Trưởng lão bộ
Trưởng lão bộ (tiếng Phạn: स्थविरवाद, sthaviravāda,tiếng Pali: theravāda,tiếng Tạng: Neten depa, chữ Hán: 上座部)là một trong hai bộ phái Phật giáo đầu tiên của Phật giáo sơ kỳ. Bộ phái này gồm những tăng sĩ có tư tưởng bảo thủ, muốn duy trì nguyên vẹn những giới luật hình thành từ thời Phật tại thế, vì vậy sau Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai đã tách khỏi tăng-già nguyên thủy với đa số là tăng sĩ có quan điểm cấp tiến.[1]
Hình thành
sửaHầu hết các tài liệu đều cho rằng Trưởng lão bộ được hình thành từ sau Đại hội kết tập lần thứ hai. Tuy lý do để triệu tập của Đại hội kết tập lần thứ hai là khá khó hiểu và mơ hồ, nhưng các học giả đều thống nhất kết quả của nó là sự chia rẽ đầu tiên trong Tăng đoàn, hình thành nên Trưởng lão bộ và Đại chúng bộ (Mahāsāṃghika).[1]
Nguyên nhân của sự chia rẽ này vẫn chưa được các học giả thống nhất. Theo truyền thống của Theravāda, dẫn theo Đại sự (Mahāvastu), nguyên nhân gây chia rẽ là sự tranh chấp về Mười điều phi Pháp (Dasavatthūni) do tăng chúng xứ Bạt-kỳ (Vajji) đề xuất. Một thuyết khác cũng phổ biến khác, nguyên nhân chia rẽ tăng đoàn là từ mâu thuẫn của 5 luận điểm (pañcavastu) về A-la-hán do Đại Thiên (Mahādeva) đề xuất. Các nhà nghiên cứu hiện đại như André Bareau, Paul Demiéville, Nalinaksha Dutt... đều thiên về một trong hai thuyết chính trên, nhưng tất cả đều thống nhất quan điểm bản chất sự chia rẽ liên quan đến giới luật (vinaya).
Phân chia thành các bộ phái nhỏ
sửaSự bất đồng về giới luật tiếp tục là nguyên nhân của các sự chia rẽ tiếp theo đó ở cả Trưởng lão bộ (Sthaviravāda) và Đại chúng bộ (Mahāsāṃghika). Trưởng lão bộ sau đó phân chia thành các bộ phái nhỏ hơn, tuy nhiên số lượng, tên gọi và hệ truyền thừa của các bộ phái về sau ghi nhận không thống nhất. Khái quát sự khác biệt này theo hai nhánh Nam tông và Bắc tông như sau:
Bảng đối chiếu phân tách bộ phái | |
---|---|
Truyền thống Nam tông | Truyền thống Bắc tông |
Trưởng lão bộ (Sthaviravāda) | |
|
|
Theo các nhà nghiên cứu hiện đại, căn cứ vào việc khảo cứu đối chiếu giữa các tài liệu Trưởng lão bộ và Đại chúng bộ, sự phân chia bộ phái của Trưởng lão bộ có thể giản hóa.[2][3][4]
Trưởng lão bộ (Sthaviravāda) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trưởng lão bộ (Sthaviravāda) | Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavāda)[5] | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tuyết Sơn bộ (Haimavata)[6] | Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda)[7] | Độc Tử bộ (Vatsīputrīya) | Hóa Địa bộ (Mahīśāsaka) | Pháp Tạng bộ (Dharmaguptaka) | Đồng Diệp bộ (Tāmraśāṭīya) | Ẩm Quang bộ (Kāśyapīya) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kinh lượng bộ (Sautrāntika)[8] | Căn bản Nhất thiết hữu bộ (Mūlasarvāstivāda) | Pháp thượng bộ (Dharmottarīya) | Hiền trụ bộ (Bhadrayānīya) | Chính lượng bộ (Saṃmitīya) | Mật Lâm Sơn bộ (Sannāgarika) | Đại tự phái (Mahāvihāra) | Vô Úy Sơn phái (Abhayagiri) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thượng tọa bộ (Theravāda) | Kỳ viên phái (Jetavana) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Liên hệ đến Theravāda
