Trận Reichenbach là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy năm tại châu Âu[11], đã diễn ra vào ngày 16 tháng 8 năm 1762 ở xung quanh và phía sau pháo đài Schweidnitz.[12] Trong trận chiến này, quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của Công tước August Wilhelm xứ Brunswick-Bevern, vời sự hỗ trợ của viện binh do vua Friedrich II (Friedrich Đại đế) chỉ huy, đã đập tan một nỗ lực giải vây cho Schweidnitz vốn đang bị người Phổ vây hãm của quân đội Đế quốc Áo dưới sự chỉ huy của Thống chế Leopold Joseph von Daun.[13][14] Thất bại nặng nề của quân đội Áo tại Reichenbach[15], cùng với chiến thắng của quân đội Phổ trong trận Burkersdorf trước đó, đã góp phần phá vỡ ý chí tiếp tục cuộc tranh giành tỉnh Schlesien của người chỉ huy quân Áo là Daun.[16] Trận đánh ở Reichenbach được xem là một ví dụ điển hình cho thắng lợi của một lực lượng kỵ binh được chỉ huy bài bản và được sự giúp đỡ tích cực của pháo đội kỵ binh khi đương đầu các lực lượng mạnh mẽ của đối phương.[8][17]

Trận chiến Reichenbach
Một phần của cuộc Chiến tranh Bảy năm
Thời gian16 tháng 8 năm 1762 [1]
Địa điểm
Kết quả Cuộc tấn công của quân đội Áo thất bại với thiệt hại nặng nề,[3] quân Áo triệt thoái.[4]
Tham chiến
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ Quân chủ Habsburg Đế quốc Áo
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ Friedrich Đại Đế[5][6]
Vương quốc Phổ Công tước xứ Brunswick-Bevern [4]
Quân chủ Habsburg Leopold Joseph von Daun [7]
Quân chủ Habsburg Franz Moritz Lacy[8]
Lực lượng
9.000 quân (Bevern) [9] 33 tiểu đoàn và 14 trung đoàn kỵ binh [8]
Thương vong và tổn thất
1.010 quân tử trận và bị thương [10] 1.200 quân tử trận và bị thương, 1.500 quân bị bắt, 7 cờ hiệu bị thu giữ [10]

Sau khi NgaThụy Điển rút khỏi liên minh chống Phổ, Friedrich Đại đế đã đánh thắng quân Áo trong trận quyết định tại Burkersdorf vào tháng 7 năm 1762.[18] Sau thắng lợi này, vào đầu tháng 8, vị Quốc vương Phổ tiến hành cuộc vây hãm Schweidnitz – một pháo đài quan trọng tại Schlesien đã từng bị người Áo đánh chiếm vào cuối năm 1761.[11][19] Vua Friedrich đã phái tướng Bevern cầm đầu một đạo quân án ngữ gần Reichenbach, để canh giữ những đoạn đường từ Eulen-Gebirge.[9] Với mong muốn giải nguy cho Schweidnitz, Daun nghĩ rằng cơ hội đã đến với ông để tiêu diệt chi đội dưới quyền Bevern vốn được đặt tách rời khỏi phần binh lực còn lại của Phổ. Và, vị Thống chế Áo đã sai các tướng Franz Moritz Lacy, Beck, O'Donnell và St. Ignon, với các quân đoàn riêng rẽ, giáng một đòn vào quân Phổ từ mọi phía.[10] Và, vào lúc 5 giờ sáng ngày 16 tháng 8, lực lượng của Bevern đã bắt đầu hứng chịu sự tấn công của quân Áo[9]. Mặc dù rơi vào tình thế bất lợi, Bevern đã chống trả mạnh mẽ trước 4 đội hình hàng dọc của quân Áo[4]. Tuy đã thể hiện khả năng của mình trong chiến đấu, trước ưu thế về quân số của địch thủ, Bevern đã có dấu hiệu nhường bước khi đội quân của ông bất ngờ được tăng viện và đảo ngược tình hình:[10] Friedrich Đại đế đã chi viện tất cả mọi lực lượng mà ông có thể chiêu tập được cho Bevern. Friedrich đã lên lưng con chiến mã Cossack Cäsar của ông, ngoài ra lực lượng kỵ binh Phổ đã phóng ngựa từ doanh trại của ông tại Peterswaldau đến chiến trường.[9] Quân kỵ binh của Vương công xứ Württemberg đã tấn công quân đoàn của O'Donnel,[10] và buộc quân Áo phải tháo chạy sau một trận đánh bằng kỵ binh ấn tượng nhưng hầu như là không đổ máu.[9] Khi ấy, lực lượng pháo binh hạng nhẹ của Phổ đã kéo đến, và tiếp bước họ là bản thân Friedrich và một nhóm bộ binh dưới quyền ông. Từ mọi phía, quân Áo đã rút chạy.[10]

