Trung Quốc Đan Hà hay Địa mạo Đan Hà của Trung Quốc (tiếng Trung: 丹霞地貌; bính âm: dānxiá dìmào) là tên gọi chung đề cập đến các kiểu cảnh quan độc nhất vô nhị là địa mạo Đan Hà nằm ở đông nam, tây nam và tây bắc Trung Quốc được hình thành từ sa thạch đỏ với đặc trưng là các vách núi thẳng đứng.[1] Địa mạo này hình thành chủ yếu vào kỷ Phấn trắng và rất giống với địa hình Karst đặc trưng của đá vôi nhưng địa mạo Đan Hà hình thành từ đá sa thạch đỏ nên chúng được gọi là "Giả Karst". Chúng được hình thành do các nội lực (như phay nghịch) và ngoại lực (như phong hóaxói mòn) gây ra.[2]

Trung Quốc Đan Hà
Di sản thế giới UNESCO
Núi Đan Hà
Vị tríTrung Quốc
Tiêu chuẩn(vii), (viii)
Tham khảo1335
Công nhận2010 (Kỳ họp 34)
Diện tích82.151 ha (203.000 mẫu Anh)
Vùng đệm218.357 ha (539.570 mẫu Anh)
Websitewww.dxdm.com/En/index.aspx
Tọa độ28°25′19″B 106°2′33″Đ / 28,42194°B 106,0425°Đ / 28.42194; 106.04250
Trung Quốc Đan Hà trên bản đồ Trung Quốc
Trung Quốc Đan Hà
Vị trí của Trung Quốc Đan Hà tại Trung Quốc

Những nghiên cứu đầu tiên về địa mạo này tiến hành tại Núi Đan Hà nằm gần Thiều Quan, Trung Quốc. Trong những năm 1920 và 1930, các nhà địa chất Trung Quốc đã nỗ lực tìm hiểu thêm về các cấu trúc địa mạo thú vị này.[3] Địa mạo Đan Hà được tạo thành từ lớp vỏ lục địa được nâng lên sau đó bị đứt gãy và xói mòn, làm lộ ra những vết gãy lớn của đá sa thạch đỏ xếp lớp.[4]

Kiểu địa mạo này nằm chủ yếu ở một số tỉnh phía đông nam Trung Quốc. Tại Thái Ninh, Phúc Kiến có những ví dụ rất hay về dạng địa mạo Đan Hà trẻ trong các thung lũng sâu và hẹp được hình thành. Khi địa mạo này già cỗi, các thung lũng mở rộng và xuất hiện các tháp đá và núi bị cô lập. Dạng địa mạo này được đặt theo tên của núi Đan Hà, một trong những ví dụ nổi bật nhất của dạng địa mạo này. Một đặc điểm rất đặc biệt của địa mạo Đan Hà là sự phát triển của các hang động với kích cỡ và hình dạng khác nhau với hang động nông và biệt lập, không giống như những hang động sâu và nối liền như ở karst đá vôi.

Tháng 8 năm 2010, một số cảnh quan ở miền nam Trung Quốc được gọi chung là Trung Quốc Đan Hà được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.[5] Di sản này bao gồm Lang sơnVạn Phật sơn (Hồ Nam), Đan Hà (Quảng Đông), Thái Ninh và Quan Trại sơn (Phúc Kiến), Quế Phong và Long Hổ Sơn (Giang Tây), Phương Nham và Giang Lang Sơn (Chiết Giang), Xích Thủy sơn (Quý Châu). Tổng diện tích vùng lõi trên là 73.945 ha (182.722 mẫu) và tổng diện tích vùng đệm là 65.446 ha (161.720 mẫu). Các khu vực địa mạo Đan Hà đáng chú ý khác là Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà nhưng không nằm trong danh sách Di sản thế giới.

Di sản thế giới Trung Quốc Đan Hà

sửa
Số thứ tự (ID) Tên và vị trí Tọa độ Diện tích Tỉnh
1335-001 Xích Thủy - Tây phẫu diện 28°22′11″B 105°47′39″Đ / 28,36972°B 105,79417°Đ / 28.36972; 105.79417 Di sản: 10.142 ha
Vùng đệm: ha
Quý Châu
1335-002 Xích Thủy - Đông phẫu diện 28°25′19″B 106°02′33″Đ / 28,42194°B 106,0425°Đ / 28.42194; 106.04250 Di sản: 17.222 ha
Vùng đệm: ha
Quý Châu
1335-003 Thái Ninh - Bắc phẫu diện 27°00′37″B 117°13′7″Đ / 27,01028°B 117,21861°Đ / 27.01028; 117.21861 Di sản: 5277 ha
Vùng đệm: ha
Phúc Kiến
1335-004 Thái Ninh - Nam phẫu diện 26°51′56″B 117°02′22″Đ / 26,86556°B 117,03944°Đ / 26.86556; 117.03944 Di sản: 5.810 ha
Vùng đệm: ha
Phúc Kiến
1335-005 Lang Sơn 26°20′24″B 110°46′45″Đ / 26,34°B 110,77917°Đ / 26.34000; 110.77917 Di sản: 6.600 ha
Vùng đệm: 6.200 ha
Hồ Nam
1335-006 Đan Hà 24°57′55″B 113°42′12″Đ / 24,96528°B 113,70333°Đ / 24.96528; 113.70333 Di sản: 16.800 ha
Vùng đệm: 12.400 ha
Quảng Đông
1335-007 Long Hổ Sơn: Phẫu diện Long Hổ sơn 28°04′15″B 116°59′5″Đ / 28,07083°B 116,98472°Đ / 28.07083; 116.98472 Di sản: 16.950 ha
Vùng đệm: ha
Giang Tây
1335-008 Long Hổ Sơn: Phẫu diện Quy Phong 28°19′3″B 117°25′10″Đ / 28,3175°B 117,41944°Đ / 28.31750; 117.41944 Di sản: 2.740 ha
Vùng đệm: ha
Giang Tây
1335-009 Giang Lang Sơn 28°22′11″B 105°47′39″Đ / 28,36972°B 105,79417°Đ / 28.36972; 105.79417 Di sản: 610 ha
Vùng đệm: 571 ha
Chiết Giang

[6]

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ China's Shaolin Temple, Danxia Landform Added To World Heritage Sites
  2. ^ China Danxia
  3. ^ “Danxia Geomorphology” (PDF). Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  4. ^ Zhang, Hayakawa, Wen, Yuichi. “DEM and GIS based Morphometric and Topographic Profile Analyses of Danxia Landforms” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  5. ^ China danxia landform proclaimed world heritage
  6. ^ China Danxia. UNESCO World Heritage Centre.

Liên kết ngoài

sửa