sửaTruyền thống Theravāda của ở Sri Lanka và Đông Nam Á đã tự nhận mình có nguồn gốc trực tiếp từ Trưởng lão bộ, vì từ "thera" trong tiếng Pali tương đương với "sthavira" trong tiếng Phạn.[2] Điều này đã làm cho các nhà sử học phương Tây ban đầu nhầm lẫn và cho rằng hai trường phái này là giống hệt nhau.[2] Tuy nhiên, theo học giả Damien Keown, qua các khảo cứu hiện đại, không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy hệ phái Theravada đã phát sinh cho đến khoảng hai thế kỷ sau cuộc đại phân ly xảy ra sau Đại hội kết tập lần thứ ba.[9] Vào thời điểm đó, Trưởng lão bộ đã bị phân chia thành nhiều bộ phái nhỏ hơn.[2] Chỉ đến vào thế kỷ thứ IV, qua biên niên sử Dīpavaṃsa (Đảo sử), các tăng sĩ Mahāvihāra ở Sri Lanka đã bắt đầu cố gắng xác định nguồn gốc kết nối của mình với Trưởng lão bộ.[10] Theo học giả Bhante Sujato, mối liên hệ này thực chất xác định Trưởng lão bộ (Sthaviravāda) là nguồn gốc của một nhóm các bộ phái liên quan, một trong số đó là Thượng tọa bộ (Theravāda).[11]
Chú thích
sửa- ^ a b Harvey, Peter (2013). An Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices (2nd ed.). Cambridge, UK: Cambridge University Press. pg. 89-90.
- ^ a b c d Skilton 2004, tr. 66-67.
- ^ Ấn Thuận, Phật giáo Ấn Độ (印度之佛教), 1943. Chương 6.
- ^ Ấn Thuận, Lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ (印度佛教思想史), 1988. Chương 2, tiết 2.
- ^ Sujato 2006, tr. 61.
- ^ Nguyên là Trưởng lão bộ, sau khi Nhất thiết hữu bộ tách ra thì đại bộ phận tăng chúng dời đến Himalaya, do đó có tên là Tuyết Sơn bộ.
- ^ Còn gọi là Thuyết nhân bộ.
- ^ Còn gọi là Thuyết chuyển bộ.
- ^ Keown 2003, tr. 279-280.
- ^ Morgan 2010, tr. 113.
- ^ Sujato, Bhante. “Why Devadatta Was No Saint”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2021.
Tham khảo
sửa- Paul Demiéville, À propos du Concile de Vaiśāli. T'oung Pao 40, 1951. Leiden: E.J. Brill, pp. 239–296.
- André Bareau, Les Sectes bouddhiques du petit véhicule et leurs Abhidharmapiṭaka, Paris, PEFEO, 1955, 310 p. [1]
- André Bareau, Les premiers conciles bouddhiques, Annales du Musée Guimet, 1955, XII-150 p.
- Ấn Thuận (印順), Phật giáo Ấn Độ (印度之佛教), 1943.
- Ấn Thuận (印順), Tuyển tập Kinh văn Phật giáo nguyên thủy (原始佛教聖典之集成), 1971.
- Ấn Thuận (印順), Lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ (印度佛教思想史), 1988.
- Hirakawa, Akira; Groner, Paul (1998), A History of Indian Buddhism: From Śākyamuni to Early Mahāyāna, Motilal Banarsidass, ISBN 9788120809550
- Dutt, Nalinaksha (2007), Buddhist Sects in India, Motilal Banarsidass, ISBN 978-8120804289
- Keown, Damien (2003), A Dictionary of Buddhism, Oxford University Press, ISBN 978-0198605607
- Morgan, Diane (2010), Essential Buddhism: A Comprehensive Guide to Belief and Practice, Praeger, ISBN 978-0313384523
- Skilton, Andrew (2004), A Concise History of Buddhism, Windhorse Publications, ISBN 978-0904766929
- Sujato, Bhante (2006), Sects & Sectarianism: The Origins of Buddhist Schools, Santi Forest Monastery, Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2021, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2021
- Williams, Paul (2004), Buddhism: Critical Concepts in Religious Studies, vol. 2., Routledge, ISBN 978-0415332262
- Yao, Zhihua (2012), The Buddhist Theory of Self-Cognition, Routledge, ISBN 978-0415544382
- Thích Nguyên Lộc, Nguyên nhân phân phái đầu tiên trong Phật giáo Ấn Độ & kỳ kiết tập thứ hai