Sau thất bại đắt giá của quân đội Áo tại trận Reichenbach[4], Daun đã triệt binh và Scharfenebeck và ở đây cho đến khi chiến dịch kết thúc.[13] Số phận của Schweidnitz coi như đã được định đoạt[10], và Daun không còn ý định nào để giải vây cho Schweidnitz nữa.[20] Cuối cùng, vào tháng 10, pháo đài Schweidnitz đã thất thủ về tay người Phổ.[13]

Chú thích

sửa
  1. ^ Seven Years War (1756-1763)
  2. ^ Reichenbach, Germany
  3. ^ Edward Baines, History of the reign of George III, King of the United Kingdom of Great Britain and Ireland, Tập 1, trang 41
  4. ^ a b c d Franz Theodor Kugler, History of Frederick the great, from the Germ. by E.A. Moriarty, trang 497
  5. ^ Tobias George Smollett, Continuation Of The Complete History Of England, Tập 2, các trang 318-319.
  6. ^ "Frederick the Great"
  7. ^ Society for the Difussion of Useful Knowledge, The Penny Cyclopaedia of the Society for the Difussion of Useful Knowledge, Tập 19, trang 366
  8. ^ a b c 1762-08-16 - Battle of Reichenbach
  9. ^ a b c d e Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 241
  10. ^ a b c d e f g George Agar-Ellis Dover (1st baron), The life of Frederic the Second, king of Prussia, Tập 2, các trang 192-193.
  11. ^ a b Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: P-Z, trang 847
  12. ^ Nathaniel Hall Loring, John Watts De Peyster, Prussia: its position and destiny: due to Frederic II, the Great, the Sanspareil, trang XXII
  13. ^ a b c Thomas Campbell, Frederick the great, his court and times, ed. [or rather written] by T. Campbell, tarng 376
  14. ^ John Henry Wright, A history of all nations from the earliest times: being a vniversal historical library, trang 99
  15. ^ Charles King, Famous and decisive battles of the world: Or, History from the battle-field, nguyên văn: "...Their subordinates conducted the fights at Burkersdorf and Reichenbach, and both there, and again at Freiberg, the Austrians were badly beaten...".
  16. ^ Professor Black, European Warfare, 1660-1815, trang 74
  17. ^ Jay Luvaas, Frederick The Great On The Art Of War, trang 157
  18. ^ Prit Buttar, Battleground Prussia: The Assault on Germany's Eastern Front 1944#45, trang 2
  19. ^ C.T. Atkinson, A History of Germany, 1715-1815, các trang 282-287.
  20. ^ Thomas Carlyle, History of Friedrich II of Prussia, called Frederick the Great, Tập 12, trang 313

Đọc thêm

sửa
  • Das Treffen bei Reichenbach in Schlesien Zwischen Einem Korps Preussen Unter Den Befehlen Des Herzogs Von Braunschweig-Bevern Und Den Kaiserl. Königl. Truppen Unter Anführung Der Generale Lascy Und Beck am 16ten August 1762 (Digitalisat)

Liên kết ngoài

sửa