Tiếng Soyot (hay Soyot-Tsaatan) là một ngôn ngữ Turk đã tuyệt chủng và đang được hồi sinh thuộc nhánh Sayan Siberia, tương tự như tiếng Dukha và có liên quan chặt chẽ với tiếng Tofa.[1] Có hai phương ngôn được nói ở Nga và Mông Cổ: Soyot ở huyện Okinsky của Cộng hòa Buryatia (Nga) và Tsaatan ở thung lũng Darkhad của Mông Cổ.

Tiếng Soyot-Tsaatan
сойыт тыл
Sử dụng tạiNga, Mông Cổ
Khu vựcBuryatia, Khövsgöl
Mất hết người bản ngữ vàoNửa sau thế kỷ 20 (được hồi sinh một phần)[1]
Dân tộcNgười Soyot
Phân loạiTurk
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3Không
Glottologsoyo1234  Soyot[2]
ELPSoyot

Ngôn ngữ này đang được hồi sinh trong các trường tiểu học.[1] Năm 2002, V. I. Rassadin xuất bản từ điển Soyot-Buryat-Nga.[1][3] Năm 2020, ông tiếp tục xuất bản một cuốn sách dành cho trẻ em bằng tiếng Soyot, cùng với các bản dịch tiếng Nga, tiếng Mông Cổ và tiếng Anh.[4]

Phân loại sửa

Tiếng Soyot-Tsaatan thuộc ngữ hệ Turk. Trong họ này, nó được xếp vào nhánh Turk Sayan. Theo một số nhà nghiên cứu, nhánh Turk Sayan có năm ngôn ngữ:[5][6]

Theo Glottolog, Soyot là một phương ngữ của các ngôn ngữ Taiga và Sayan:[7]

  • Tuva (ISO 639:tyv)
    • Bốn phương ngữ
  • Tiếng Taiga Sayan (ISO 639:kim)

Tương tự như vậy, Ragagnin chia các ngôn ngữ Sayan thành hai nhánh: Thảo nguyên và Taiga, nhưng sự khác biệt nhất định so với Glottolog:[8]

  • Taiga
    • Dukha
    • Tofa
    • Toju
    • Phương ngữ Tuva Tere-Khöl
    • Soyot
  • Thảo nguyên
    • Tiếng Tuva chuẩn
    • Các phương ngữ Altay-Sayan của Trung Quốc và Mông Cổ
    • Tuha

Chữ viết sửa

Tiếng Soyot-Tsaatan ít được viết ra. Rassadin sử dụng hệ chữ dạng Kirin để đại diện cho tiếng Soyot trong từ điển và sách ngữ pháp của mình. Một số chữ cái chỉ được dùng trong các từ vay mượn tiếng Nga.

Bảng chữ cái Soyot
Chữ cái IPA Chữ cái IPA Chữ cái IPA
Аа /a/ Һһ /h/ Хх /x/
Бб /b/ Лл /l/ Цц /t͡s/
Вв /v/ Мм /m/ Чч /t͡ʃ/
Ғғ /ɣ/ Нн /n/ Ҷҷ /d͡ʒ/
Дд /d/ Ңң /ŋ/ Шш /ʃ/
Ее /e, ʲe/[9] Оо /o/ Щщ /ɕ/
Ёё /ʲo, jo/ Өө /ø/ Ъъ /◌ˤ/[10]
Жж /ʒ/ Пп /p/ Ыы /ɯ/
Зз /z/ Рр /r/ Ьь /◌ʲ/[11]
Ии /i/[12] Сс /s/ Ээ /e/[13]
Іі /i/[12] Тт /t/ Әә /æ/
Йй /j/ Уу /u/ Юю /ʲu, ju/
Кк /k/ Үү /y/ Яя /ʲa, ja/
Ққ /q/ Фф /f/

Ngữ pháp sửa

Tính từ sửa

Một số tính từ có thể được tăng tính chất bằng cách lặp âm tiết. Người Soyot lấy âm tiết đầu tiên cùng với /p/ và thêm nó vào phía trước của từ, ví dụ: qap-qara "rất đen", sap-sarɯɣ "rất vàng". Các tính từ khác được tăng cường bằng cách sử dụng trạng từ tuŋ "rất", ví dụ: tuŋ ulɯɣ "rất lớn".

Số đếm sửa

Tiếng Soyot-Tsaatan sử dụng hệ thống đếm cơ số 10.

1 biræː 10 on
2 iˁhi 20 t͡ʃeːrbi, t͡ʃeːrvi
3 30 yd͡ʒøn
4 dørt 40 dørtøn
5 beʃ 50 bed͡ʒøn
6 aˁltɯ 60 aˁlton
7 t͡ʃedi 70 t͡ʃedon
8 ses 80 ses on
9 tos 90 tos on
100 t͡ʃys 1000 mɯŋ

Các số phức tạp được tạo ra nhiều tương tự như tiếng Việt, ví dụ: yʃ mɯŋ tos t͡ʃys tos on tos "ba nghìn chín trăm chín mươi chín".

Các số thứ tự được hình thành bằng cách thêm từ duɣaːr vào chữ số chính, ví dụ: iˁhi duɣaːr "thứ hai".

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Rassadin, V.I. “The Soyot Language”. Endangered Languages of Indigenous Peoples of Siberia. UNESCO. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Soyot”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ “Soyot-Buryat-Russian Dictionary”.
  4. ^ “Soyot Picture Dictionary” (PDF).
  5. ^ “THE DUKHAS OF MONGOLIA A 'NOT LOST' TURCOPHONE PEOPLE” (PDF). Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021. ...Dukhan language, it belongs to the taiga subgroup of Sayan Turkic, which itself is a member of the Siberian branch of the Turkic languages. The other Taiga Sayan Turkic languages are Tofan, which is spoken in the Irkutsk Oblast’, with varieties spoken in the Toja and Tere-Khöl regions of the Tuvan republic, and the Soyot language spoken in the Oka region of the Buryat republic.
  6. ^ “A comparative study on the Sayan languages (Turkic; Russia and Mongolia) | Student Repository”. studenttheses.universiteitleiden.nl. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  7. ^ “Glottolog 4.3 - Sayan”. glottolog.org. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  8. ^ Ragagnin, Elisabetta (2011). Dukhan, a Turkic variety of Northern Mongolia : description and analysis. Wiesbaden, Germany. ISBN 978-3-447-19067-1. OCLC 900888155.
  9. ^ Không được sử dụng ở đầu từ.
  10. ^ Cho biết phụ âm đứng trước bị thanh hầu hóa.
  11. ^ Cho biết phụ âm đứng trước bị vòm hóa.
  12. ^ a b Ии và Іі đều đại diện cho cùng một âm /i/. Ии chỉ ra rằng phụ âm trước đó bị vòm hóa; Іі không có yếu tố này.
  13. ^ Được sử dụng ở đầu từ hoặc sau nguyên âm.