Tràng An (phường)
Tràng An là một phường thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Tràng An
|
||
---|---|---|
Phường | ||
Phường Tràng An | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đông Bắc Bộ | |
Tỉnh | Quảng Ninh | |
Thị xã | Đông Triều | |
Thành lập | 1/11/2019[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 21°6′16″B 106°32′53″Đ / 21,10444°B 106,54806°Đ | ||
| ||
Diện tích | 9,53 km² | |
Dân số (2018) | ||
Tổng cộng | 6.960 người | |
Mật độ | 730 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 07096[2] | |
Địa lýSửa đổi
Phường Tràng An có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp xã Bình Khê và phường Xuân Sơn
- Phía tây giáp phường Đức Chính
- Phía nam giáp các phường Xuân Sơn và Đức Chính
- Phía bắc giáp xã An Sinh.
Phường Tràng An có diện tích 9,53 km², dân số năm 2018 là 6.960 người[1], mật độ dân số đạt 730 người/km².
Lịch sửSửa đổi
Cuối năm 1920 đến 1930 xã Tràng An có 03 làng gồm làng Tràng Bảng; làng Hà Lôi và làng Yên Sinh thuộc Tổng Mễ Sơn, huyện Đông Triều. Dân số có khoảng 180 hộ và trên 1000 người với nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt bằng hình thức thủ công tự cung tự cấp và khai thác rừng để kiếm sống.
Sau thắng lợi của cuộc tiền khởi 8/6/1945; ba làng của Tràng An đều thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cách mạng lâm thời huyện Đông Triều.
Ngày 01/6/1946 cả nước tổng tuyển cử ngoài việc bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam tại địa phương cũng đã bầu ra Hội đồng nhân dân xã. Cuối tháng 6/1946 Hội đồng nhân dân xã quyết định hợp nhất 3 làng, làng Tràng Bảng, làng Hà Lôi, làng Yên Sinh thành xã và lấy tên là xã Tràng An.[3]
Ngày 11 tháng 3 năm 2015, xã Tràng An trực thuộc thị xã Đông Triều mới thành lập.[4]
Ngày 11 tháng 9 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 769/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2019)[1]. Theo đó, thành lập phường Tràng An trên cơ sở toàn bộ 9,53 km² diện tích tự nhiên và 6.960 người của xã Tràng An.
Du lịch - Văn hoáSửa đổi
Tràng An xưa có nhiều Chùa và Đình bậc nhất ở Đông Triều. Đó là:
1.Chùa Quỳnh Lâm, thuộc di tích Đặc biệt quốc gia nhà Trần tại Đông Triều
2. Chùa Hà Giang (Chùa Hà Lôi). Thờ Bốn vị Thành Hoàng làng Hà Lôi là: Trần Triều Bảo Huệ Quốc Mẫu, Trần Triều Bảo Từ Hoàng Thái Hậu, Văn Huệ Thái trưởng Công Chúa, Thượng Trân Công Chúa. Tuy nhiên hiện nay Chùa năm trên đất thuộc Hà Giang, Khu Yên Lâm 2, phường Đức Chính
3. Chùa Sinh nay chỉ là phế tích
4. Đình Hà Lôi Thượng nay là phế tích
5. Đình Hà Lôi Hạ nay là phế tích
Theo Hương ước của Làng Hà Lôi năm 1936 thì Tràng An còn một số di tích sau:[5]
1. Chùa Nhất Trụ nay là phế tích không rõ địa điểm
2. 6 nghè Hà Lôi Thượng nay là phế tích
3. Văn chỉ nay là phế tích
Chú thíchSửa đổi
- ^ a b c “Nghị quyết 769/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về thành lập 4 phường thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Giới thiệu chung về xã Tràng An”. Cổng thông tin điện tử phường Tràng An. 13 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Nghị quyết 891/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về thành lập thị xã Đông Triều và 6 phường thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”.
- ^ “Hương ước Làng Hà Lôi, tổng Mễ Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương”. Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội.