Tiếng Salar (hay tiếng Tát Lạp) là một ngôn ngữ Turk được nói bởi người Salar, một dân tộc chủ yếu sống ở các tỉnh Thanh HảiCam TúcTrung Quốc; một số cũng sống ở Ili, Tân Cương. Đây là một ngoại lệ phía đông của nhóm Oghuz: các ngôn ngữ Oghuz khác (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Azerbaijan, tiếng Turkmen) được sử dụng chủ yếu ở Tây-Trung Á. Số người Salar là khoảng 105.000 người, khoảng 70.000 người[6] (2002) nói tiếng Salar; trong đó, dưới 20.000 người đơn ngữ.

Tiếng Salar
Salırça
撒拉语
Sử dụng tạiTrung Quốc
Khu vựcThanh Hải, Cam Túc, Tân Cương
Tổng số người nói70.000
Phân loạiTurk
Phương ngữ
Ili Salar
Gaizi (Jiezi)
Mengda
Hệ chữ viếtchữ Latinh dựa trên chữ Turkchữ Hán
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Trung Quốc
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3slr
Glottologsala1264[5]
ELPSalar
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Theo truyền thống Salar và biên niên sử Trung Quốc, người Salar là hậu duệ của bộ tộc Salur, thuộc bộ tộc Turk Oghuz của Tây Đột Quyết. Trong triều đại nhà Đường, bộ tộc Salur cư trú bên trong biên giới Trung Hoa và kể từ đó sống ở khu vực biên giới Thanh Hải-Cam Túc.[7][8] Tiếng Salar đương đại có một số ảnh hưởng từ tiếng Trung Quốc và tiếng Tạng Amdo.

Tình trạng sửa

Tiếng Salar là ngôn ngữ chính thức ở hầu khắp các khu vực tự trị của Salar. Các khu vực tự trị như vậy là huyện tự trị Tát Lạp Tuần Hóahuyện tự trị Bảo An, Đông Hương và Tát Lạp Tích Thạch Sơn.

Ili Salar sửa

Tiếng Ili Salar
Xinjiang Salar
Western Salar
Salar sözin
Sử dụng tạiTrung Quốc
Khu vựcIli, Tân Cương
Tổng số người nói4,000
Phân loạiTurk
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3Không
GlottologKhông có
ELPSalar

Người Salar di chuyển về phía tây đến Tân Cương từ Thanh Hải vào đầu thế kỷ 18 do tranh chấp tôn giáo.

Âm vị học sửa

Âm vị học tiếng Salar chịu ảnh hưởng bởi tiếng Tạng và tiếng Trung Quốc. Ngoài ra, /k, q//ɡ, ɢ/ đã trở thành các âm vị riêng biệt do vay mượn, giống như trong các ngôn ngữ Turk khác.[9]

Nguyên âm tiếng Salar giống như trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, với các nguyên âm sau /a, ɯ, o, u/ và các nguyên âm trước tương ứng /e, i, ø, y/.[9]

Mặc dù tiếng Salar là một ngôn ngữ Oghuz, nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ phi Oghuz khác như Chagatai,[10] Turk Tây Bắc và Turk Đông Nam.[11]

Ảnh hưởng từ tiếng Trung Quốc và tiếng Tạng sửa

Ở Thanh Hải (Amdo), tiếng Salar chịu ảnh hưởng đáng kể từ tiếng Trung và tiếng Tây Tạng.[12] Mặc dù có nguồn gốc Turk, các cấu trúc ngôn ngữ chính đã được hấp thụ từ tiếng Trung Quốc. Khoảng 20% từ vựng có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc và 10% cũng có nguồn gốc từ tiếng Tạng. Tuy nhiên, chính sách của chính phủ Cộng sản Trung Quốc đã cố tình che đậy những ảnh hưởng này trong các nghiên cứu ngôn ngữ học, cố gắng nhấn mạnh yếu tố Turk và hoàn toàn bỏ qua yếu tố tiếng Trung Quốc trong ngôn ngữ Salar.[13] Tiếng Salar vay mượn và chịu ảnh hưởng từ các phương ngữ tiếng Trung Quốc gần kề.[14] Ngược lại, các phương ngữ tiếng Trung Quốc cũng hấp thụ các từ vay mượn từ tiếng Salar.

