Trường năng lượng (Energy esotericism) hay còn gọi là khí lực hay thần khí chỉ về dòng năng lượng tâm linh mà một số cá nhân đặc biệt có thể đã trải nghiệm. Những người ủng hộ và thực hành các hình thức tâm linh bí truyền khác nhau và y học thay thế đề cập đến nhiều trải nghiệm và hiện tượng được tuyên bố là do "trường năng lượng" hoặc "khí lực" bất chấp các phép đo đạc khoa học và do đó được phân biệt với dạng năng lượng khoa học[1][2]. Các tuyên bố liên quan đến liệu pháp năng lượng thường là giai thoại, thay vì dựa trên bằng chứng thực nghiệm có thể lặp lại[3][4][5]. Không có bằng chứng khoa học về sự tồn tại của năng lượng như vậy[2][1] và các nhà giáo dục vật lý chỉ trích việc sử dụng thuật ngữ "trường năng lượng" để mô tả các ý tưởng là có khả năng gây nhầm lẫn[6].

Đồ họa về một trường năng lượng đang tỏa ra từ một người ngồi thiền

Đại cương sửa

Các khái niệm như "sinh lực" (life force), "khí" (氣) hay còn gọi là khí công, khí lực, linh khí (trong Đạo giáo Trung Hoa về phong thủyvõ thuật)[7] và "lực sống" (Élan Vital) đã tồn tại từ thời cổ đại. Vào thế kỷ 18, Franz Mesmer đã châm ngòi cho cuộc tranh luận với lý thuyết từ tính động vật của ông. Sự chú ý đến thuyết Sinh lực luận đã tăng cao vào thế kỷ 18 và 19, mối quan tâm này tiếp tục kéo dài sang thế kỷ 20, phần lớn được thúc đẩy bởi những người ủng hộ phong trào Thời Đại Mới (New Age)[1][2] cũng như lý thuyết về Tư tưởng Mới (New Thought). Thực tế, khi các nhà sinh vật học nghiên cứu phôi họcsinh học phát triển, đặc biệt là trước khi phát hiện ra gen, nhiều nội hàm về lực tổ hợp đã được đặt ra để giải thích cho những quan sát của họ.

Nhà sinh vật học người Đức Hans Driesch (1867–1941) đã đề xuất một triết lý về Entelechy (một thuật ngữ mượn từ triết học của Aristotle để chỉ một lực lượng cuộc sống có yếu tố tâm thần hoặc "giống như tâm trí", tức là phi không gian) là một loại năng lượng mà ông tin rằng đã kiểm soát các quá trình hữu cơ[8]. Tuy nhiên, những ý tưởng như vậy bị mất uy tín, và khoa học hiện đại gần như đã từ bỏ nỗ lực liên kết các đặc tính năng lượng bổ sung với sự sống[8]. Nó không phải là khái niệm khoa học về năng lượng đang được nhắc đến trong bối cảnh tâm linh và y học thay thế như Brian Dunning đã thẳng thừng chỉ ra những gì năng lượng là phép đo khả năng năng lực, nhưng trong văn hóa đại chúng, cụm từ năng lượng bằng cách nào đó đã trở thành một danh từ. "Năng lượng" thường được nói đến như thể nó là một thứ tự nó, giống như một vùng năng lượng phát sáng, có thể được thâu thập và sử dụng. Trong khái niệm Thời đại Mới này về cơ thể có một "trường năng lượng" đã bị triệt tiêu hoàn toàn. Không có thứ gọi là trường năng lượng mà chúng là hai khái niệm không liên quan với nhau[9].

