Tiếng Yiddish
Tiếng Yiddish (ייִדיש, יידיש hay אידיש, yidish/idish, nghĩa đen "(thuộc về) Do Thái", phát âm [ˈjɪdɪʃ] [ˈɪdɪʃ]; trong tài liệu cổ ייִדיש-טײַטש Yidish-Taitsh, nghĩa là "[tiếng] Do Thái-Đức" hay "[tiếng] Đức Do Thái"[2]) là ngôn ngữ lịch sử của người Do Thái Ashkenaz. Nó hình thành vào khoảng thế kỷ IX[3] ở Trung Âu, mang đến cho cộng đồng người Ashkenaz khi đó một ngôn ngữ German với những yếu tố lấy từ tiếng Hebrew và tiếng Aram.[4][5][6] Tiếng Yiddish được viết bằng một dạng chữ Hebrew nguyên âm hoá.
Tiếng Yid | |
---|---|
ייִדיש, יידיש or אידיש yidish/idish/yidish | |
Phát âm | [ˈjɪdɪʃ] hay [ˈɪdɪʃ] |
Sử dụng tại | Châu Âu; Israel; Bắc Mỹ; những nơi khác có người Do Thái |
Tổng số người nói | 1,5 triệu |
Dân tộc | Ashkenaz |
Phân loại | Ấn-Âu
|
Hệ chữ viết | Chữ Hebrew (biến thể tiếng Yid) |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại | |
Quy định bởi | no formal bodies; YIVO de facto |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | yi |
ISO 639-2 | yid |
ISO 639-3 | cả hai:ydd – Yid Đôngyih – Yid Tây |
Glottolog | yidd1255 [1] |
Linguasphere | 52-ACB-g = 52-ACB-ga (West) + 52-ACB-gb (East); totalling 11 varieties |
Tài liệu cổ nhất nhắc đến ngôn ngữ có từ thế kỷ XII, gọi nó là לשון־אַשכּנז (loshn-ashknaz, "tiếng Ashkenaz"), hay טײַטש (taytsh), một biến thể của tiutsch - tên gọi đương thời của tiếng Thượng Đức trung đại. Thông tục thì ngôn ngữ này cũng được gọi là yiמאַמע־לשון (mame-loshn, nghĩa đen "tiếng mẹ đẻ"), trái với לשון־קדש (loshn koydesh, "tiếng Thánh"), tức tiếng Hebrew và Aram. Từ "Yiddish", rút gọn của Yidish Taitsh "tiếng Đức Do Thái", không thường xuyên được dùng để chỉ ngôn ngữ này cho đến tận thế kỷ XVIII.
Tiếng Yiddish hiện đại có hai dạng chính. Tiếng Yiddish Đông thường gặp hơn. Nó gồm những phương ngữ Đông Nam (Ukraina-Rômania), Trung Đông (Ba Lan–Galicia–Đông Hungary), và Đông Bắc (Litva–Belarus). Dạng Yid Đông mang trong mình nhiều từ vựng gốc Slav. Tiếng Yiddish Tây chia thành các phương ngữ Tây Nam (Thuỵ Sĩ–Alsace–Nam Đức), Tây Trung (Trung Đức), và Tây Bắc (Hà Lan–Bắc Đức). Tiếng Yiddish có mặt trong một số cộng đồng người Do Thái Haredi rải rác toàn cầu, là ngôn ngữ thứ nhất ở nhà, trường, cùng nhiều bối cảnh xã hội khác với nhiều người Do Thái Haredi.
Tham khảo
sửa- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Yiddish”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Matras, Yaron. "Archive of Endangered and Smaller Languages: Yiddish". University of Manchester. humanities.manchester.ac.uk. Matres explains that with the emigration of Jews eastward into Slavic-speaking areas of Central Europe, from around the twelfth century on, Yiddish "took on an independent development path", adding: "It was only in this context that Jews began to refer to their language as 'Yiddish' (= 'Jewish'), while earlier it had been referred to as 'Yiddish-Taitsh' (='Judeo-German')."
- ^ Jacobs, Neil G. (2005). Yiddish: a Linguistic Introduction. Cambridge University Press. tr. 2. ISBN 0-521-77215-X.
- ^ Baumgarten, Jean; Frakes, Jerold C. (ngày 1 tháng 6 năm 2005). Introduction to Old Yiddish literature. Oxford University Press. tr. 72.
- ^ “Development of Yiddish over the ages”. jewishgen.org.
- ^ Aram Yardumian, "A Tale of Two Hypotheses: Genetics and the Ethnogenesis of Ashkenazi Jewry". University of Pennsylvania. 2013.
Đọc thêm
sửa- YIVO Bleter, pub. YIVO Institute for Jewish Research, NYC, initial series from 1931, new series since 1991.
- Afn Shvel, pub. League for Yiddish, NYC, since 1940; אויפן שוועל, sample article אונדזער פרץ – Our Peretz
- Lebns-fragn, by-monthly for social issues, current affairs, and culture, Tel Aviv, since 1951; לעבנס-פראגן, current issue
- Yerusholaymer Almanakh, periodical collection of Yiddish literature and culture, Jerusalem, since 1973; ירושלימער אלמאנאך, new volume, contents and downloads
- Der Yiddisher Tam-Tam, pub. Maison de la Culture Yiddish, Paris, since 1994, also available in electronic format.
- Yidishe Heftn, pub. Le Cercle Bernard Lazare, Paris, since 1996, יידישע העפטן sample cover, subscription info.
- Gilgulim, naye shafungen, new literary magazine, Paris, since 2008; גילגולים, נייע שאפונגען