sau là Thái hậu Kenrei), là em của Thái hậu Shigeko.

Lên ngôi Thiên hoàng

sửa

Năm Nin'an thứ ba ngày 19 tháng 2 âm lịch (tức ngày 9 tháng 4 năm 1168 dương lịch), Thiên hoàng Rokujō bị ông nội mình là Pháp hoàng Go-Shirakawa phế truất khỏi ngai Thiên hoàng, Pháp hoàng đưa người chú của Thiên hoàng Rokujō là Thân vương Nobuhito lên ngôi [5] lấy hiệu là Thiên hoàng Takakura.

Ông là Thiên hoàng rất thương dân. Sau khi lên ngôi, ông thường nhắc lại nhiều lần về phương châm trị nước của mình: "Vua có thể ví với thuyền, dân có thể ví với nước; nước có thể chở thuyền mà cũng có thể lật thuyền"[6]. Ông muốn tự tay mình thi hành phương châm đó trong việc trị dân, nhưng bị phe của cha mình là Pháp hoàng Go-Shirakawahọ Taira đứng đầu là Taira no Kiyomori cha của Hoàng hậu Tokuko, muốn duy trì thực quyền nhiếp chính của mình nên đã ra sức ngăn cản ý định của Thiên hoàng khiến nó không thành.

Năm Jōan thứ hai ngày 10 tháng 2 âm lịch (tức ngày 6 tháng 3 năm 1172 dương lịch), con gái của Kiyomori là Taira no Tokuko trở thành Hoàng hậu của Thiên hoàng Takakura.

Năm Jishō nguyên niên ngày 28 tháng 4 âm lịch (tức 27 tháng 5 nằm 1177 dương lịch), gió lớn làm lửa cháy to ở kinh đô, nhưng được triều đình dập tắt kịp thời.

Năm Jishō thứ hai ngày 2 tháng 6 âm lịch, Hoàng hậu Tokuko hạ sinh một bé trai khiến cho cha bà Kiyomori cực kỳ vui mừng, các triều thần cùng nhau chúc phúc cho Thiên hoàng và Hoàng hậu. Vào tháng sau thì đứa bé được tuyên bố làm trữ quân.

Năm Jishō thứ tư ngày 21 tháng 2 âm lịch (tức 18 tháng 3 năm 1180 dương lịch), Thiên hoàng Takakura thoái vị[7], nhường ngôi cho con trai mới 3 tuổi là Tokohito. Tokohito sẽ lên ngôi Thiên hoàng cuối cùng của Thời kỳ Heian, Thiên hoàng Antoku.

Thoái vị

sửa

Năm Jishō thứ tư ngày 2 tháng 6 âm lịch, sau khi rời ngôi, Takakura lên làm Thượng hoàng. Ông sống cùng với cha (Go-Shirakawa) tại Fukuhara-kyō, đại bản doanh của họ Taira (Tây nam Nhật Bản). Vào tháng 12 cùng năm, hai cha con lại được trở về thủ đô Heian nhưng ít lâu sau, kinh đô bị một cơn lốc tàn phá.

Năm Jishō thứ năm ngày 14 tháng 1 âm lịch (tức 30 tháng 1 năm 1181 dương lịch), Thượng hoàng Takakura tạ thế, hưởng dương 19 tuổi[7]

Kugyō

sửa

Niên hiệu

sửa
  • Nin'an (1166-1169)
  • Kao (1169-1171)
  • Joan (1171-1175)
  • Angen (1175-1177)
  • Jisho (1177-1181)

Gia đình

sửa
  • Hoàng hậu: Taira no Tokuko (平徳子) - sau là Kenrei-mon In. Bà sinh ra Hoàng tử Tokihito (言仁親王) - sau là Thiên hoàng Antoku
  • Shichijō-in (七 条 院), Bōmon Shokushi [hoặc Fujiwara no Shokushi] (坊 門 殖 子, 藤原 殖 子). Bà sinh ra: Hoàng tử Morisada (守貞 親王) - sau đó Go-Takakura In (後 高 倉 院), Hoàng tử Toyohito (茂仁親王) - sau là Thiên hoàng Go-Horikawa, Hoàng tử Takahira (尊成親王) - sau là Thiên hoàng Go-Toba
  • Phu nhân của Rokujō (六条 局), Konoe Michiko / Tsūshi (近衛 通 子)
  • Tòa Lady Azechi? (按察 典 侍), Horikawa Toyoko. Bà này sinh ra: công chúa Kiyoko (潔子内親王) - Saigū của Ise
  • Tòa Lady Shōshō (少将 内侍), Taira no Noriko (平 範 子), sinh ra Hoàng tử Koreaki (惟明親王) (1172-1121), sau đó Hoàng tử và Monk Shōen (聖円入道親王)
  • Lady Sochi (帥 局), con gái của Fujiwara no Kimishige (藤原 公 重) - cựu vú em của Takakura. Bà sinh ra công chúa Isako (功 子 内 親王) - Saigū của Ise
  • Lady của Kogo (小 督 局), con gái của Fujiwara no Shigenori (藤原 成 範). Bà sinh ra công chúa Hanshi / Noriko (範 子 内 親王), Bạc Phu nhân (坊 門 院)

Tham khảo

sửa
  1. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du Japon, pp 195-200. Brown, Delmer et al. (1979). Gukanshō, pp 330-333. Varley, H. Paul. (1980). Jinno Shōtōki. pp. 212-214.
  2. ^ Brown, trang 264.
  3. ^ Titsingh, p. 195; Varley, p. 212.
  4. ^ Brown, p. 329.
  5. ^ Titsingh, p. 195; Varley, p. 44.
  6. ^ Nguyên văn câu nói này là của Tuân Tử. Ông nói: "Quân giả chu dã, thứ nhân giả thủy dã; thủy tắc tái chu, thủy tắc phúc chu". Sau này vua Đường Thái Tông (thế kỷ VII) nhắc lại và lấy làm phương châm trị quốc. Xem lại trong Trinh Quán chính yếu, quyển 4
  7. ^ a b Kitagawa, p. 784.