Tiếng Hiligaynon, cũng được gọi là Tiếng Ilonggo là ngôn ngữ của cư dân vùng Tây Visayas của Philippines.

Tiếng Hiligaynon
Sử dụng tại Philippines
Khu vựcVisayasMindanao
Tổng số người nóiTổng cộng 11 triệu người (ngôn ngữ thứ nhất: 7 triệu người; ngôn ngữ thứ hai: 4 triệu người)ngôn ngữ bản địa được dùng nhiều thứ 3 tại Philippines[1]
Phân loạiNam Đảo
Hệ chữ viếtLatin
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Ngôn ngữ địa phương của Philippines
Quy định bởiHội đồng ngôn ngữ Philippines
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2hil
ISO 639-3hil

Tiếng Hiligaynon là thành viên của nhóm ngôn ngữ Philippine trong ngữ tộc Malay-Polynesia thuộc Ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng Hiligaynon đứng thứ 4 về số người sử dụng như tiếng mẹ đẻ và đứng thứ 3 về tổng số người sử dụng ở đất nước này.

Ngôn ngữ này được gọi là "Ilonggo" ở hai tỉnh xuất xứ của mình là IloiloNegros Occidental. Mặc dù có nhiều tranh cãi, nhưng rõ ràng cách dùng này sẽ khiến mọi người liên tưởng đây chỉ là ngôn ngữ bản địa ở tỉnh Iloilo. Chính thức ngôn ngữ này được gọi là Hiligaynon.

Phân bổ

sửa

Những người sử dụng ngôn ngữ này tập trung tại tỉnh Iloilo và tỉnh Negros Occidental, như cũng xuất hiện tại các tỉnh khác trên đảo Panay như Capiz hay Antique, AklanGuimaras. Ngoài ra, ngôn ngữ này cũng được sử dụng ở nhiều nơi ở Mindanao như thành phố Koronadal, tỉnh Nam Cotabato, Sultan Kudarat và nhiều phần của tỉnh Cotabato. Ngôn ngữ này còn là ngôn ngữ thứ hai của những người nói tiếng Karay-a ở tỉnh Antique, người nói tiếng Aklanontiếng Malaynon ở tỉnh Aklan, người nói tiếng Cebuano ở tỉnh Siquijor và người nói tiếng Capiznon ở tỉnh Capiz.

Tiếng Hiligaynon là ngôn ngữ bản địa của khoảng 7 triệu người trong và ngoài Philippines và có khoảng 4 triệu người khác có khả năng sử dụng ở mức độ thành thạo.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Philippine Census, 2000. Table 11. Household Population by Ethnicity, Sex and Region: 2000
  • English-Tagalog Ilongo Dictionary (2007) by Tomas Alvarez Abuyen, National Book Store. ISBN 971-08-6865-9.

Liên kết ngoài

sửa