Thuốc chống đông

hoá chất

Thuốc chống đông máuchất hóa học có tác dụng ngăn chặn hay làm giảm sự đông máu của máu, kéo dài thời gian hình thành cục máu đông. Một số có trong tự nhiên ở các động vật hút máu như đỉamuỗi, giúp chúng giữ những vết cắn không bị đông máu đủ dài để chúng có thể hút máu ra. Thuốc chống đông máu được sử dụng trong điều trị các rối loạn đông máu. Thuốc chống đông đường uống (OACs) được thực hiện kê dưới dạng viên nhộng hoặc viên nén, và thuốc tiêm được sử dụng trong bệnh viện. Một số thuốc chống đông máu đang sử dụng thiết bị y tế, như ống nghiệm, túi truyền máu, và thiết bị lọc máu.

Antithrombotic agents
Loại thuốc
Class identifiers
Mã ATCB01
Liên kết ngoài
MeSHD00534-class
Tại Wikidata


Thuốc chống đông thường gặp bao gồm warfariniheparin.[1]

Tác dụng phụ

sửa

Bệnh nhân trên 80 tuổi đặc biệt dễ gặp biến chứng chảy máu, với một tỷ lệ 13% mỗi năm.[2] Thiếu vitamin K trong máu do coumadin làm tăng nguy cơ vôi hóa động mạch và vôi hóa van tim, đặc biệt là nếu có quá nhiều vitamin D.[3] Trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp ảnh hưởng wafarin trên bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối và rung nhĩ chỉ ra không có nguy cơ gia tăng tỷ lệ đột quỵ với người sử dụng, nhưng tăng nguy cơ chảy máu, so với các phương pháp điều trị thay thế (aspirin, dabigatran, rivaroxaban) hoặc không sử dụng wafarin.[4] Mặc dù sự tuân thủ kém liệu trình điều trị chống đông trị tương quang với nguy cơ cao của đột quỵ ở những bệnh nhân nguy cơ cao (ví dụ bệnh nhân có chỉ số CHA2DS2 - VASc≥2), những lợi ích của thuốc chống đông máu có thể không lớn hơn nguy cơ với bệnh nhân có điểm CHA2DS2 VASc 1 hoặc 0.[5]



Tham khảo

sửa
  1. ^ Ron Winslow; Avery Johnson (10 tháng 12 năm 2007). “Race Is on for the Next Blood Thinner”. Wall Street Journal. tr. A12. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2008. ...in a market now dominated by one of the oldest mainstay pills in medicine: the blood thinner warfarin. At least five next-generation blood thinners are in advanced testing to treat or prevent potentially debilitating or life-threatening blood clots in surgery and heart patients. First candidates could reach the market in 2009.
  2. ^ Hylek EM, Evans-Molina C, Shea C, Henault LE, Regan S (2007). “Major hemorrhage and tolerability of warfarin in the first year of therapy among elderly patients with atrial fibrillation”. Circulation. 115 (21): 2689–96. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.106.653048. PMID 17515465.
  3. ^ Adams J, Pepping J (1 tháng 8 năm 2005). “Vitamin K in the treatment and prevention of osteoporosis and arterial calcification” (PDF). American Journal of Health-System Pharmacy. 62 (15): 1574–81. doi:10.2146/ajhp040357. PMID 16030366. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012.
  4. ^ Tan, Jingwen; Liu, Shuiqing; Segal, Jodi B.; Alexander, G. Caleb; McAdams-DeMarco, Mara (21 tháng 10 năm 2016). “Warfarin use and stroke, bleeding and mortality risk in patients with end stage renal disease and atrial fibrillation: a systematic review and meta-analysis”. BMC Nephrology. 17: 157. doi:10.1186/s12882-016-0368-6. ISSN 1471-2369.
  5. ^ Yao, Xiaoxi; Abraham, Neena S.; Alexander, G. Caleb; Crown, William; Montori, Victor M.; Sangaralingham, Lindsey R.; Gersh, Bernard J.; Shah, Nilay D.; Noseworthy, Peter A. (1 tháng 2 năm 2016). “Effect of Adherence to Oral Anticoagulants on Risk of Stroke and Major Bleeding Among Patients With Atrial Fibrillation”. Journal of the American Heart Association (bằng tiếng Anh). 5 (2): e003074. doi:10.1161/JAHA.115.003074. ISSN 2047-9980. PMC 4802483. PMID 26908412.