Tiếng Akan là một ngôn ngữ Tano Trung, là ngôn ngữ chính của người AkanGhana.[3] Khoảng 80% dân cư Ghana có thể nói tiếng Akan,[3] trong đó khoảng 44% người Ghana là người bản ngữ.[3] Nó cũng được nói tại vài phần của Bờ Biển Ngà.[3]

Tiếng Akan
Akan
Sử dụng tạiGhana
Tổng số người nóiGhana: 10,47 triệu,
9,03 triệu khi chưa tính tiếng Abron & Wasa
(2010)[1]
Dân tộcNgười Akan
Phân loạiNiger-Congo
Hệ chữ viếtLatinh (Twi, Fante)
Hệ chữ nổi tiếng Twi
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Không có.
— Ngôn ngữ chính phủ hỗ trợ ở Ghana
Quy định bởiUỷ ban chữ viết Akan
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1ak
ISO 639-2aka
ISO 639-3tùy trường hợp:
abr – Abron
fat – Fanti
twi – Twi
wss – Wasa
Glottologakan1251  Akanic[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Ba phương ngữ Akan phát triển thành ba dạng chuẩn văn học với phép chính tả riêng: Asante, Akuapem (gọi chung là Twi), và Fante. Dù thông hiểu lẫn nhau ở dạng nói, ở dạng viết, người dùng dạng chuẩn này có thể gặp trở ngại với dạng chuẩn khác. Năm 1978, Uỷ ban chữ viết Akan (AOC) tạo lập một hệ chứ viết dùng chung cho mọi người nói tiếng Akan - từ đó trở thành phương tiện giảng dạy cấp tiểu học cho người Akan cũng như người nói các ngôn ngữ Tano khác (Akyem, Sehwi, Fante, Ahanta, Guang)[4]. Uỷ ban chữ viết Akan đã làm việc để tạo ra một chữ viết chuẩn.

Lịch sử sửa

Trong lịch sử, người Akan sống ở Ghana di cư thành nhiều đợt liên tiếp từ thế kỷ 11 đến 18. Người Akan còn sinh sống ở miền đông Bờ Biển Ngà và một phần Togo.[4]

Mối quan hệ với các ngôn ngữ Tano Trung khác sửa

Tiếng Akan là một cụm phương ngữ gồm Twi, Fante, Abron và Wasa.[5] Nhóm phương ngữ Akan nằm trong nhóm ngôn ngữ Tano Trung,[6] bao gồm 8 ngôn ngữ riêng biệt nữa. Ethnologue đặt cơ sở phân loại dựa trên mức độ thông hiểu lẫn nhau cũng như mức tương đồng từ vựng, lấy thông tin từ nhiều nguồn.[7] Tuy nhiên, không phải lúc nào Ethnologue cũng dẫn nguồn và phân loại của họ không "tĩnh" (có thể thay đổi).

Âm vị học sửa

Vì các phương ngữ Akan khác nhau đôi chút về mặt âm vị, phương ngữ Asante sẽ là đại diện cho tiếng Akan. Tiếng Asante, như mọi phương ngữ Akan, có sự vòm hoá, hài hoà nguyên âmthanh điệu chạy bậc thang.

Phụ âm sửa

Trước nguyên âm trước, tất cả phụ âm tiếng Asante được vòm hoá (hay môi-vòm hoá), âm tắc tắc xát hoá ở mức nào đó. Tập hợp tha âm của /n/ khá phức tạp.

Trong phương ngữ Asante, /ɡu/ đứng trước nguyên âm đọc là /ɡʷ/, trong phương ngữ Akuapem, nó vẫn là /ɡu/. Cụm /nh/ đọc là [ŋŋ̊].

