Tiếng Thái Na (chữ Tai Nüa: ᥖᥭᥰᥖᥬᥳᥑᥨᥒᥰ) (còn gọi là Tai Nɯa, Tai Nüa, Thái Đức Hoành, hay Điền Trung Quốc; tên riêng: Tai2 Lə6, có nghĩa là "Thái Thượng" hoặc "Thái Bắc", hoặc ᥖᥭᥰᥖᥬᥳᥑᥨᥒᥰ [tai taɯ xoŋ]; Hán Việt: Thái Na ngữ (傣那语) hoặc Đức Hoành Thái ngữ (德宏傣语); tiếng Thái: ภาษาไทเหนือ, phát âm tiếng Thái: [pʰāːsǎː tʰāj nɯ̌a] hoặc ภาษาไทใต้คง, phát âm tiếng Thái: [pʰāːsǎː tʰāj tâj.kʰōŋ]) là một trong những ngôn ngữ được sử dụng bởi người Thái ở Trung Quốc, đặc biệt là ở châu tự trị Thái và Cảnh Pha Đức Hoành ở mạn tây nam tỉnh Vân Nam. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với các ngôn ngữ Thái khác. Những người nói ngôn ngữ này biên kia biên giới ở Myanmar được gọi là người Shan. Không nên nhầm lẫn nó với tiếng Lự (Thái Tây Song Bản Nạp). Ngoài ra còn có người nói tiếng Thái NaThái Lan.

Tiếng Thái Đức Hoành
ᥖᥭᥰᥖᥬᥳᥑᥨᥒᥰ
Phát âm[tai taɯ xoŋ][need tone]
Sử dụng tạiTrung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam
Khu vựcTây Nam Trung Quốc
Tổng số người nói720.000
Phân loạiTai-Kadai
Hệ chữ viếtchữ Tai Le
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
đồng chính thức ở Đức Hoành, Trung Quốc
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cả hai:
tdd – Thái Na
thi – Thái Long
Glottologtain1252  Tai Nua[1]
tail1247  Tai Long[2]
ELPTai Neua

Tên gọi

sửa

Hầu hết người Thái Na tự gọi mình là tai˥lə˧, có nghĩa là 'Thái Thượng' hoặc 'Thái Bắc'. Lưu ý nó khác với tiếng Lự, được phát âm là tai˥lɪ˦˧ trong tiếng Thái Na.

Dehong là phiên âm của thuật ngữ taɨ˧˩xoŋ˥, trong đó taɨ˧˩ có nghĩa là 'đáy, dưới, phần dưới (của)', và xoŋ˥ có nghĩa là 'sông Hoành' (được biết đến rộng rãi hơn là sông Thanlwin hoặc Nộ Giang 怒江 trong tiếng Trung) (Luo 1998).

Phương ngữ

sửa

Zhou (2001: 13) phân loại tiếng Thái Na thành phương ngữ Đức Hoành (德宏) và Mạnh Cảnh (孟耿). Gộp chung lại, tổng cộng có 541.000 người nói.

Ethnologue cũng công nhận tiếng Thái Long của Lào là một ngôn ngữ riêng. Nó được nói bởi 4.800 người (tính đến năm 2004) tại tỉnh Luông Pha Băng.

Hệ thống chữ viết

sửa

Chữ Tai Le có liên quan chặt chẽ với các hệ thống chữ viết Đông Nam Á khác như bảng chữ cái tiếng Thái và được cho là có từ thế kỷ 14.

Chữ viết Thái Na ban đầu thường không đánh dấu thanh điệu và không phân biệt được một số nguyên âm. Nó đã được cải cách và dấu phụ được thêm vào để đánh dấu thanh điệu. Hệ thống chữ viết cuối cùng được giới thiệu chính thức vào năm 1956. Năm 1988, các kí tự đánh dấu thanh điệu được thêm vào để thay cho các kí tự Latinh trước đó.

Bảng chữ cái hiện đại có tổng cộng 35 chữ cái, bao gồm năm kí tự dấu thanh. Nó được mã hóa dưới tên "Tai Le" trong Basic Multilingual Plane của Unicode tại U + 1950-U + 1974.

Chữ số Thái Na giống với chữ số Myanmar; thực tế chúng hợp nhất với các chữ số của Myanmar trong Unicode (U + 1040-U + 1049) mặc dù có một số biến đổi kí tự.

Bảng Unicode Tai Le
Official Unicode Consortium code chart: Tai Le Version 13.0
  0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
U+195x
U+196x
U+197x

Sử dụng ngôn ngữ

sửa

Tiếng Thái Na có vị thế chính thức ở một số vùng của Vân Nam (Trung Quốc), nơi nó được sử dụng trên các bảng hiệu và trong giáo dục. Đài phát thanh nhân dân Vân Nam (Yúnnán rénmín guǎngbō diàntái 云南 人民 电台) phát sóng bằng tiếng Thái Na. Tuy nhiên, rất ít tài liệu in được xuất bản bằng chữ Thái Na ở Trung Quốc. Nhưng nhiều bảng báo hiệu giao thông và bàng hiệu cửa hàng ở Mang, Đức Hoành viết bằng chữ Thái Na.

Ở Thái Lan, một bộ 108 câu tục ngữ đã được xuất bản với các bản dịch sang tiếng Thái và tiếng Anh.[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tai Nua”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tai Long”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Thawi Swangpanyangkoon and Edward Robinson. 1994. (2537 Thai). Dehong Tai proverbs. Sathaban Thai Suksa, Chulalankorn Mahawitayalai.
  • Chantanaroj, Apiradee. 2007. A Preliminary Sociolinguistic Survey of Selected Tai Nua Speech Varieties Lưu trữ 2020-05-01 tại Wayback Machine. Master's thesis, Payap University.
  • Luo Yongxian. 1998. A dictionary of Dehong, Southwest China. Pacific Linguistics Series C, no. 145. Canberra: Pacific Linguistics.
  • Roong-a-roon Teekhachunhatean รุ่งอรุณ ทีฆชุณหเถียร: Reflections on Tai Dehong Society from Language Point of View. In: Journal of Language and Linguistics 18.2 (January–June 2000), pp. 71–82.
  • Zhōu Yàowén 周耀文, Fāng Bólóng 方伯龙, Mèng Zūnxiàn 孟尊贤: Déhóng Dǎiwén 德宏傣文 (Dehong Dai). In: Mínzú yǔwén 《民族语文》 1981.3.
  • Zhou Yaowen, Luo Meizhen / 周耀文, 罗美珍. 2001. 傣语方言硏究: 语音, 词汇, 文字 / Dai yu fang yan yan jiu: yu yin, ci hui, wen zi. Beijing: 民族出版社 / Min zu chu ban she.
  • Zhāng Gōngjǐn 张公瑾: Dǎiwén jí qí wénxiàn 傣文及其文献 (The Dai language and Dai documents). In: Zhōngguóshǐ yánjiū dòngtài 《中国史研究动态》 1981.6.
  • Neua (Na) in Yunnan (PRC) and the LPDR: a minority and a "non-minority" in the Chinese and Lao political systems, Jean A. Berlie, School of Oriental and African Studies editor, University of London, London, United Kingdom 1993.

Liên kết ngoài

sửa