Ở Thanh Hải, nhiều người Salar nói cả hai phương ngữ của tiếng Trung Quốc và tiếng Salar. Người Salar nông thôn có thể nói tiếng Salar trôi chảy trong khi người ở thành thị thường đồng hóa với cư dân Hồi nói tiếng Trung Quốc.[9]

Hệ thống chữ viết sửa

Người Salar chủ yếu sử dụng tiếng Trung cho mục đích viết trong khi sử dụng tiếng Salar để nói.[15][16][17]

Tiếng Salar không có chữ viết chính thức, nhưng đôi khi nó được viết bằng chữ Ả Rập.[18] Một số người Salar dùng chữ Latinh và một số người Salar khác không dùng chữ Latinh mà sử dụng chữ Hán để thay thế.[19] Việc thiếu chữ viết chính thức đã khiến hầu hết người Salar sử dụng hệ thống chữ viết tiếng Trung Quốc.[20]

Người trẻ Salar cũng đã bắt đầu sử dụng hệ chữ Salar dựa trên chính tả các ngôn ngữ Turk, được sử dụng khá phổ biến trên Internet. Có hai biến thể chính được sử dụng là TB30 và TB31. Chữ viết Ả Rập vẫn còn phổ biến với người Salar; các tài liệu tiếng Salar viết bằng chữ Ả Rập đã được phát hiện, có niên đại hàng thế kỷ.[21]

Grigory Potanin đã sử dụng bảng chữ cái Kirin để ghi lại bảng thuật ngữ về tiếng Salar,[22][23][24] tiếng Tây Yugurtiếng Đông Yugur[25][26][27][28] trong cuốn sách tiếng Nga năm 1893 của ông Тангутско-Тибетская окраина Китая и Центральная Монголія: путешествіе với sự hỗ trợ của Vasily Radlov.[29]

William Woodville Rockhill đã tạo một bảng chú giải thuật ngữ tiếng Salar trong cuốn sách Diary of a Journey through Mongolia and Tibet in 1891 and 1892 (hoàn thiện năm 1894) bằng cách sử dụng bảng chữ cái Latinh dựa trên hệ thống Latinh hóa Wade–Giles được sử dụng cho tiếng Trung Quốc.[30][31][32]