Môi Chân răng Mặt lưỡi Môi hoá
Mũi thường m ⟨m⟩ /n/ [ŋ, ɲ, ɲĩ] ⟨n, ngi⟩ /nʷ/ [ŋːʷ, ɲᶣĩ] ⟨nw, nu⟩
gấp đôi /nː/ [ŋː, ɲːĩ] ⟨ng, nyi, nnyi⟩ /nːʷ/ [ɲːᶣĩ] ⟨nw⟩
Tắc vô thanh /p/ [pʰ] ⟨p⟩ /t/ [tʰ, tçi] ⟨t, ti⟩ /k/ [kʰ, tɕʰi~cçʰi] ⟨k, kyi⟩ /kʷ/ [tɕᶣi] ⟨kw, twi⟩
hữu thanh b ⟨b⟩ d ⟨d⟩ /g/ [, dʑi~ɟʝi] ⟨g, dw, gyi⟩ /ɡʷ/ [dʑᶣi] ⟨gw, dwi⟩
Xát f ⟨f⟩ s ⟨s⟩ /h/ [çi] ⟨h, hyi⟩ /hʷ/ [çᶣi] ⟨hw, hwi⟩
Khác /r/ [ɾ, r, ɽ] ⟨r⟩ /w/ [ɥi] ⟨w, wi⟩

Nguyên âm sửa

Các phương ngữ Akan có 14-15 nguyên âm: 4-5 nguyên âm "căng" (gốc lưỡi tiến, +ATR), 5 nguyên âm "lơi" (gốc lưỡi rụt, −ATR) (không được thể hiện đầy đủ khi viết), 5 nguyên âm mũi (không được thể hiện khi viết). Cả 14 nguyên âm này được thể hiện rõ ràng trong bảng chữ cái thời Bờ Biển Vàng.

Ký tự +ATR −ATR
i /i̘/ [i̘]
e /e̘/ [e̘] /i/ [ɪ~e]
ɛ /e/ [ɛ]
a [æ~ɐ] /a/ [a]
ɔ /o/ [ɔ]
o /o̘/ [o̘] /u/ [ʊ~o]
u /u̘/ [u̘]

Sự hài hoà ATR sửa

Nguyên âm Twi hoạt động theo một dạng hài hoà nguyên âm dựa trên vị trí gốc lưỡi.

  1. Nguyên âm −ATR, khi theo sau là nguyên âm phi vừa +ATR, trở thành +ATR. Điều này thường được thể hiện ra khi viết: tức là, e ɛ a ɔ o trở thành i e a o u.
  2. Sau nguyên âm −ATR phi đóng /e a o/, nguyên âm vừa +ATR /e̘ o̘/ trở thành nguyên đóng −ATR /i u/. Điều này không được thể hiện khi viết, do hai cặp âm đều viết là ⟨e o⟩, và trong nhiều phương ngữ, hai cặp âm này đã hợp nhất.

Thanh điệu sửa

Tiếng Twi có ba thanh âm vị, cao (/H/), vừa (/M/), thấp (/L/). Âm tiết đầu tiên trong từ chỉ có thể mang thanh cao hay thấp.

Nền văn học sửa

Tiếng Akan có nền văn học giàu về ca dao tục ngữ, truyện ngụ ngôn, tuồng kịch truyền thống, cũng như một nền văn học mới với kịch diễn, truyện ngắn, tiểu thuyết.[8] Nền văn học dân gian bắt đầu được ghi chép từ thập niên 1800.[9] Về sau, Joseph Hanson Kwabena Nketia biên soạn một số tập cao dao và truyện ngụ ngôn, gồm Funeral Dirges of the Akan People (1969); Folk Songs of Ghana (1963); Akan Poetry (1958). Một số tác giả sáng tác bằng tiếng Akan là A. A. Opoku (kịch gia), E. J. Osew (kịch gia), K. E. Owusu (tiểu thuyết gia) và R. A. Tabi (kịch gia-tiểu thuyết gia).[8] Cục Ngôn ngữ Ghana đang gặp trở ngại trong việc ấn hành tiểu thuyết tiếng Akan.[10]

