Trường Đại học Đại Nam

Trường Đại học Đại Nam là một cơ sở đào tạo đa ngành tại Việt Nam.

Trường Đại học Đại Nam
Địa chỉ
Địa chỉ: Số 1 Phố Xốm, Phường Phú Lãm, Quận Hà Đông, Hà Nội
Thông tin
LoạiĐại học tư thục
Khẩu hiệuHọc để thay đổi!
Thành lập14 tháng 11 năm 2007; 17 năm trước (2007-11-14)
Hiệu trưởngPGS.TS Phạm Văn Hồng
Websitewww.dainam.edu.vn
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngCao Thị Hòa

Lịch sử hình thành

sửa

Trường Đại học Đại Nam được thành lập tại Hà Nội và hoạt động theo Quy chế trường đại học tư thục theo Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.[1]

Ban đầu trường có 8 khoa đào tạo bao gồm các chuyên ngành như: Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Xây dựng, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Quan hệ công chúng và truyền thông. Từ năm 2013 đến 2019, trường lần lượt mở thêm các ngành Dược học, Luật kinh tế, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Đông phương học (chuyên ngành Nhật Bản học).

Ngày 20 tháng 11 năm 2019, trường tổ chức kỷ niệm ngày thành lập trường và nhận chứng nhận Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và trở thành trường đại học thứ 8 được công nhận theo bộ tiêu chuẩn đánh giá mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.[2][3][4]

Ngày 22 ngày 5 năm 2020, Trường chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường đại học Đại Nam đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc trình độ đại học. Khoa có liên kết hợp tác với Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc, Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc, Các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam như: Công ty LG Electronics Việt Nam, Công ty Delta E&C Việt Nam; Công ty Heesung Việt Nam; Công ty Miso INC Korea,…

Năm 2021, trường mở thêm ngành Truyền thông đa phương tiện (TS Trần Bảo Khánh[5][6] - Nguyên hiệu trưởng trường Cao đẳng Truyền Hình làm trưởng khoa và PGS.TS Nguyễn Thanh Huyền[7] cố vấn chuyên môn[8]), Công nghệ kỹ thuật ô tô và Thương mại điện tử trình độ đại học.

Sai phạm liên quan

sửa

Xây dựng trái phép

sửa
  • Năm 2015, trường tự ý xây dựng 12 dãy nhà ký túc xá sinh viên, 3 nhà ăn, căn tin dịch vụ, 01 nhà hoạt động phục vụ thể với chất diện tích 6.400m2 không đúng với thiết kế và quy hoạch. Nhà trường còn xây dựng khu thể thao gồm 02 sân bóng đá mini và 2 sân tenis trên phần đất có diện tích 30.000m2 không đúng với thiết kế và quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.[9][10] Thực tế mục đích xây dựng để đảm bảo cơ sở vật chất cho sinh viên theo học.
  • Năm 2015, Trường ĐH Đại Nam còn chậm triển khai xây dựng các hạng mục công trình theo quy hoạch chi tiết xây dựng và thiết kế cơ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của 17 hạng mục công trình với tổng diện tích sàn xây dựng 73.380m2 là thực hiện không đúng Điều 1, Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 03121000183, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 08/11/2010 của UBND TP.Hà Nội.[11][12] Các dự án trên bị chậm chủ yếu là do công tác giải phóng mặt bằng của địa phương còn quá chậm.

Lãnh đạo trường qua các thời kỳ

sửa

Hiện tại

sửa

Hội đồng quản trị

sửa
  • Chủ tịch HĐQT: TS. Lê Đắc Sơn[13]
  • Phó chủ tịch HĐQT: Đỗ Quân,[14][15] Lê Đình Đạo
  • Ủy viên Hội đồng Quản trị: Đoàn Hồng Nam, Lê Đắc Lâm,[16][17] Nguyễn Ngọc Hiếu

Ban giám hiệu

sửa
  • Hiệu trưởng: PGS.TS Phạm Văn Hồng
  • Hiệu phó: Cô Cao Thị Hòa, TS. Lê Thị Thanh Hương, PGS.TS Phạm Thị Liên, Th.S Đinh Quang Hùng

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Quyết định số 1535/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc thành lập Trường Đại học Đại Nam”. Thông tin Chính phủ.
  2. ^ “ĐH Đại Nam chính thức đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn mới của Bộ GD&ĐT”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ “Danh sách các cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (cập nhật đến ngày 30/6/2020)”.[liên kết hỏng]
  4. ^ “Danh sách các cơ sở giáo dục đại học; các trường cao đẳng, trung cấp sư phạm đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, được kiểm định (Cập nhật đến ngày 30/6/2020)”.[liên kết hỏng]
  5. ^ “Chủ tịch HĐ trường ĐH Đại Nam: "Chưa bao giờ đội ngũ giảng viên của khoa Truyền thông khiến tôi yên tâm và tự hào như bây giờ…". dainam.edu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ “Cổng thông tin Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp | Trường Cao đẳng Truyền hình và VTV7 hợp tác với Đài EBS đào tạo nguồn nhân lực”. gdnn.gov.vn. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ “Lý lịch khoa học PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền – SJC – Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH KH Xã hội & Nhân Văn Hà Nội” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ “Ngành QHCC Đại học Đại Nam: Đổi mới, nâng cấp chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân sự thời đại 4.0”. dainam.edu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ “Trường ĐH Đại Nam ngang nhiên xây dựng sai phép, thách thức pháp luật”.
  10. ^ “Trường Đại học Đại Nam thừa nhận sai phạm trong quy hoạch xây dựng”.
  11. ^ “Lộ diện năng lực tài chính yếu kém của Trường Đại học Đại Nam”.
  12. ^ “Dự án xây dựng Trường Đại học Đại Nam: Nhiều dấu hiệu sai phạm trong quy hoạch và thu hồi đất?”.
  13. ^ “DOANH NHÂN LÊ ĐẮC SƠN - NGƯỜI "NHẠC TRƯỞNG" CỦA VP BANK”. www.giaithuong.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  14. ^ “Anh em họ Đỗ trên đất Ba Lan”. Báo Công an nhân dân điện tử. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  15. ^ “Anh em họ Đỗ trên đất Ba Lan”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  16. ^ “CEO Vntrip Lê Đắc Lâm: 'Không có gì không thể bán, quan trọng là được giá'. NĐH. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  17. ^ “8X Lê Đắc Lâm và mạng lưới đặt phòng lớn nhất Việt Nam”. baodautu. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.

Ghi chú

sửa

1. Công bố điều chỉnh quy hoạch Trường Đại học Đại Nam của Phường Phú Lãm

2. Đại học Đại Nam nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT Lưu trữ 2021-06-14 tại Wayback Machine

3. Trường Đại học Đại Nam đạt chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn mới

Liên kết ngoài

sửa