TB30 sửa

Aa Bb Cc Çç Dd Ee Ff Gg

Ğğ Hh İi Iı Kk Ll Mm Nn Ññ

Oo Öö Pp Qq Rr Ss Şş Tt

Uu Üü Yy Vv Zz

Tham khảo sửa

  1. ^ Concise Encyclopedia of Languages of the World. Contributors Keith Brown, Sarah Ogilvie . Elsevier. 2010. tr. 1109. ISBN 978-0080877754. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  2. ^ Olson, James Stuart (1998). An Ethnohistorical Dictionary of China. Greenwood Publishing Group. tr. 297. ISBN 978-0313288531. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.
  3. ^ Roos, Marti (1998). “Preaspiration in Western Yugur monosyllables”. Trong Johanson, Lars (biên tập). The Mainz Meeting: Proceedings of the Seventh International Conference on Turkish Linguistics, August 3–6, 1994. Turcologica Series. Contributor Éva Ágnes Csató. Otto Harrassowitz Verlag. tr. 28. ISBN 978-3447038645. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.
  4. ^ Martí, Fèlix; và đồng nghiệp (2005). Words and worlds: world languages review . Multilingual Matters. tr. 123. ISBN 978-1-85359-827-2. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2011.
  5. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Salar”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  6. ^ Ethnologue.com:report for language code:slr
  7. ^ Erdal, Marcel; Nevskaya, Irina biên tập (2006). Exploring the Eastern Frontiers of Turkic. 60 of Turcologica Series. Otto Harrassowitz Verlag. tr. xi. ISBN 978-3447053105. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.
  8. ^ “China's Minority Peoples - The Salars”. Cultural-china.com. Cultural China. 2007–2014. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ a b c Dwyer (2007)
  10. ^ Turkic Languages, Volumes 1–2. Harrassowitz Verlag. 1998. tr. 50, 55, 62. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.
  11. ^ Johanson, Lars; Csató, Éva biên tập (1998). The Turkic Languages. 60 of Turcologica Series . Taylor & Francis. tr. 400. ISBN 978-0415082006. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.
  12. ^ Johanson, Lars; Utas, Bo biên tập (2000). Evidentials: Turkic, Iranian and Neighbouring Languages. 24 of Empirical approaches to language typology. Walter de Gruyter. tr. 58. ISBN 978-3110161588. ISSN 0933-761X. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.
  13. ^ William Safran (1998). William Safran (biên tập). Nationalism and ethnoregional identities in China. 1 of Cass series—nationalism and ethnicity . Psychology Press. tr. 72. ISBN 978-0-7146-4921-4. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  14. ^ Raymond Hickey (2010). Raymond Hickey (biên tập). The Handbook of Language Contact . John Wiley and Sons. tr. 664. ISBN 978-1-4051-7580-7. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  15. ^ Guo, Rongxing (2012). Understanding the Chinese Economies. Academic Press. tr. 39. ISBN 978-0123978264. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
  16. ^ “The Salar Nationality”. cultural-china.com. Cultural China. 2007–2014. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
  17. ^ “China's Minority Peoples – The Salars”. cultural-china.com. Cultural China. 2007–2014. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
  18. ^ Ainslie Thomas Embree, Robin Jeanne Lewis (1988). Ainslie Thomas Embree (biên tập). Encyclopedia of Asian history, Volume 4 (ấn bản 2). Scribner. tr. 154. ISBN 978-0-684-18901-7. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.(Original from the University of Michigan)
  19. ^ William Safran (1998). William Safran (biên tập). Nationalism and ethnoregional identities in China. 1 of Cass series—nationalism and ethnicity . Psychology Press. tr. 77. ISBN 978-0-7146-4921-4. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
  20. ^ Thammy Evans (2006). Great Wall of China: Beijing & Northern China . Bradt Travel Guides. tr. 42. ISBN 978-1-84162-158-6. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
  21. ^ Dwyer (2007:91)
  22. ^ Potanin, Grigory Nikolayevich (Григорий Николаевич Потанин) (1893). Tangutsko-Tibetskaya okraina Kitaya i Tsentralnaya Mongoliya: puteshestvie G.N. Potanina 1884–1886 Тангутско-Тибетская окраина Китая и Центральная Монголія: путешествіе Г.Н. Потанина 1884–1886. Typ. A. S. Suvoryna. tr. 1–.
  23. ^ Potanin, Grigory Nikolayevich (Григорий Николаевич Потанин) (1893). Tangutsko-Tibetskaya okraina Kitaya i Tsentralnaya Mongoliya: puteshestvie G.N. Potanina 1884–1886 Тангутско-Тибетская окраина Китая и Центральная Монголія: путешествіе Г.Н. Потанина 1884–1886. Typ. A. S. Suvoryna. tr. 426–.
  24. ^ Potanin, Grigory Nikolayevich (Григорий Николаевич Потанин) (1893). Tangutsko-Tibetskaya okraina Kitaya i Tsentralnaya Mongoliya: puteshestvie G.N. Potanina 1884–1886 Тангутско-Тибетская окраина Китая и Центральная Монголія: путешествіе Г.Н. Потанина 1884–1886. 2. Typ. A. S. Suvoryna. tr. 426.
  25. ^ “Yugurology”. The Western Yugur Steppe (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2003.
  26. ^ Potanin, Grigory Nikolayevich (Григорий Николаевич Потанин) (1893). Tangutsko-Tibetskaya okraina Kitaya i Tsentralnaya Mongoliya: puteshestvie G.N. Potanina 1884–1886 Тангутско-Тибетская окраина Китая и Центральная Монголія: путешествіе Г.Н. Потанина 1884–1886. Typ. A. S. Suvoryna.
  27. ^ Potanin, Grigory Nikolayevich (Григорий Николаевич Потанин) (1893). Tangutsko-Tibetskaya okraina Kitaya i Tsentralnaya Mongoliya: puteshestvie G.N. Potanina 1884–1886 Тангутско-Тибетская окраина Китая и Центральная Монголія: путешествіе Г.Н. Потанина 1884–1886. 2. Typ. A. S. Suvoryna.
  28. ^ Potanin, Grigory Nikolayevich (Григорий Николаевич Потанин) (1893). Tangutsko-Tibetskaya okraina Kitaya i Tsentralnaya Mongoliya: puteshestvie G.N. Potanina 1884–1886 Тангутско-Тибетская окраина Китая и Центральная Монголія: путешествіе Г.Н. Потанина 1884–1886. Typ. A. S. Suvoryna.
  29. ^ Poppe, Nicholas (1953). “Remarks on the Salar Language” (PDF). Harvard Journal of Asiatic Studies. 16 (3/4): 438–477. doi:10.2307/2718250. JSTOR 2718250. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2012.
  30. ^ Poppe, Nicholas (1953). “Remarks on the Salar Language” (PDF). Harvard Journal of Asiatic Studies. 16 (3/4): 438–477. doi:10.2307/2718250. JSTOR 2718250. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2012.
  31. ^ William Woodville Rockhill (1894). Diary of a Journey Through Mongolia and Tibet in 1891 and 1892. Smithsonian Institution. tr. 373–376.
  32. ^ Rockhill, W. W. (1892). “[Letter from W. W. Rockhill]”. Journal of the Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland (bằng tiếng Anh): 598–602. JSTOR 25197112.

Nguồn sửa

  • Hahn, R. F. 1988. Notes on the Origin and Development of the Salar Language, Acta Orientalia Hungarica XLII (2–3), 235–237.
  • Dwyer, A. 1996. Salar Phonology. Unpublished dissertation University of Washington.
  • Dwyer, A. M. 1998. The Turkic strata of Salar: An Oghuz in Chaghatay clothes? Turkic Languages 2, 49–83.
  • Dwyer, Arienne M (2007). Salar: A Study in Inner Asian Language Contact Processes; Part 1: Phonology. Harrassowitz Verlag. ISBN 978-3-447-04091-4.

Liên kết ngoài sửa