Giáo dục sửa

Tiểu học sửa

Năm 1978, Ủy ban chữ viết Akan đã thiết lập một hệ chữ viết chung cho tất cả phương ngữ Akan, được sử dụng làm phương tiện giảng dạy ở trường tiểu học.[11][12]

Đại học sửa

Tiếng Akan được nghiên cứu, giảng dạy tại một vài trường đại học lớn ở Hoa Kỳ, bao gồm Đại học Ohio, Đại học bang Ohio, Đại học Wisconsin-Madison, Đại học Harvard, Đại học Boston, Đại học Indiana, Đại học MichiganĐại học Florida. Tiếng Akan là ngôn ngữ học châu Phi thường gặp trong chương trình thường niên của Viện ngôn ngữ châu Phi hợp tác Mùa hè (SCALI).[13]

Tham khảo sửa

  1. ^ http://data.un.org/Data.aspx?q=Ghana+language&d=POP&f=tableCode%3a27%3bcountryCode%3a288%3brefYear%3a2010%3bareaCode%3a0%3bsexCode%3a0&c=10,12,14,16&s=datum:desc&v=1
    The following entries represent Akan speakers: Asante, Fante, Boron (Brong), Akyem, Akuapem, Kwahu, Wasa, Asen (Assin), Denkyira, Agona, Ahafo, Aowin, Akwamu, Evalue & Akan nec.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Akanic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ a b c d “Akan (Twi) at Rutgers”. Rutgers University. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ a b “Akan people /Britannica”.
  5. ^ “Akan Subgroups”. Ethnologue. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2015.
  6. ^ “Central Tano Subgroups”. Ethnologue. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2015.
  7. ^ “Language Information”. Ethnologue. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2015.
  8. ^ a b Nina Pawlak, "Akan Folk Literature and the Beginning of Writing in Twi," Literatures in African Languages: Theoretical Issues and Sample Surveys by B. W. Andrzejewski and S. Pilaszewicz, 128-157 (Cambridge University Press, 2010).
  9. ^ J G Christaller, Twi mmebuse̲m, mpensã-ahansĩa mmoaano. A collection of three thousand and six hundred Tshi proverbs, in use among the Negroes of the Gold Coast speaking the Asante and Fante language, collected, together with their variations, and alphabetically arranged,The Basel German Evangelical Missionary Society, 1879.
  10. ^ “BGL starved of cash, idle for a decade”. myjoyonline. ngày 5 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2015.
  11. ^ Akan language.
  12. ^ Guerini, Federica (2006). Language The Alternation Strategies in Multilingual Settings. Peter Lang. tr. 100. ISBN 0-82048-369-9.
  13. ^ “Akan – Languages”. amesall.rutgers.edu.

Tài liệu sửa

  • kasahorow Editors (2005), Modern Akan: A concise introduction to the Akuapem, Fanti and Twi language. kasahorow, Accra. ISBN 9988-0-3767-8
  • Dolphyne, Florence Abena (1988), The Akan (Twi-Fante) Language: Its Sound Systems and Tonal Structure. Ghana Universities Press, Accra. ISBN 9964-3-0159-6
  • F.A. Dolphyne (1996) A Comprehensive Course in Twi (Asante) for the Non-Twi Learner. Ghana University Press, Accra. ISBN 9964-3-0245-2.
  • William Nketia (2004) Twi für Ghana:; Wort für Wort. Reise Know-How Verlag, Bielefeld. ISBN 3-89416-346-1. (In German)
  • Obeng, Samuel Gyasi. (2001). African anthroponymy: An ethnopragmatic and norphophonological study of personal names in Akan and some African societies. LINCOM studies in anthropology 08. Muenchen: LINCOM Europa. ISBN 3-89586-431-5.
  • J.E. Redden and N. Owusu (1963, 1995). Twi Basic Course. Foreign Service Institute (Hippocrene reprint). ISBN 0-7818-0394-2

Liên kết ngoài sửa

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Bờ Biển Ngà Bản mẫu:Ngữ hệ Niger-Congo