Mặc dù thiếu sự hỗ trợ khoa học nhưng các nhà văn và nhà tư tưởng tâm linh vẫn duy trì ý tưởng về năng lượng và tiếp tục quảng bá chúng như những câu chuyện ngụ ngôn hữu ích hoặc như thể chúng có tồn tại[10] Lĩnh vực y học năng lượng có ý định điều khiển năng lượng nhưng không có bằng chứng đáng tin cậy nào chứng minh điều này[3]. Triết lý về khí cũng bao gồm khái niệm "âm khí" gây ra tâm trạng tiêu cực như sợ hãi hoàn toàn hoặc các biểu hiện ôn hòa hơn như lo lắng, bất an hoặc khó xử[11] Làm chệch hướng âm khí thông qua phong thủy là một mối bận tâm trong phong thủy[12]. Cách giải thích truyền thống về châm cứu nói rằng khí lực hoạt động bằng cách điều khiển sự lưu thông của khí huyết thông qua một mạng lưới kinh mạch với các điểm huyệt đạo[13]. Ngoài ra, có nhiều địa điểm tự nhiên huyền bí mà những người thuộc các hệ tín ngưỡng khác nhau thấy rất linh thiêng hoặc có một "trường năng lượng" có ý nghĩa đối với con người[14] Ý tưởng cho rằng một số loại "âm khí", tà khí, chướng khí là căn nguyên tạo ra hoặc thu hút ma hoặc quỷ xuất hiện trong văn hóa và tín ngưỡng huyền bí đương đại như được minh họa trong các chương trình truyền hình[15].

Chú thích sửa

  1. ^ a b c Stenger, Victor J (Spring–Summer 1999). “Bioenergetic Fields”. The Scientific Review of Alternative Medicine. 3 (1). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2017.
  2. ^ a b c Smith, Jonathan C. (2010). Pseudoscience and Extraordinary Claims of the Paranormal: A Critical Thinker's Toolkit. Malden, MA: Wiley-Blackwell. tr. 268–274. ISBN 978-1405181228.
  3. ^ a b “energy – (according to New Age thinking)”. The Skeptic's Dictionary. 19 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2014.
  4. ^ “Some Notes on Wilhelm Reich, M.D”. Quackwatch.org. 15 tháng 2 năm 2002. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2014.
  5. ^ Jarvis, William T. (1 tháng 12 năm 2000). “Reiki”. National Council Against Health Fraud. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2014.
  6. ^ Arias, A. G. (tháng 8 năm 2012). “Use and misuse of the concept energy”. Latin American Journal of Physics Education. 6 (1): 400. CiteSeerX 10.1.1.669.3285.
  7. ^ Latham, Kevin (2007). Pop Culture China!: Media, Arts, and Lifestyle. Santa Barbara, CA: ABC-CLIO. tr. 285. ISBN 978-1851095827.
  8. ^ a b Bechtel, William; Richardson, Robert C. (1998). “Vitalism”. William Bechtel's Web. Routledge Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2014.
  9. ^ Dunning, Brian (22 tháng 4 năm 2014). “Skeptoid #411: Your Body's Alleged Energy Fields”. Skeptoid (bằng tiếng Anh).; Also see Dunning, Brian (11 tháng 10 năm 2006). “Skeptoid #2: New Age Energy: An examination of energy, as new agers use the term”. Skeptoid (bằng tiếng Anh).
  10. ^ Jonas, WB; Crawford, CC (tháng 3 năm 2003). “Science and spiritual healing: a critical review of spiritual healing, "energy" medicine, and intentionality”. Alternative Therapies in Health and Medicine. 9 (2): 56–61. PMID 12652884.
  11. ^ Van Norden, Bryan W. (2011). Introduction to Classical Chinese Philosophy. Hackett Publishing. tr. 98. ISBN 978-1603846158.
  12. ^ Leonard, George J. (1999). The Asian Pacific American Heritage: A Companion to Literature and Arts. New York: Garland Publishing. tr. 204. ISBN 978-0203344590.
  13. ^ Lawson-Wood, Denis; Lawson-Wood, Joyce (1983). Acupuncture Handbook. Health Science Press. tr. 133. ISBN 0-8277-1427-0.
  14. ^ Ivakhiv, Adrian (24 tháng 2 năm 2007). “Orchestrating Sacred Space: Beyond the 'Social Construction' of Nature” (PDF). Journal for the Study of Religion, Nature and Culture. 8 (1): 11–29. doi:10.1558/ecotheology.v8i1.1642. ISSN 1363-7320. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017.
  15. ^ Fahy, Thomas (2010). The Philosophy of Horror. Lexington: University Press of Kentucky. tr. 77. ISBN 978-0813125732.

Xem thêm sửa