Tiếng Ga là một ngôn ngữ Kwa được nói ở Ghana (khu vực thủ đô Accra). Nó có sự phân biệt âm vị giữa 3 độ dài nguyên âm.

Tiếng Ga
Phát âm[ɡã]
Khu vựcĐông Nam Ghana, khu vực Accra
Tổng số người nói745.000[1]
Dân tộcngười Ga
Phân loạiNiger-Congo
Hệ chữ viếtchữ Latinh (Bảng chữ cái Ga)
Ga Braille
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Ghana
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2gaa
ISO 639-3gaa
Glottologgaaa1244[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Samuel nói tiếng Gã, thường viết là "Ga"

Phân loại sửa

Tiếng Ga thuộc ngữ hệ Niger-Congo. Nó liên quan rất chặt chẽ với tiếng Adangme và cùng nhau tạo thành nhánh Ga-Dangme trong nhóm ngôn ngữ Kwa.

Tiếng Ga là ngôn ngữ chính của người Ga, một nhóm dân tộc của Ghana.

Phân bố địa lý sửa

Tiếng Ga được nói ở khu vực thủ đô Accra, đông nam Ghana. Nó có tương đối ít các phương ngữ. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Ghana, tiếng Ga là một trong 16 ngôn ngữ mà Cục Ngôn ngữ Ghana xuất bản tài liệu.

Hệ thống chữ viết sửa

Tiếng Ga được viết lần đầu tiên vào khoảng năm 1764, bởi Christian Jacob Protten (1715-1769), con trai của một người lính Đan Mạch và một phụ nữ Ga.[3][4][5][6] Protten là một nhà truyền giáo và nhà giáo dục Moravian người Bờ biển vàng Âu-Phi ở thế kỷ 18. Vào giữa những năm 1800, nhà truyền giáo Đức, Johannes Zimmermann (1825-1876), với sự hỗ trợ của các nhà sử học Gold Coast, Carl Christian Reindorf (1834-1917) và những người khác, làm việc rộng rãi về ngữ pháp của ngôn ngữ, xuất bản một cuốn từ điển và dịch toàn bộ Kinh thánh ra ngôn ngữ Ga.[7][8][9][10] Bảng chữ cái đã được sửa đổi một số lần kể từ năm 1968, với đánh giá gần đây nhất vào năm 1990.

Hệ thống chữ viết là một bảng chữ cái dựa trên bảng chữ cái Latinh và có 26 chữ cái. Nó có ba ký hiệu chữ cái thêm vào tương ứng với các ký hiệu IPA. Ngoài ra còn có mười một âm đôi và hai âm ba. Độ dài nguyên âm được biểu thị bằng cách nhân đôi hoặc nhân ba kí tự nguyên âm, ví dụ 'a', 'aa' và 'aaa'. Thanh điệu không được biểu thị. Âm mũi được đại diện sau phụ âm âm miệng, nơi nó phân biệt giữa các cặp đối lập tối thiểu.

Bảng chữ cái Ga gồm: Aa, Bb, Dd, Ee, Ɛɛ, Ff, Gg, Hh, Ii, Jj, Kk, Ll, Mm, Nn, Ŋŋ, Oo, Ɔɔ, Pp, Rr, Ss, Tt, Uu, Vv, Ww, Yy, Zz

Các chữ cái sau đây biểu thị các âm thanh không tương ứng với cùng một chữ cái với ký hiệu IPA (ví dụ: B đại diện cho /b/):

  • J j - /d͡ʒ/
  • Y y - /j/

Âm đôi và âm ba:

  • Gb gb - /ɡb/
  • Gw gw - /ɡʷ/
  • Hw hw - /hʷ/
  • Jw jw - /d͡ʒʷ/
  • Kp kp - /kp/
  • Kw kw - /kʷ/
  • Ny ny - /ɲ/
  • M m - /ŋm/
  • Ŋw w - [ŋʷ] (một tha âm hơn là âm vị)
  • Sh sh - /ʃ/
  • Ts ts - /t͡ʃ/
  • Shw shw - /ʃʷ/
  • Tsw tsw - /t͡ʃʷ/

Chú thích sửa

  1. ^ “Ga”. www.ethnologue.com. EthnologuePrint. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2016.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Ga”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Smith, Noel. “Christian Jacob Protten”. dacb.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  4. ^ Dreydoppel, Otto. “Christian Jacob Protten”. dacb.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  5. ^ Sebald, Peter (1994). “Christian Jacob Protten Africanus (1715-1769) - erster Missionar einer deutschen Missionsgesellschaft in Schwarzafrika”. Kolonien und Missionen. (bằng tiếng Đức): 109–121.
  6. ^ “This Month in Moravian History: Christian Protten - Missionary to the Gold Coast of Africa” (PDF). Moravian Archives. Bethlehem, PA. (74). tháng 6 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
  7. ^ “Johannes Zimmerman”. dacb.org (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2017.
  8. ^ “Zimmermann, Johannes – Life and work – Johannes-Rebmann-Stiftung”. www.johannes-rebmann-stiftung.de (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2017.
  9. ^ Reindorf, Carl Christian (1895). History of the Gold Coast and Asante, Based on Traditions and Historical Facts: Comprising a Period of More Than Three Centuries from about 1500 to 1860 (bằng tiếng Anh). The author.
  10. ^ Reindorf, Carl Christian (ngày 21 tháng 4 năm 2018). History of the Gold Coast and Asante (Classic Reprint) (bằng tiếng Anh). LULU Press. ISBN 9781330819852.

Nguồn tham khảo sửa

  • M. E. Kropp Dakubu biên tập (1977). West African Language Data Sheets Vol 1. West African Linguistic Society.
  • M. E. Kropp Dakubu biên tập (1988). The Languages of Ghana. London: Kegan Paul International for the International African Institute. ISBN 0-7103-0210-X.
  • M. E. Kropp Dakubu (1999). Ga-English dictionary with English-Ga Index. Accra: Black Mask Ltd. ISBN 9964-960-50-6.
  • M. E. Kropp Dakubu (2002). Ga Phonology. Legon: Institute of African Studies, University of Ghana.
  • Bureau of Ghana Languages (1995). Ga Wiemɔ Kɛ Ŋmaa. Accra:Bureau of Ghana Languages. ISBN 9964-2-0276-8.
  • A. A. Amartey (1989). Beginners' Ga. Ga Society.

Liên kết ngoài sửa

Bản mẫu:Ngữ hệ Niger-Congo